Tràn dịch trong ổ khớp là gì?
Bình thường, trong ổ khớp nói chung và khớp gối nói riêng luôn có một lượng nhỏ chất dịch để bôi trơn, làm giảm ma sát, giúp khớp gối chuyển động dễ dàng và trơn tru hơn. Khi lượng dịch này tiết ra quá nhiều, dẫn đến dư thừa và tích tụ lại bên trong hoặc xung quanh khớp gối thì được gọi là tràn dịch khớp gối. Đây là vị trí thường gặp nhất trong tất cả các khớp trên cơ thể.
>>> Xem thêm: Bật mí 4 bí quyết ngăn ngừa thoái hóa khớp không phải ai cũng biết
Triệu chứng tràn dịch khớp gối
Các triệu chứng tràn dịch khớp gối có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp. Nhìn chung, khi mới bị tràn dịch khớp gối nhẹ thì các triệu chứng tương đối giống nhau và khá dễ nhận biết bằng mắt thường cũng như qua cảm nhận của người bệnh. Một số triệu chứng tràn dịch khớp gối bao gồm:
- Sưng: Dịch khớp dư thừa sẽ ứ đọng thành bọng dịch, làm cho khớp gối bị phù nề và sưng phồng.
- Đau: Cơn đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc đau nhói, đặc biệt là khi bị đè nặng lên gối.
- Cứng khớp: Khó khăn trong việc gấp duỗi gối, leo cầu thang hoặc khi đi lại.
- Đỏ da: Vùng da xung quanh khớp gối có màu đỏ, cảm giác nóng ấm, mềm khi chạm vào.
Tràn dịch khớp gối gây đỏ da vùng khớp gối
- Kích thước gối bị tràn dịch sẽ lớn hơn so với gối còn lại.
- Tràn dịch khớp gối do chấn thương có thể kèm theo bầm tím và chảy máu trong khoang khớp.
Tràn dịch khớp gối thường là hậu quả từ chấn thương, vận động quá mức hoặc biến chứng của một số bệnh lý như: Viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp gối, gout, viêm bao hoạt dịch khớp gối,… Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa là do thiếu hụt dinh dưỡng cho xương khớp, khiến khớp bị đau mỏi khớp, viêm nhiễm, dẫn đến tăng tiết dịch.
>>> Xem thêm: Thoái hóa khớp cổ tay – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bị tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?
Nếu không được điều trị, theo thời gian, khớp gối sẽ càng sưng to khiến người bệnh đau nhức. Đồng thời, tình trạng dính khớp, cứng khớp còn làm hạn chế khả năng cử động, khiến việc đi lại trở nên khó khăn.
Ngoài ra, việc thực hiện chọc hút dịch khớp gối nhiều lần sẽ tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Người bệnh có nguy cơ bị nhiễm khuẩn rất cao, khớp biến dạng và dẫn đến mất hoàn toàn khả năng hoạt động.
>>> Xem thêm: Người bị bệnh thoái hóa xương khớp kiêng ăn gì?
Bị tràn dịch khớp gối - Phải làm sao?
Hiện nay, phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối được quyết định dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ thích hợp, có thể là một hoặc kết hợp nhiều phương pháp sau đây:
Điều trị nội khoa
Bị tràn dịch khớp gối nên uống thuốc gì là băn khoăn của nhiều người khi mắc phải tình trạng này. Dưới đây là một số loại thuốc tây y thường dùng để điều trị tràn dịch khớp gối, bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau thông thường như ibuprofen, naproxen,… thường được dùng để kiểm soát cơn đau nhức, giảm sưng đầu gối.
- Thuốc kháng sinh: Dùng trong trường hợp nhiễm trùng là nguyên nhân chính gây tràn dịch khớp gối. Loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng, sưng, viêm.
- Corticosteroid: Thường tiêm trực tiếp vào khớp gối để giảm viêm, giảm áp lực tạm thời lên khớp gối.
Sử dụng các loại thuốc tây y trên giúp người bệnh “giải quyết” những triệu chứng bệnh nhanh chóng, tuy nhiên thuốc có thể gây ra tác dụng không mong muốn nếu dùng kéo dài.
Lạm dụng thuốc điều trị tràn dịch khớp gối có thể gây nhiều tác dụng phụ
Điều trị ngoại khoa
Nếu tình trạng tràn dịch khớp gối nặng hơn và không đạt kết quả sau khi dùng thuốc tây y, bác sĩ sẽ cân nhắc về việc điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa như:
- Chọc hút dịch khớp: Phương pháp này được sử dụng để làm giảm áp lực bên trong khớp nếu tình trạng sưng phù đặc biệt nghiêm trọng. Sau đó có thể kết hợp tiêm corticoid để nhanh chóng giảm triệu chứng viêm.
- Nội soi khớp: Có giá trị chẩn đoán nguyên nhân của tràn dịch khớp gối, từ đó kết hợp để khắc phục các tổn thương sụn chêm, dây chằng hay thoái hóa khớp.
- Phẫu thuật khớp: Trường hợp tràn dịch khớp gối tiến triển và không đáp ứng với các biện pháp khác, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để xử lý tổn thương hoặc nặng hơn là thay khớp.
Vật lý trị liệu
Đây là một trong những cách thức điều trị cho người bị tràn dịch khớp gối gây hạn chế vận động lâu ngày. Người bệnh sẽ được hướng dẫn các bài tập và hoạt động thể dục đúng cách, mục đích là tăng cường hệ cơ, cải thiện tính linh hoạt cũng như khả năng vận động vùng khớp gối.
Bên cạnh tuân theo chỉ định của bác sĩ về loại thuốc và liều lượng sử dụng, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
- Nghỉ ngơi hợp lý, không ngồi nhiều hay đứng quá lâu, tránh các hoạt động gây áp lực cho khớp gối.
- Nên duy trì trọng lượng vừa phải. Nếu thừa cân, béo phì thì cần phải giảm cân càng sớm càng tốt để giảm áp lực cho khớp gối.
- Nên thực hiện các bài tập vận động phù hợp, nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe nói chung và sức khỏe xương khớp nói riêng. Một số bộ môn có thể tham khảo như: Đi bộ, yoga, thiền,...
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học. Người bệnh cần lên kế hoạch về các bữa ăn cân bằng dinh dưỡng, đừng quên bổ sung thêm rau xanh và trái cây tươi. Có thể bổ sung canxi theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời tránh thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ và các loại đồ uống chứa chất kích thích.
Bác nhà mình bao nhiêu tuổi rồi? Gặp các triệu chứng này lâu chưa ạ? Anh chia sẻ thêm bên em tư vấn cho anh nhé!
Chúc anh sức khỏe!
cháu đi chơi thể thao bị ngã nên đi chụp và bị tràn dịch khớp gối bh sau vài tháng rồi đầu gối gấp ruỗi bị kêu lục cục
bây giờ điều trị như nào ạ
Biểu hiện như anh mô tả là khớp gối anh đang bị khô, viêm nên gây tràn dịch màng khớp rồi đó. Anh nên thăm khám để có phương pháp điều trị trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa xương khớp. Ngoài ra, anh cũng có thể kết hợp sử dụng thêm sản phẩm thảo dược TPBVSK Cốt Wells. Chúc anh sớm bình phục!
Đối với người bệnh sau chấn thương, ngoài tổn thương mô mềm, tổn thương cấu trúc về khớp. Vì vậy cần thời gian cho việc phục hồi. Trong thời gian này nếu mình chăm sóc đùng cách thì tổn thương được điều trị và phục hồi hiệu quả hơn. Anh nên dùng TPBVSK Cốt Wells nhé. Chúc anh sức khỏe.
Ở cột sống chỉ được cấu tạo bởi đĩa đệm, và đốt xương bao bọc là lớp sụn, đốt sống không có dịch khớp nên không có tình trạng tràn dịch khớp, chỉ có thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống thôi ạ.
Trường hợp anh là do thoái hóa khớp cột sống, anh dùng TPBVSK Cốt Wells. Chúc anh sức khỏe.
Chị dùng 1 tháng thấy đáp ứng tốt chứng tỏ khớp đang được chăm sóc nuôi dưỡng, chị kiên trì sử dụng và ra hiệu thuốc tây gần nhà để mua sản phẩm TPBVSK Cốt Wells nhé. Chúc chị cùng gia đình sức khỏe
Anh hay người nhà có triệu chứng như thế nào muốn dùng sản phẩm ạ. Hiện tại giá bán lẻ 1 hộp 20v là 120.000đ. Chúc anh cùng gia đình sức khỏe!
Trường hợp của chị đang uống thuốc kháng viêm, giảm đau bác sỹ kê giờ uống kèm sản phẩm nàyTPBVSK Cốt Wells được chị nhé. Sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược an toàn, lành tính không có tác dụng phụ chị nhé!
Chúc chị cùng gia đình sức khỏe!