Viêm khớp phản ứng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Viêm khớp phản ứng là tình trạng khá phổ biến nhưng vẫn còn rất nhiều người chưa thực sự hiểu hết về căn bệnh này nên không có phương pháp điều trị đúng, mang tới hiệu quả cao. Vậy viêm khớp phản ứng là gì? Nguyên nhân do đâu và điều trị tại nhà hiệu quả bằng cách nào? Nếu đang có những thắc mắc này thì mời bạn tìm hiểu thông tin trong bài viết sau!

Viêm khớp phản ứng là gì?

Viêm khớp phản ứng (hội chứng Reiter) là tình trạng viêm khớp gây đau và sưng đỏ, xảy ra khi một cơ quan nào đó trong cơ thể bị nhiễm trùng, mà phổ biến nhất là đường tiết niệu của ống sinh dục, hệ tiêu hóa hoặc bộ phận sinh dục.

Bệnh không chỉ gây viêm khớp mà còn dẫn đến tổn thương ở kết mạc ruột, niệu đạo sinh dục, đại tràng, cầu thận,… Viêm khớp phản ứng ảnh hưởng đến khớp đầu gối, mắt cá chân và ngón chân. Ngoài ra, bệnh còn gây viêm da, sưng mắt và đau rát niệu đạo.

viem-khop-phan-ung-la-tinh-trang-viem-khop-gay-dau-va-sung-do

Viêm khớp phản ứng là tình trạng viêm khớp gây đau và sưng đỏ

>>> XEM THÊM: Giải đáp hiện tượng viêm khớp gối tràn dịch và biến chứng nguy hiểm

Vì sao xảy ra viêm khớp phản ứng?

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm khớp phản ứng. Một số yếu tố gây bệnh thường gặp nhất là:

- Nhiễm các loại vi khuẩn đường tiêu hóa như: Salmonella, Shigella, Yersinia, Campylobacter, Borrelia,… 

- Nhiễm virus như: Rubella, virus viêm gan, Parvovirus, HIV,… 

- Tuổi tác: Bệnh thường xảy ra ở đối tượng 20 - 40 tuổi, đa số là nam giới. Trẻ em và người cao tuổi là những đối tượng ít khi bị viêm khớp phản ứng.

- Yếu tố di truyền: Dấu hiệu di truyền HLA-B27 có liên quan đến viêm khớp. Có đến 30 – 60% người bệnh bị viêm khớp phản ứng có kháng nguyên HLA-B27.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp phản ứng là gì?

Các triệu chứng của viêm khớp phản ứng thường xuất hiện sau khi cơ thể bị nhiễm trùng khoảng 1 - 3 tuần. Lúc này, người bệnh sẽ có các biểu hiện sau đây:

- Các khớp bị đau và cứng: Đây được cho là một trong số các triệu chứng phổ biến của viêm khớp phản ứng. Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ khớp nào của cơ thể nhưng thường gặp nhất vẫn là khớp đầu gối, khớp bàn chân, khớp mắt cá chân. Đôi khi còn xảy ra ở lưng, mông, gót chân.

- Tiểu tiện nhiều hơn và có cảm giác khó chịu khi đi tiểu: Bệnh viêm khớp phản ứng khiến tần suất đi tiểu của người bệnh nhiều hơn, trong quá trình tiểu tiện sẽ thấy biểu hiện nóng bức, châm chích, xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu. Đối với nam giới, có thể gặp phải tình trạng tiểu mủ vô khuẩn (là tình trạng dương vật bị chảy ra chất không phải nước tiểu và cũng không chứa vi khuẩn trong đó).

- Có thể gặp phải hiện tượng đỏ, ngứa, nóng, viêm ở mắt.

- Một số trường hợp còn bị sưng, phồng chân và ngón tay.

- Người bệnh có thể bị sốt nhẹ, mệt mỏi, đau thắt lưng, lở miệng và lưỡi, đau cơ, cứng khớp, nổi mụn ở đầu dương vật, phát ban lòng bàn chân,…

- Đối với trẻ em, biểu hiện viêm khớp phản ứng có thể xuất hiện sau khi trẻ vận động, chạy nhảy. Trẻ sẽ cảm thấy mỏi, khó di chuyển và vận động.

viem-khop-phan-ung-gay-ra-trieu-chung-dau-cung-khop

Viêm khớp phản ứng gây ra triệu chứng đau, cứng khớp

>>> XEM THÊM: 5 sai lầm khiến bệnh thoái hóa khớp gối thêm trầm trọng hơn.

Viêm khớp phản ứng có nguy hiểm không?

Có thể nói rằng, viêm khớp phản ứng là bệnh không nguy hiểm và có thể thuyên giảm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không điều trị sớm, kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống chưa khoa học có thể khiến các triệu chứng trở nặng, gây cản trở nhiều hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày.

Lúc này, nếu người bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách mà để tình trạng bệnh kéo dài thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như yếu cơ, viêm khớp mạn tính, tê liệt cơ, viêm cột sống khớp dính,... thậm chí người bệnh có nguy cơ tàn phế suốt đời. Bên cạnh đó, viêm khớp phản ứng có khả năng tái phát nếu người bệnh không được điều trị đúng cách, đặc biệt trong trường hợp mắc bệnh do di truyền. 

Có những cách nào điều trị viêm khớp phản ứng?

Muốn điều trị viêm khớp phản ứng cần phải kết hợp song song các nguyên tắc: Chữa những tổn thương bên trong và bên ngoài khớp xương, điều trị nguyên nhân gây nhiễm trùng dẫn đến viêm khớp. Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng:

Sử dụng thuốc

- Đối với triệu chứng viêm khớp, người bệnh thường được chỉ định dùng một trong số các nhóm thuốc sau:

+ Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): NSAIDs có thể làm giảm viêm và đau do viêm khớp phản ứng. Các thuốc nhóm NSAIDs bao gồm: Ibuprofen, naproxen và aspirin.

+ Corticosteroid: Những thuốc này có tác dụng ngăn chặn viêm xương khớp. Tiêm corticosteroid vào khớp bị ảnh hưởng có thể làm giảm viêm và cho phép trở về mức bình thường.

nguoi-benh-co-the-su-dung-thuoc-nsaid-trong-dieu-tri-viem-khop-phan-ung

Người bệnh có thể sử dụng thuốc NSAID trong điều trị viêm khớp phản ứng

Vật lý trị liệu

Tập vật lý trị liệu có thể giúp người bệnh cải thiện chức năng khớp, phát triển cơ quanh khớp, làm tăng tính linh hoạt các khớp và giúp giảm tình trạng cứng khớp.

Thay đổi chế độ ăn uống

Theo các chuyên gia, viêm khớp phản ứng hoàn toàn có thể chữa khỏi cũng như phòng ngừa tái phát. Vì vậy, hãy tuân thủ những nguyên tắc dưới đây:

- Chủ động và tích cực điều trị theo phác đồ mà bác sĩ đã đặt ra. Dù muốn nhanh chóng khỏi bệnh thì cũng không được tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc.

- Vệ sinh sạch sẽ, tránh nơi có thể phát sinh vi khuẩn, virus gây bệnh.

- Tập thể dục thể thao để tinh thần thoải mái, nâng cao sức khỏe, đặc biệt là xương khớp được vận động đều đặn, hoạt động trơn tru, linh hoạt hơn.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ

Kết hợp sử dụng liệu pháp điều trị y tế với sản phẩm thảo dược là sự lựa chọn của nhiều người mắc bệnh viêm khớp phản ứng. Do đó, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ màng vỏ trứng để cải thiện các triệu chứng của bệnh. 

Với nguồn dinh dưỡng dồi dào trong màng vỏ trứng như collagen, glucosamine, chondroitin, acid hyaluronic,... không chỉ giúp chống viêm khớp mà còn được các nghiên cứu tại Hoa Kỳ chứng minh giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, tăng cường sản sinh chất bảo vệ và ngăn chặn nguy cơ biến chứng thoái hóa khớp mà không gây tác dụng phụ. 

mang-vo-trung-giup-cai-thien-cac-trieu-chung-viem-khop-phan-ung

Màng vỏ trứng giúp cải thiện các triệu chứng viêm khớp phản ứng

>>> XEM THÊM: Bật mí 4 bí quyết ngăn ngừa thoái hóa khớp hiệu quả không phải ai cũng biết

Viêm khớp phản ứng bao lâu thì khỏi?

Tùy vào mức độ bệnh, cơ địa và sức đề kháng của người bệnh mà sẽ trả lời được câu hỏi: “Viêm khớp phản ứng bao lâu thì khỏi?”. Trong một số trường hợp, bệnh có thể tự khỏi sau vài tuần mà không cần điều trị, thường xảy ra ở người bệnh có sức đề kháng tốt.

Bên cạnh đó, nếu tuân thủ đúng phác đồ điều trị viêm khớp phản ứng của bác sĩ kết hợp với chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng lành mạnh, người bệnh có thể khỏi bệnh sau 1 đến 2 tuần đối với người có sức đề kháng tốt và có thể kéo dài hơn với người có sức đề kháng yếu. Bệnh viêm khớp phản ứng có khả năng tái phát nếu không được điều trị đúng cách, đặc biệt là người mắc bệnh do yếu tố di truyền.

Cách chăm sóc người bị viêm khớp phản ứng?

Người mắc viêm khớp phản ứng cần hạn chế vận động để tránh gây áp lực lên phần khớp bị viêm. Không chỉ vậy, sức khỏe của người bệnh có thể bị suy giảm nên rất cần sự chăm sóc của người thân bên cạnh.

Chế độ ăn uống hợp lý

Người mắc viêm khớp phản ứng cần có chế độ ăn uống hợp lý để giúp khỏi bệnh nhanh hơn và đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe. Do đó, người thân cần nắm rõ người mắc viêm khớp phản ứng nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Viêm khớp phản ứng nên ăn gì?

Người mắc viêm khớp phản ứng nên ăn những thực phẩm giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp và có khả năng chống viêm. Cụ thể:

  • Thực phẩm giàu canxi: Việc bổ sung canxi rất tốt cho người mắc viêm khớp phản ứng với tác dụng giúp xương chắc khỏe hơn và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. Một số thực phẩm giàu canxi mà người bệnh nên ăn là: Rau xanh, sữa chua, pho mai, các loại cá (cá hồi, cá mòi,...), đậu và hạt,...
  • Nghệ: Trong nghệ có chứa hoạt chất curcumin là chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn. Từ đó giúp cải thiện hiệu quả tình trạng viêm khớp phản ứng.
  • Tỏi: Hoạt chất Allicin trong tỏi có tính kháng sinh cực mạnh, có thể tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh. Không những vậy, tỏi còn chứa một lượng lớn vitamin C, vitamin B6, mangan và kẽm nên người mắc viêm khớp phản ứng nên bổ sung tỏi vào bữa ăn hàng ngày để cải thiện tình trạng viêm.
  • Thực phẩm giàu Beta-caroten: Beta-caroten là một dưỡng chất vừa tốt cho sức khỏe, vừa tốt cho xương khớp với tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ xương và sụn khớp. Một số thực phẩm giàu Beta-caroten mà bạn nên ăn bao gồm măng tây, cà rốt, khoai lang,...
  • Dầu oliu: Với tác dụng chống viêm hiệu quả của dầu oliu có thể giúp đẩy lùi các triệu chứng của viêm khớp.

nguoi-mac-viem-khop-phan-ung-nen-an-toi

Người mắc viêm khớp phản ứng nên ăn tỏi

Viêm khớp phản ứng kiêng ăn gì?

Một số thực phẩm có thể làm chậm quá trình khỏi bệnh, thậm chí còn khiến các triệu chứng tiến triển xấu đi. Vậy người mắc viêm khớp phản ứng nên kiêng ăn:

  • Đồ ăn mặn: Với lượng muối quá lớn tiêu thụ trong cơ thể có thể gây suy giảm chức năng thận, từ đó có thể gây thất thoát canxi đào thải qua thận, gây ra tình trạng loãng xương, cao huyết áp.
  • Đồ ăn chứa nhiều đường: Bánh ngọt, chocolate, nước có ga,... chứa lượng đường lớn, khi vào cơ thể có thể gây ra tình trạng thừa cân, béo phì. Từ đó làm tăng áp lực đè nén lên xương khớp và khiến các triệu chứng của bệnh tiến triển xấu đi.
  • Các loại thịt đỏ: Thịt bò, thịt chó, thịt cừu,... chứa lượng lớn protein và hợp chất nhân purin. Khi vào cơ thể, hợp chất này có thể chuyển hóa thành axit uric và dễ tích tụ tại các khớp, làm nặng thêm tình trạng viêm.
  • Đồ ăn nhanh: Xúc xích, thịt hộp,... không những không tốt cho người mắc viêm khớp phản ứng mà còn ảnh hưởng xấu tới tình trạng sức khỏe.
  • Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: Đồ ăn chiên, xào, rán,... chứa nhiều chất béo bão hòa có thể khiến tình trạng viêm nặng hơn. Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ có thể gây thừa cân, béo phì, dẫn đến tăng áp lực lên xương khớp.
  • Đồ uống chứa chất kích thích: Rượu, bia,... có thể cản trở quá trình hấp thu thuốc vào máu trong quá trình điều trị và gây kéo dài thời gian điều trị bệnh.

nguoi-mac-viem-khop-nen-kieng-an-cac-loai-thit-do

Người mắc viêm khớp nên kiêng ăn các loại thịt đỏ

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, người chăm sóc cần nhắc nhở người bệnh có chế độ sinh hoạt lành mạnh. Cụ thể:

  • Không vận động mạnh và hạn chế các cử động gây tác động vào vị trí viêm khớp phản ứng.
  • Thực hiện các bài tập cải thiện viêm khớp phản ứng, nâng cao sức khỏe và sự dẻo dai của xương khớp.
  • Nhắc nhở người bệnh tuân thủ đúng phác đồ điều trị và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Vệ sinh sạch sẽ phòng và vật dụng xung quanh người bệnh để loại bỏ vi khuẩn, virus.
  • Giúp người bệnh có tinh thần thoải mái nhất, góp phần cải thiện bệnh nhanh hơn.

Bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn về viêm khớp phản ứng. Ngoài chế độ ăn uống lành mạnh, bạn có thể kết hợp điều trị giữa thuốc tây y và sản phẩm thảo dược từ thiên nhiên có thành phần chính màng vỏ trứng để phòng ngừa, cải thiện bệnh viêm khớp. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến bệnh viêm khớp phản ứng, xin vui lòng để lại thông tin dưới bài viết để được tư vấn.

Anh Thư

Tài liệu tham khảo

https://health.clevelandclinic.org/when-arthritis-is-caused-by-infection-will-it-ever-go-away/

https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions/r/reactive-arthritis-reiters-syndrome.html

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/reactive-arthritis/diagnosis-treatment/drc-20354843

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo

Zalo

Chat cùng chuyên gia qua Messenger