Tổng quan về viêm khớp và các cách điều trị hiệu quả

Viêm khớp là tình trạng phổ biến gây đau, sưng và viêm ở khớp, xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy viêm khớp là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị viêm khớp như thế nào?

Viêm khớp là tình trạng phổ biến gây đau, sưng và viêm ở khớp, xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy viêm khớp là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị viêm khớp như thế nào?

Viêm khớp là gì?

Viêm khớp là tình trạng đau, sưng và viêm tại một hay nhiều khớp. Vị trí tổn thương chính của bệnh là sụn khớp. Sụn là thành phần bao bọc các đầu xương giúp giảm ma sát và giúp các khớp xương cử động linh hoạt. Do đó, khi tình trạng viêm khớp xảy ra sẽ khiến các khớp cử động khó khăn, nặng hơn có thể biến dạng các xương, khớp lệch khỏi vị trí.

Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ ai, kể cả trẻ em nhưng chủ yếu xuất hiện ở tuổi trung niên, đặc biệt với đối tượng từ 40 tuổi trở lên. 

Viêm khớp là một loại bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi

Viêm khớp là một loại bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi

Các loại viêm khớp 

Có nhiều loại viêm khớp bao gồm những dạng thường gặp và ít gặp. Cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây:

Các dạng viêm khớp thường gặp

Có rất nhiều loại viêm khớp nhưng thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp là hai dạng phổ biến nhất.

Thoái hóa khớp

Đây là loại viêm khớp phổ biến nhất, ảnh hưởng đến hàng triệu người dân trên thế giới. Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở phụ nữ trung niên (từ 40 tuổi trở lên). 

Tình trạng này xảy ra khi lớp sụn bảo vệ các đầu xương bị mòn theo thời gian. Các lớp sụn trở lên thô ráp và mỏng đi khiến các cử động của người bệnh gặp khó khăn, kèm theo cảm giác đau, cứng khớp. Một số trường hợp thoái hóa khớp có biểu hiện sưng tấy và hình thành các gai xương gây đau đớn dữ dội hơn khi người bệnh cử động.

Thoái hóa khớp xảy ra chủ yếu ở những khớp hoạt động nhiều, chẳng hạn như: Khớp tay, khớp xương sống, khớp đầu gối, khớp hông,...

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp cũng là loại viêm khớp xảy ra phổ biến chỉ sau thoái hóa khớp. Phụ nữ có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao gấp 3 lần nam giới và bệnh thường xảy ra ở độ tuổi từ 40 đến 50. 

Tình trạng này xảy ra khi các lớp hoạt dịch bao quanh khớp bị viêm, sau đó lây lan quanh khớp dẫn đến sưng khớp và có thể gây biến dạng khớp. Nguy cơ xương và sụn khớp bị phá hủy cũng tăng lên. 

Các loại viêm khớp ít gặp

Ngoài hai dạng viêm khớp kể trên, có những dạng viêm khớp ít gặp nhưng gây ra những khó khăn cho người bệnh như: Viêm khớp phản ứng, viêm khớp vẩy nến, thấp khớp, viêm khớp ngón tay, cổ tay, viêm khớp ngón chân, cổ chân, viêm khớp nhiễm trùng, bệnh gout,...

Viêm khớp ngón chân gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, làm việc của người bệnh

Viêm khớp ngón chân gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, làm việc của người bệnh

Nguyên nhân viêm khớp là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây viêm khớp, trong đó phổ biến như:

  • Gia đình có tiền sử bị viêm khớp.
  • Tính chất công việc căng thẳng, hoạt động nhiều và lặp đi lặp lại dẫn đến hao mòn khớp, gây ra viêm khớp.
  • Chơi thể thao thường xuyên với cường độ mạnh cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm khớp.
  • Người bị rối loạn tự miễn dịch hoặc nhiễm virus.

Viêm khớp có những triệu chứng gì?

Tùy vào từng vị trí, mức độ và loại viêm khớp mà các triệu chứng xảy ra khác nhau. Tuy nhiên, các triệu chứng sau có thể giúp bạn nhận ra các bệnh về viêm khớp, bao gồm:

  • Đau, có thể gặp ngay cả khi không vận động.
  • Cứng khớp, thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
  • Viêm tại chỗ, trong hoặc vùng xung quanh khớp.
  • Hạn chế vận động của các khớp, mức độ hạn chế sẽ khác nhau đối với mỗi người do từng mức độ loại bệnh.
  • Suy nhược cơ bắp và xảy ra tình trạng cơ bị hao mòn.
  • Da quanh vùng viêm khớp xuất hiện sưng đỏ và chạm vào cảm giác nóng hơn bình thường.

Viêm khớp có nguy hiểm không?

Bệnh viêm khớp có thể xảy ra và biến chứng nặng hơn bởi những yếu tố nguy cơ. Vậy các yếu tố nguy cơ và biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra là gì?

Các yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp, bao gồm:

Di truyền: Một số loại viêm khớp có thể do di truyền từ bố, mẹ hoặc người thân trong gia đình. 

Tuổi: Viêm khớp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng ở độ tuổi trung niên trở lên là chủ yếu do xương bắt đầu thoái hóa nên dễ xảy ra các tình trạng viêm.

Giới tính: Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp nhiều hơn nam giới. Tuy nhiên, bệnh gout lại xảy ra ở nam giới nhiều hơn.

Lối sống: Hút thuốc lá có thể tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp. Lười vận động cũng là một yếu tố nguy cơ phổ biến gây ra bệnh viêm khớp.

Béo phì: Khiến khớp chịu sức ép lớn từ trọng lượng của cơ thể, đặc biệt là đầu gối, hông và cột sống của bạn. Do đó, những người bị béo phì có nguy cơ cao bị viêm khớp.

Béo phì là yếu tố nguy cơ cao gây ra bệnh viêm khớp

Béo phì là yếu tố nguy cơ cao gây ra bệnh viêm khớp

Biến chứng viêm khớp

Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm khớp sẽ biến chứng nặng hơn theo thời gian và lâu dần diễn biến đến bệnh mạn tính. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, đặc biệt tình trạng viêm khớp xảy ra ở những bộ phận được hoạt động nhiều như tay và chân. 

Trong một số trường hợp, bệnh viêm khớp nặng có thể gây biến dạng xương khớp tại vị trí viêm. Thậm chí, một số trường hợp người bệnh có thể không đi lại được do biến chứng nghiêm trọng.

Phương pháp chẩn đoán viêm khớp

Dựa vào biểu hiện ngoài da của bệnh viêm khớp như đau, sưng đỏ, ấm ở vùng da bị viêm khớp và phạm vi cử động của khớp, bạn sẽ được bác sĩ chẩn đoán qua một số phương pháp sau:

Xét nghiệm một số loại dịch

Các phân tích qua xét nghiệm dịch có thể giúp xác định chính xác loại viêm khớp mà bạn đang mắc phải. Các chất lỏng thường được xét nghiệm bao gồm máu, nước tiểu và dịch khớp. 

Máu và nước tiểu là hai loại dịch được lấy xét nghiệm tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, dịch khớp được lấy tương đối phức tạp. Đầu tiên, bác sĩ cần làm sạch vùng da lấy mẫu và gây tê tại vị trí đó, sau đó lấy một lượng chất lỏng dịch khớp vừa đủ cho xét nghiệm bằng kim tiêm. 

Chẩn đoán qua hình ảnh

Phương pháp chẩn đoán qua hình ảnh giúp phát hiện những vấn đề viêm gây ra các triệu chứng ở bên trong khớp. Một số phương pháp có thể bao gồm:

  • Chụp X-quang: Qua hình ảnh chụp X-quang giúp bác sĩ có thể phát hiện những tổn thương ở xương, gai xương và dấu hiệu bào mòn và mất sụn khớp. Một số hình ảnh nặng hơn cũng được phát hiện qua hình ảnh chụp X-quang là hẹp khe khớp, dính khớp. 
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Giúp hình dung rõ hơn về cấu trúc bên trong qua hình ảnh chụp cắt lớp CT bao gồm hình ảnh xương và các mô mềm xung quanh. Phương pháp này thường được chỉ định trong những trường hợp đau cột sống nghi viêm tủy xương,...
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Có thể tạo ra hình ảnh mặt cắt ngang chi tiết hơn của các mô mềm như sụn, gân và dây chằng. Chụp MRI cho phép đánh giá mức độ bệnh lý của viêm khớp, một số mô mềm quanh khớp,...
  • Siêu âm khớp: Phương pháp tương đối phổ biến và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Hình ảnh siêu âm giúp phát hiện những bất thường trong các mô mềm quanh khớp, sụn khớp, dịch bao khớp và nhận ra sớm các bệnh về viêm khớp. Siêu âm cũng là thiết bị bổ trợ giúp đặt vị trí kim chính xác để lấy dịch khớp cho xét nghiệm hoặc tiêm thuốc điều trị bệnh viêm khớp.
  • Xạ hình xương: Thường được áp dụng để chẩn đoán và điều trị các bệnh lý ác tính về xương khớp như ung thư xương di căn, ung thư xương nguyên phát. Phương pháp giúp đánh giá toàn bộ hệ thống xương và phát hiện nhanh những bất thường để chẩn đoán bệnh.

Chụp X-quang cho hình ảnh giúp chẩn đoán các bệnh viêm khớp

Chụp X-quang cho hình ảnh giúp chẩn đoán các bệnh viêm khớp

Cách điều trị viêm khớp hiệu quả

Các phương pháp điều trị viêm khớp giúp làm giảm các triệu chứng và cải thiện chức năng của khớp. 

Điều trị với thuốc 

Tùy vào từng loại viêm khớp mà bạn được sử dụng thuốc điều trị phù hợp khác nhau. Trong đó có một số loại thuốc trị viêm khớp thường được bác sĩ kê đơn bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs): Giúp giảm đau, chống viêm cho các loại viêm khớp. Một số loại thuốc hay được sử dụng như ibuprofen, naproxen sodium, meloxicam… Tuy nhiên, một số loại thuốc NSAIDs có thể gây kích ứng dạ dày và làm tăng nguy cơ đau tim hay đột quỵ nên người bệnh cần lưu ý khi sử dụng.
  • Thuốc corticosteroid: Giúp giảm viêm, giảm đau và làm chậm quá trình viêm tổn thương khớp. Một số loại thuốc có thể sử dụng như prednisone hay cortisone,... Tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng loại thuốc này là loãng xương, tăng cân và tiểu đường. 
  • Thuốc dùng ngoài da: Một số loại thuốc dạng kem hoặc gel có chứa tinh dầu bạc hà hoặc capsaicin,... giúp giảm đau khi bôi lên da nhờ quá trình ngăn chặn truyền tín hiệu gây cảm giác đau từ vùng viêm khớp.

Thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs) giúp điều trị các bệnh viêm khớp

Thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs) giúp điều trị các bệnh viêm khớp

Phương pháp vật lý trị liệu

Phương pháp giúp cải thiện tình trạng tiến triển bệnh cho một số loại viêm khớp. Một số biện pháp được áp dụng trong vật lý trị liệu là:

Bài tập vận động: Giúp cải thiện phạm vi vận động của khớp và cải thiện tình trạng teo cơ xung quanh khớp. Có thể kết hợp với một số liệu pháp giảm đau như chườm đá, chườm nóng hoặc xoa bóp.

Bài tập trong nước ấm: Áp dụng các bài tập trong hồ bơi nước ấm có thể giúp giảm áp lực lên cơ và khớp do nước có thể làm giảm trọng lượng. 

Điều trị tại nhà (thay đổi lối sống, chế độ ăn uống)

Các biện pháp điều trị tại nhà giúp cải thiện triệu chứng viêm khớp trong nhiều trường hợp, cụ thể:

Thay đổi lối sống:

  • Tập thể dục thường xuyên có thể giúp các khớp hoạt động linh hoạt hơn. Đặc biệt là hai môn thể thao bơi lội và thể dục nhịp điệu dưới nước, do cơ thể nổi trên nước có thể giúp giảm áp lực lên cơ khớp và cải thiện các bệnh về viêm khớp.
  • Cân nặng: Béo phì sẽ khiến xương khớp chịu trọng lượng lớn của cơ thể nên bạn cần duy trì cân nặng vừa phải để không làm nặng thêm tình trạng bệnh. Hãy kết hợp chế độ ăn và tập luyện phù hợp để giúp bạn có cân nặng hợp lý. Đối với người béo phì nên có chế độ ăn kiêng hợp lý nhưng vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng để không gây ra tình trạng suy nhược cơ thể. 
  • Thiết bị hỗ trợ: Viêm khớp gây ra tình trạng hoạt động di chuyển khó khăn, bạn có thể sử dụng một số thiết bị hỗ trợ như gậy chống, lót giày, khung tập đi, bệ ngồi toilet nâng cao,...

Bơi lội giúp cải thiện tình trạng bệnh viêm khớp

Bơi lội giúp cải thiện tình trạng bệnh viêm khớp

Chế độ ăn uống

Ăn uống hợp lý giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho xương chắc khỏe. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống sẽ giúp bạn có cân nặng hợp lý và giảm trọng lượng của cơ thể lên xương khớp. 

Sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên

Người bệnh nên bổ sung dưỡng chất cho xương khớp từ các sản phẩm thảo dược có thành phần từ màng vỏ trứng để giúp cải thiện bệnh viêm khớp. Màng vỏ trứng là thành phần chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào cho khớp như collagen, glucosamine, chondroitin,....

Không những giúp bổ sung dưỡng chất, tăng cường hoạt dịch cho khớp, màng vỏ trứng còn giúp chống viêm, tăng cường sản sinh chất bảo vệ và ngăn chặn thoái hoá khớp. Điều quan trọng là sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên rất an toàn, không gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.

Thành phần màng vỏ trứng giúp cải thiện bệnh viêm khớp

Thành phần màng vỏ trứng giúp cải thiện bệnh viêm khớp

Can thiệp phẫu thuật 

Nếu tình trạng viêm khớp không được cải thiện bằng các biện pháp sử dụng thuốc, vật lý trị liệu hay điều trị tại nhà, có thể bạn sẽ được bác sĩ đề xuất điều trị bằng phương pháp can thiệp phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật có thể áp dụng trong điều trị viêm khớp là: 

  • Thay khớp: Phương pháp giúp loại bỏ phần khớp hư hỏng và thay thế bằng khớp nhân tạo. Các bệnh viêm khớp liên quan đến hông và đầu gối thường được áp dụng phương pháp này.
  • Tạo hình xương: Trong một số trường hợp bị viêm khớp, bề mặt xương khớp của người bệnh có thể được tạo hình lại bằng cách làm nhẵn để giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động. Tuy nhiên, những thủ thuật này thường được kết hợp với nội soi.
  • Làm cứng khớp: Thường được áp dụng cho các loại khớp nhỏ như khớp cổ tay, mắt cá chân và ngón tay. Các khớp này sẽ được loại bỏ các đầu của hai xương trong khớp, sau đó khóa các đầu khớp lại với nhau và tạo thành một khối cứng.

Biện pháp phòng ngừa viêm khớp  

Viêm khớp là bệnh không dễ dàng để phòng ngừa, tuy nhiên bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc với những cách sau:

  • Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc lá.
  • Tập thể dục thường xuyên với mức độ phù hợp với từng lứa tuổi và điều kiện cụ thể. Tránh bài tập nặng tạo áp lực lớn lên khớp xương.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, ở mức vừa phải giúp cơ thể khỏe mạnh.
  • Không gây chấn thương xương khớp, đảm bảo an toàn trong lao động.
  • Ngồi và làm việc đúng tư thế để không gây ảnh hưởng tới xương khớp.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.

Hãy tham khảo những thông tin trên để nắm rõ về bệnh viêm khớp. Nếu bạn đang nghi ngờ bản thân hay người thân mắc bệnh viêm khớp, hãy đi khám ngay tại cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung dưỡng chất, tạo dịch nhầy cho khớp bằng sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ màng vỏ trứng.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh viêm khớp, bạn hãy để lại thông tin câu hỏi dưới bài viết, chuyên gia tư vấn sẽ hỗ trợ giải đáp.

Tài liệu tham khảo:

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo

Zalo

Chat cùng chuyên gia qua Messenger