Tổng quan về viêm khớp khuỷu tay và các giải pháp điều trị

Viêm khớp khuỷu tay là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, bị chấn thương, lao động nặng hay vận động viên,... Vậy đâu là nguyên nhân, triệu chứng và các giải pháp điều trị cụ thể của căn bệnh này? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về bệnh viêm khớp khuỷu tay.

Viêm khớp khuỷu tay là gì?

Khuỷu tay là một trong những khớp xương lớn của cơ thể, nằm giữa cẳng tay và cánh tay trên. Khớp khuỷu tay giúp con người cho phép uốn cong hoặc duỗi cánh tay để thực hiện các hoạt động thường ngày. Ngoài ra xung quanh các xương tạo nên ổ khớp còn có các sụn, mạch máu, cơ, gân, dây chằng,… Đây là một vị trí khớp lớn nên dễ bị tổn thương trên cơ thể.

Trong đó, viêm khớp khuỷu tay là thuật ngữ chỉ những rối loạn có ảnh hưởng đến chức năng, hoạt động và cấu trúc của khớp khuỷu tay. Hầu hết các trường hợp bị viêm khớp khuỷu tay đều do các bệnh lý nghiêm trọng gây nên, cần được điều trị y tế ngay lập tức. Những trường hợp không điều trị hoặc điều trị không mang lại hiệu quả có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:

  • Đau khớp mạn tính.

  • Biến dạng khớp vĩnh viễn.

  • Hạn chế khả năng vận động, thậm chí là tàn phế suốt đời.

viem-khop-khuyu-tay-la-benh-ly-nguy-hiem

Viêm khớp khuỷu tay là bệnh lý nguy hiểm.

Nguyên nhân thường gặp gây bệnh viêm khớp khuỷu tay

Tùy thuộc vào nguyên nhân bị tổn thương, người bệnh sẽ gặp nhiều kiểu viêm khớp khuỷu tay khác nhau.

  • Viêm khớp dạng thấp (RA): Viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến khuỷu tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối. Bệnh gây viêm (đỏ, sưng) dẫn đến đau nhức, xơ cứng và sưng khớp.

  • Thoái hóa khớp: Viêm khớp khuỷu tay có thể xảy ra ở người bị thoái hóa khớp. Đây là một dạng viêm khớp mạn tính phổ biến, khởi phát từ tình trạng hao mòn sụn khớp khiến các đầu xương cọ xát với nhau. Từ đó gây cứng khớp và đau đớn nghiêm trọng.

  • Bệnh gout: Bệnh gout cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm khớp khuỷu tay. Bệnh lý này xảy ra khi lượng axit uric trong cơ thể không được đào thải ra ngoài mà tích tụ lại trong máu. Lâu dần lắng đọng tại các khớp và mô dưới dạng tinh thể sắc nhọn, gây phát sinh phản ứng viêm.

  • Viêm khớp sau chấn thương: Viêm khớp khuỷu tay sau một chấn thương thường gặp trong trường hợp gãy xương hoặc trật khớp khuỷu tay. Khi sụn khuỷu tay bị tổn thương, viêm khớp sẽ tiến triển rất nhanh chóng.

  • Viêm bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch là cơ quan chứa các chất lỏng có tác dụng bôi trơn ổ khớp, giúp làm giảm ma sát khi cử động. Dấu hiệu đặc trưng của viêm bao hoạt dịch chính là cứng khớp, tê bì, khớp tấy đỏ và khi sờ vào thấy ấm nóng.

  • Loạn sản xương: Bệnh lý này đặc trưng bởi phần xương bên dưới mô sụn bị hoại tử. Khi không được điều trị kịp thời sẽ tiềm ẩn không ít nguy cơ làm rạn xương, nứt xương gây ra viêm khớp ở khuỷu tay.

thoai-hoa-khop-la-nguyen-nhan-pho-bien-hang-dau-gay-viem-khop-khuyu-tay

Thoái hóa khớp là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây viêm khớp khuỷu tay.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp khủy tay

Theo các thống kê lâm sàng, đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm khớp khuỷu tay bao gồm:

  • Người làm việc phải dùng tay nhiều: Họa sĩ, đầu bếp, thợ hàn, thợ mộc, thợ may,…

  • Vận động viên: Vận động viên các bộ môn như cử tạ, quần vợt, võ sĩ quyền anh, bóng chày, tennis,…

  • Người cao tuổi: Tuổi càng cao, các khớp và mô sụn sẽ bị bào mòn dần do thoái hóa tự nhiên. Từ đó khiến dịch khớp giảm tiết dịch nhờn, các vấn đề về xương khớp sẽ bắt đầu xuất hiện.

Triệu chứng điển hình của bệnh viêm khớp khuỷu tay

Tương tự như các bệnh lý viêm khớp khác, viêm khớp khuỷu tay khởi phát bằng dấu hiệu đau mỏi khớp khuỷu tay. Sau đó, tùy vào nguyên nhân, bệnh sẽ biểu hiện thành các triệu chứng và mức độ khác nhau.

Một số dấu hiệu nhận biết viêm khớp cổ tay điển hình gồm:

  • Đau khớp: Cơn đau tại khớp tiến triển từ nhẹ đến nặng, giảm thiểu khi nghỉ ngơi và đau dữ dội hơn khi người bệnh cử động hoặc ấn vào vị trí viêm.

  • Sưng đỏ: Có hiện tượng sưng đỏ, phù nề, nóng rát ở xung quanh khớp kèm cảm giác nhức mỏi và khó chịu.

  • Cứng khớp: Hiện tượng này có thể đi kèm cảm giác tê bì, có trường hợp là mất cảm giác vùng khuỷu tay. Cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng, khi người bệnh mới ngủ dậy.

  • Vận động khó khăn: Viêm khớp khuỷu tay ảnh hưởng trực tiếp đến lực ở cánh tay khi vận động, khiến người bệnh cảm thấy không thể điều khiển được cánh tay như ý muốn. Các hoạt động hàng ngày như co, duỗi, cầm, nắm,… trở nên khó khăn khi bệnh tiến triển. Thậm chí, có những trường hợp gần như không thể vận động kể cả khi những thao tác nhẹ nhàng nhất.

dau-nhuc-sung-do-la-nhung-dau-hieu-dien-hinh-cua-benh

Đau nhức, sưng đỏ là những dấu hiệu điển hình của bệnh.

Khi nào người bệnh cần đến gặp bác sĩ?

Hầu hết các trường hợp các cơn đau ở đau khuỷu tay sẽ tự thuyên giảm hoặc tự biến mất sau khi chữa trị đơn giản. Tuy nhiên, bạn nên đi khám nếu:

  • Cơn đau không cải thiện sau hai tuần uống thuốc giảm đau và để khuỷu tay nghỉ ngơi trong trường hợp không bị chấn thương hoặc nhiễm trùng.

  • Ngứa ran, tê hoặc yếu cơ ở cánh tay hoặc bàn tay.

Bạn nên đến ngay khoa cấp cứu nếu:

  • Xuất hiện các triệu chứng như đau dữ dội không thể cử động cánh tay, sưng tấy, sốt, nóng và đỏ.

  • Gãy xương khuỷu tay, đau, bầm tím và sưng tấy sau một chấn thương rõ ràng.

Cách chẩn đoán bệnh viêm khớp khủy tay

Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bạn và khám sức khỏe để tìm các dấu hiệu sưng, đỏ và đau quanh khớp khuỷu tay. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra xem bạn có thể di chuyển khớp tốt như thế nào.

Ngoài ra, tùy theo từng trường hợp, người bệnh sẽ được chỉ định một số phương thức chẩn đoán sau:

  • Chụp X-quang: Phim chụp X-quang giúp xác định vị trí khớp khuỷu tay đang viêm nhiễm. Khi người bệnh có dấu hiệu gãy xương, nứt xương có thể chẩn đoán bằng cách này.

  • Chụp MRI: Cộng hưởng từ - MRI sẽ cho kết quả đánh giá chính xác vị trí và mức độ khớp khuỷu tay bị tổn thương.

  • Điện cơ EMG: Điện cơ sẽ được chỉ định để đánh giá phản ứng tại các khối cơ bắp vùng cánh tay với dòng điện.

Bên cạnh đó, với những trường hợp nghi ngờ có dấu hiệu nhiễm trùng khớp sẽ được thực hiện thêm sinh thiết dịch khớp. Dựa vào các kết quả thu được, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ chữa bệnh viêm khớp khuỷu tay phù hợp nhất.

tuy-tung-truong-hop-bac-si-se-dua-ra-cac-cach-thuc-chan-doan-khac-nhau

Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra các cách thức chẩn đoán khác nhau.

Tổng hợp các cách chữa viêm khớp khuỷu tay

Viêm khớp khuỷu tay không phải là bệnh lý không khó điều trị. Tuy nhiên nhiều trường hợp chủ quan không điều trị hoặc điều trị sai cách dẫn đến tổn thương nặng hơn, không thể phục hồi 100%.

Biện pháp cải thiện viêm khớp khuỷu tay tại nhà

Cách chữa bệnh viêm khớp khuỷu tay tại nhà có thể hữu hiệu trong trường hợp bệnh nhẹ, mới chớm. Đặc biệt, khi các cơn đau xuất phát từ các mô mềm bị căng hoặc bị viêm gân. Thông thường, người bệnh có thể tự điều trị cơn đau này bằng thuốc giảm đau không kê đơn và nghỉ ngơi vài ngày. Đồng thời có thể áp dụng một số biện pháp như:

  • Để khớp nghỉ ngơi

Khi bị đau nhức hoặc sau thời gian dài hoạt động thể chất, người bệnh nên để khuỷu tay nghỉ ngơi. Biện pháp này giúp giảm áp lực lên các khớp, tạo điều kiện cho khuỷu tay bị tổn thương được phục hồi.

  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Tác dụng nhiệt sẽ kích thích lưu thông tuần hoàn máu giúp làm dịu tình trạng cứng khớp. Biện pháp này được khuyến khích phục hồi các mô bị tổn thương và giảm đau.

Tuy nhiên, đừng chườm nóng nếu khuỷu tay bị sưng hoặc nếu bạn vừa bị thương. Lúc này, chườm lạnh sẽ là cách cải thiện phù hợp hơn. Nước đá làm giảm lưu lượng máu đến một phần cơ thể để làm giảm sưng tấy. Hãy đặt túi nhiệt hoặc nước đá lên khuỷu tay trong 10 - 15 phút để làm dịu cơn đau và cứng khớp.

Điều trị viêm khớp khuỷu tay theo tây y

Viêm khớp khuỷu tay uống thuốc gì là thắc mắc của nhiều người. Một số loại thuốc chữa viêm khớp khuỷu tay được chỉ định phổ biến gồm:

  • Thuốc giảm đau: Được kê đơn để giúp người bệnh giảm các cơn đau ở khớp. Bệnh nhân khi sử dụng cần tuân thủ đúng liều, đúng thời gian được kê. Thuốc phổ biến nhất trong nhóm này gồm Ibuprofen, Paracetamol,…

  • Thuốc kháng viêm: Dùng kết hợp với các thuốc giảm đau sẽ giúp cải thiện tốt triệu chứng bệnh. Người bệnh có thể được chỉ định dạng tiêm, dạng uống tùy theo mức độ viêm.

  • Thuốc giãn cơ: Dùng với mục đích giảm tình trạng cứng khớp, căng cơ giúp người bệnh dễ chịu hơn.

  • Thuốc giảm đau gây nghiện: Ở một số trường hợp, người bệnh có thể cần phải dùng nhóm thuốc giảm đau nhóm gây nghiện. Tuy nhiên nhóm thuốc có nhiều tác dụng không mong muốn đi kèm nên chỉ dùng cho người không đáp ứng với những loại thuốc khác.

de-han-che-tac-dung-phu-nguoi-benh-hay-chu-y-dung-thuoc-theo-chi-dan-cua-bac-si

Để hạn chế tác dụng phụ, người bệnh hãy chú ý dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý, trong quá trình điều trị nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào như: Buồn nôn, da nổi mẩn đỏ hoặc dị ứng, cần ngừng thuốc và tới các cơ sở y tế để được xử lý nhanh chóng.

Song song với việc dùng thuốc, để giảm nhẹ triệu chứng của bệnh viêm khớp khuỷu tay, vật lý trị liệu cũng sẽ được áp dụng. Phương pháp này có tác dụng giảm đau, cải thiện tuần hoàn máu, chống cứng khớp và tăng khả năng vận động cho khuỷu tay. Một số hình thức vật lý trị liệu thường được áp dụng: Tập vật lý trị liệu, sử dụng nhiệt, siêu âm trị liệu, điện trị liệu,...

Nếu bệnh viêm khớp khuỷu tay không đáp ứng với những phương pháp điều trị nội khoa, người bệnh có thể được yêu cầu phẫu thuật. Thông thường kỹ thuật dùng trong phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào loại viêm khớp, mức độ nghiêm trọng, tuổi tác và mục đích của bệnh nhân.

Cải thiện viêm khớp khuỷu tay bằng sản phẩm thảo dược

Hiện nay, đa số các trường hợp bị viêm khớp khuỷu tay sẽ lựa chọn cách chữa theo tây y. Bởi phương pháp này cho hiệu quả nhanh chóng, tiện lợi. Tuy nhiên, nhược điểm của các thuốc điều trị viêm khớp là khi sử dụng trong thời gian dài hoặc dùng thuốc sai cách sẽ dễ gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng sức khoẻ.

Hơn nữa, các thuốc tây y chỉ điều trị triệu chứng, không tác động đến nguyên nhân sâu xa là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng xương khớp. Lúc này, sử dụng các sản phẩm phẩm bổ sung, chăm sóc sức khỏe xương khớp được xem là giải pháp hữu hiệu và an toàn hơn. Đây cũng là biện pháp được các chuyên gia khuyên dùng.

Đối với bệnh viêm khớp khuỷu tay, một số loại thảo dược đã được chứng minh công dụng cải thiện đau nhức, sưng đỏ và cứng khớp như:

  • Nhũ hương: Nhựa của nhũ hương có tác dụng hiệu quả trong việc duy trì sự toàn vẹn cấu trúc sụn khớp, duy trì miễn dịch trung gian tế bào, đồng thời giảm đau, chống viêm. Hơn nữa, nhũ hương còn làm gia tăng chất lỏng hoạt dịch, giúp khớp xoay chuyển dễ dàng.

  • Màng vỏ trứng: Thành phần có trong màng vỏ trứng đã được chứng minh (nghiên cứu năm 2018 của tác giả Kevin J Ruff và các cộng sự) rằng giúp gia tăng các hoạt chất bảo vệ sụn khớp. Nếu sử dụng đều đặn sẽ giúp người dùng phục hồi nhanh chóng những cơn cứng khớp.

  • Cao dây đau xương: Dây đau xương từ lâu đã được các thầy thuốc dùng làm vị chủ trị trong bài thuốc xương khớp. Dược liệu này có vị đắng, tính mát, có khả năng thanh nhiệt lợi thấp, thư cân hoạt lạc và khứ phong chỉ thống.

Theo nhiều nghiên cứu, nếu kết hợp các loại thảo dược trên với hoạt chất như glucosamin sulfat, dimethylglycine, methylsulfonylmethane sẽ cho có tác dụng vượt trội trong cải thiện các bệnh lý xương khớp.

san-pham-thao-duoc-cai-thien-benh-viem-khop-khuyu-tay-rat-an-toan-hieu-qua

Sản phẩm thảo dược cải thiện bệnh viêm khớp khuỷu tay rất an toàn, hiệu quả.

Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh viêm khớp khuỷu tay có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như giảm khả năng vận động cánh tay, biến dạng khớp, teo cơ, tàn phế,... Do vậy, nếu gặp các dấu hiệu của bệnh, bạn đọc nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.

>>> XEM THÊM: Tổng hợp phương pháp điều trị viêm khớp - Xem ngay!

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các sản phẩm từ thảo dược như màng vỏ trứng, nhựa nhũ hương, dây đau xương,... để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm khớp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến viêm khớp khuỷu tay, bạn có thể liên hệ trực tiếp với các chuyên gia của chúng tôi.

Tài liệu tham khảo:

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo

Zalo

Chat cùng chuyên gia qua Messenger