Tất tần tật về thoái hóa khớp mà bạn cần biết - Xem ngay!

Thoái hóa khớp là một trong những nguyên nhân khiến cuộc sống của người mắc trở nên khó khăn. Vậy nguyên nhân nào gây thoái hóa khớp? Triệu chứng của thoái hóa khớp là gì? Cách nào giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây để giải đáp thắc mắc trên nhé!

Thoái hóa khớp là tình trạng như thế nào?

Khớp là phần tiếp nối giữa 2 đầu xương trong cơ thể, được bao quanh bởi bao khớp. Phần đầu của mỗi xương có một lớp sụn mềm, trong ổ khớp chứa dịch nhầy (dịch khớp) trơn để khớp cử động được dễ dàng. Hiện nay, thoái hóa khớp là bệnh lý rất phổ biến, không chỉ gặp ở người cao tuổi mà đang có xu hướng trẻ hóa. 

Thoái hóa khớp là hậu quả của quá trình mất cân bằng giữa tổng hợp, phân hủy của sụn và xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp. Theo thời gian, lớp sụn khớp dần thoái hóa, trở nên xù xì và bị bào mòn, dẫn đến nứt, rách. 

Đồng thời, phần xương dưới sụn cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc cũng như hình dạng, mật độ khoáng giảm, đầu xương bị trơ ra và hình thành gai xương ở rìa. Khi vận động, xương dưới sụn bị cọ xát vào nhau khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn, gây cản trở vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, công việc.

thoai-hoa-khop-la-benh-pho-bien-co-the-xay-ra-o-moi-lua-tuoi

Thoái hóa khớp là bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi

Các loại thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa xương khớp có thể xảy ra ở hầu hết các khớp trên cơ thể con người. Đặc biệt là một số khớp chịu áp lực lớn của các hoạt động cơ thể như khớp gối, khớp háng, khớp ngón tay, khớp cổ chân,...

Một số loại thoái hóa khớp mà bạn có thể gặp là:

  • Thoái hóa khớp gối.
  • Thoái hóa khớp háng, vùng chậu.
  • Thoái hóa khớp tay, cổ tay, ngón tay.
  • Thoái hóa khớp chân, cổ chân, ngón chân.
  • Thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng.

Trong đó, thoái hóa khớp gối là tình trạng phổ biến nhất trong các loại thoái hóa khớp. Đây là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn, xương dưới sụn. Bệnh thường gặp ở nữ giới, chiếm 80% các trường hợp thoái hóa khớp gối. 

thoai-hoa-khop-goi-la-tinh-trang-pho-bien-nhat

Thoái hóa khớp gối là tình trạng phổ biến nhất

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng thoái hóa khớp?

Trong cuộc sống thường ngày, các khớp phải chịu mức độ tổn thương thấp liên tục. Hầu hết các trường hợp, cơ thể tự sửa chữa những tổn thương và bạn không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào.

Thoái hóa khớp là tình trạng sụn bảo vệ ở đầu xương bị phá vỡ, gây đau, sưng và dẫn đến các vấn đề về cử động khớp. Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh thoái hóa khớp, bao gồm:

  • Tuổi tác: Tuổi tác là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Khi cơ thể già đi đồng nghĩa với chức năng của các cơ quan suy giảm, trong đó khớp cũng dễ bị thoái hóa. 
  • Béo phì gây căng thẳng quá mức cho các khớp, đặc biệt là những khớp chịu phần lớn trọng lượng của của cơ thể như đầu gối và hông.
  • Chấn thương: Chấn thương xảy ra khi chơi thể thao hoặc do tai nạn sẽ thúc đẩy khả năng thoái hóa khớp. Dù chấn thương đã xảy ra nhiều năm trước cũng có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp nếu vận động mạnh.
  • Căng thẳng lặp đi lặp lại trên khớp: Nếu công việc hoặc do thường xuyên chơi một môn thể thao nào đó gây căng thẳng lặp đi lặp lại trên khớp thì có thể gây thoái hóa.
  • Dị dạng xương: Một số người được sinh ra với khớp dị dạng hoặc sụn khiếm khuyết cũng dễ bị thoái hóa khớp.
  • Tổn thương do các loại viêm khớp: Viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm mủ, bệnh gút, chảy máu trong khớp - bệnh Hemophilia,... có thể gây ra tình trạng tổn thương khớp gối, lâu dần sẽ biến chứng thành thoái hóa khớp.

di-dang-xuong-co-kha-nang-gay-ra-benh-thoai-hoa-khop

Dị dạng xương có khả năng gây ra bệnh thoái hóa khớp

Triệu chứng của thoái hóa khớp là gì?

Các triệu chứng chính của thoái hóa khớp là đau và cứng khớp hay gặp các vấn đề về cử động khớp. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng thoái hóa khớp có thể khác nhau ở mỗi người và giữa các khớp bị ảnh hưởng. Thoái hóa khớp có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào nhưng phổ biến hơn là tại đầu gối, hông và các khớp nhỏ của bàn tay. Các triệu chứng cụ thể của thoái hóa khớp như sau: 

  • Đau đớn: Các khớp bị ảnh hưởng có thể đau trong hoặc sau khi hoạt động khớp.
  • Cứng khớp: Cứng khớp xuất hiện điển hình vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau vài giờ không vận động khớp.
  • Mất tính linh hoạt: Khớp thoái hóa có thể mất tính linh hoạt, không cử động được khi chuyển động.
  • Sưng tấy: Thoái hóa khớp kèm theo tình trạng viêm mô mềm xung quanh khớp có thể gây ra triệu chứng sưng tấy tại ổ khớp thoái hóa.
  • Mềm khớp: Khi ấn nhẹ hoặc chạm vào phần khớp thoái hóa có thể cho cảm giác mềm.
  • Xương thừa: Có thể xuất hiện xung quanh khớp bị thoái hóa.

Các triệu chứng của thoái hóa khớp có thể nhẹ nhưng nhiều trường hợp sẽ gặp nhiều vấn đề liên tục và nghiêm trọng hơn. Điều này gây khó khăn cho việc thực hiện các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

thoai-hoa-khop-gay-ra-trieu-chung-sung-dau-khop

Thoái hóa khớp gây ra triệu chứng sưng, đau khớp

>>> XEM THÊM: Cách nhận biết sớm triệu chứng của thoái hóa khớp

Cách chẩn đoán thoái hóa khớp

Nếu nhận thấy bạn hay người thân có dấu hiệu, triệu chứng về thoái hóa khớp, hãy đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác. Một số phương pháp giúp chẩn đoán chính xác bệnh thoái hóa khớp là:

Hình ảnh xương khớp:

  • Siêu âm: Cho hình ảnh khớp bất thường do thoái hóa, giúp đánh giá tình trạng khớp hẹp khe, gai xương, tràn dịch khớp, đo độ dày sụn khớp, màng hoạt dịch khớp.
  • Nội soi khớp: Giúp quan sát trực tiếp các tổn thương thoái hóa của sụn khớp ở mức độ khác nhau. Kết hợp hình ảnh nội soi với sinh thiết màng hoạt dịch giúp chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác liên quan đến khớp.
  • Chụp X-quang: Hình ảnh chụp X-quang có thể cho thấy hình ảnh gai xương quanh khớp và hẹp khe khớp do mất sụn khớp. 
  • Chụp cộng hưởng (MRI): Cho hình ảnh đầy đủ trong không gian ba chiều, giúp bạn quan sát được phần khớp thoái hóa và phát hiện ra những tổn thương xung quanh khớp như sụn khớp, dây chằng hoặc màng hoạt dịch.

Các loại xét nghiệm:

  • Xét nghiệm máu: Mặc dù không thể chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp nhưng xét nghiệm máu giúp loại trừ các bệnh gây ra triệu chứng tương tự thoái hóa khớp như đau và sưng khớp.
  • Xét nghiệm dịch khớp: Giúp xác định tình trạng viêm khớp và nguyên nhân gây đau tại vị trí thoái hóa khớp do viêm xương khớp hay do bệnh gút hoặc nhiễm trùng.

Cách cải thiện tình trạng thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người mắc. Để cải thiện tình trạng này, một số biện pháp được áp dụng như:

Điều trị với thuốc

Thuốc tây là một trong những lựa chọn giúp giảm triệu chứng thoái hóa khớp. Một số loại thuốc thường được dùng như:

- Thuốc giảm đau: Paracetamol là thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến trong điều trị thoái hóa khớp. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng giảm đau mức độ nhẹ đến trung bình. Paracetamol có khả năng ức chế enzyme cyclooxygenase ở hệ thần kinh trung ương nhằm giảm quá trình sinh tổng hợp prostaglandin – chất trung gian gây đau.

- Thuốc chống viêm: Nhóm chống viêm không steroid (NSAID) có tác dụng chống viêm, giảm đau, được sử dụng khi uống paracetamol không hiệu quả. Tuy nhiên, NSAID có thể gây ù tai, suy gan, chảy máu kéo dài, viêm thận,…

- Thuốc giảm đau gây nghiện OPIOID: Chỉ sử dụng khi có chỉ dẫn của chuyên gia. Đây là thuốc có tác dụng giảm đau từ trung bình đến nặng. Thuốc này có thể gây nghiện nên cần theo dõi và kiểm soát chặt chẽ khi dùng.

paracetamol-giup-giam-dau-trong-dieu-tri-thoai-hoa-khop

Paracetamol giúp giảm đau trong điều trị thoái hóa khớp

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Chế độ ăn uống hợp lý giúp duy trì cân nặng ở mức vừa phải, chính vì vậy bạn nên có các biện pháp giảm cân khoa học nếu đang bị béo phì. Điều này giúp hạn chế trọng lượng của cơ thể gia tăng áp lực lên dây chằng và xương khớp, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Lượng đường máu trong cơ thể sẽ gây tác động đến chức năng và cấu trúc của sụn. Vì vậy, bạn cần phải kiểm soát lượng đường bên trong máu ở mức hợp lý, không nên để nồng độ đường vượt mức quá cao.

Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho xương và sụn khớp nhằm thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, ngăn ngừa thoái hóa xảy ra. Chế độ ăn uống nên tăng cường các loại thực phẩm giàu glucosamine, chondroitin, omega-3, vitamin,...

Tránh xa đồ ăn chiên xào, chứa nhiều chất béo bão hòa, thực phẩm giàu axit oxalic, tinh bột, đồ uống có cồn và chất kích thích,...

Hỗ trợ cải thiện với sản phẩm thảo dược

Ngoài các biện pháp điều trị bằng thuốc và chế độ sinh hoạt hợp lý, người bệnh có thể sử dụng thêm sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ màng vỏ trứng để cải thiện tình trạng thoái hóa khớp. Không chỉ vậy, màng vỏ trứng còn chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào như collagen, glucosamine, chondroitin, acid hyaluronic,... giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, chống viêm khớp.

Bên cạnh đó, sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ màng vỏ trứng còn giúp tăng cường sản sinh chất bảo vệ và ngăn chặn thoái hóa khớp. Do có nguồn gốc từ thiên nhiên nên sản phẩm không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài.

thanh-phan-mang-vo-trung-giup-cai-thien-tinh-trang-thoai-hoa-khop

Thành phần màng vỏ trứng giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp

>>> XEM THÊM: Người bị thoái hoá khớp nên có chế độ ăn uống như thế nào?

Phương pháp phòng ngừa thoái hóa khớp hiệu quả

Hiện nay, không có phương pháp ngăn ngừa thoái hóa khớp hoàn toàn nhưng để giảm nguy cơ phát triển tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Vận động cơ thể 

Tập thể dục hay vận động cơ thể qua những môn thể thao đều đặn giúp tăng độ dẻo dai cho khớp và có thể làm giảm cứng khớp. Do đó, bạn nên cố gắng vận động cơ thể ít nhất 20 đến 30 phút mỗi ngày với các hoạt động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lớn cho xương khớp, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội, yoga, nhảy nhịp điệu,...

Duy trì cân nặng hợp lý

Béo phì hoặc thừa cân làm tăng áp lực đè nén lên khớp dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp. Do đó, nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân hay béo phì thì cần có chế độ ăn, sinh hoạt hợp lý và tập thể dục đều đặn để có cân nặng hợp lý. Điều này giúp giảm nguy cơ gây bệnh xương khớp và thoái hóa khớp.

Trong trường hợp béo phì, bạn nên bổ sung nhiều rau xanh vào bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo như thịt mỡ, đồ ăn chiên xào và đồ ăn chứa nhiều đường như chocolate, bánh quy,...

Thay đổi tư thế thường xuyên

Bạn nên thay đổi tư thế thường xuyên trong quá trình sinh hoạt và hạn chế giữ một tư thế quá lâu. Đặc biệt trong quá trình làm việc, hãy đảm bảo rằng ghế và bàn làm việc của bạn đang ở đúng tư thế và bạn thường xuyên nghỉ ngơi đi lại để tránh tình trạng ứ trệ tuần hoàn gây cứng khớp. 

thay-doi-tu-the-lam-viec-thuong-xuyen-de-ngan-ngua-mac-thoai-hoa-khop

Thay đổi tư thế làm việc thường xuyên để ngăn ngừa mắc thoái hóa khớp

Hy vọng bài viết cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn về thoái hóa khớp. Ngoài phương pháp điều trị bằng thuốc tây y, chế độ sinh hoạt lành mạnh, bạn hãy bổ sung thêm sản phẩm thảo dược từ thiên nhiên có thành phần chính màng vỏ trứng để phòng ngừa và cải thiện bệnh viêm khớp. 

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến bệnh thoái hóa khớp, xin vui lòng để lại thông tin dưới bài viết để được tư vấn.

Anh Thư

Tài liệu tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/osteoarthritis/symptoms-causes/syc-20351925

https://www.nhs.uk/conditions/osteoarthritis/

https://www.healthline.com/health/osteoarthritis

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo

Zalo

Chat cùng chuyên gia qua Messenger