Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp (RA) là 1 tình trạng tự miễn dịch. Nó xảy ra khi hệ miễn dịch gặp vấn đề và tấn công ngược trở lại các mô trong cơ thể, gây ra viêm màng trong khớp (bao hoạt dịch). Các khớp khi đó có thể bị đỏ, nóng, sưng, đau.
Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến các khớp của cơ thể, tác động đều đến 2 bên như 2 tay, 2 cổ tay, 2 đầu gối. Đấy chính là dấu hiệu nhận biết viêm khớp dạng thấp so với các loại viêm khớp khác. Nếu bị viêm khớp dạng thấp trong thời gian dài mà không được chữa trị kịp thời, đúng cách thì nó sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận và hệ thống khác của cơ thể, từ mắt đến tim, phổi, da, mạch máu,…
Viêm khớp dạng thấp có thể gây sưng, đau, nóng, đỏ các khớp.
Chi tiết các triệu chứng viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng nhiều đến các khớp và có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí khớp nào. Các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân là nơi bị ảnh hưởng đầu tiên.
Nó ảnh hưởng theo dạng đối xứng, tức là cả 2 bên cơ thể sẽ xảy ra cùng lúc và cùng mức độ. Một vài trường hợp cá biệt thì không như thế, nên nếu có bất kỳ dấu hiệu đau nhức nào ở các khớp, bạn cũng nên thăm khám bác sĩ để biết rõ nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.
Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp tại khớp
-
Đau khớp
Viêm khớp dạng thấp gây ra các cơn đau khớp dạng nhói và nhức nhối. Các cơn đau sẽ trở nên nặng hơn vào buổi sáng và sau 1 thời gian không hoạt động.
Viêm khớp dạng thấp biểu hiện bằng tình trạng đau khớp.
-
Sưng đỏ khớp
Khi bị viêm khớp dạng thấp thì lớp niêm mạc của khớp sẽ bị viêm, có thể làm khớp sưng lên và có cảm giác nóng khi chạm vào.
Ở một vài người, các nốt sưng cứng (nốt thấp khớp) có thể phát triển dưới da, xung quanh các khớp bị ảnh hưởng.
Viêm khớp dạng thấp có thể sẽ gây sưng đỏ tại các vị trí khớp.
-
Căng cứng khớp
Viêm khớp dạng thấp có thể gây căng cứng khớp. Ví dụ, nếu bạn bị viêm khớp dạng thấp ở bàn tay thì sẽ không thể uốn cong hoàn toàn các ngón tay để tạo thành hình nắm đấm.
Giống như đau khớp, tình trạng cứng khớp sẽ thường nặng hơn vào buổi sáng và sau 1 thời gian không vận động.
Một lưu ý là viêm xương khớp cũng gây ra cứng khớp vào buổi sáng, nhưng nó thường hết sau khoảng 30 phút từ khi thức dậy, còn cứng khớp do viêm khớp dạng thấp sẽ kéo dài hơn khoảng thời gian này.
Viêm khớp dạng thấp có thể dẫn tới căng cứng khớp thường xuyên.
-
Khó vận động khớp
Khi bị viêm khớp dạng thấp, khớp sẽ bị đau, sưng đỏ và xuất hiện tình trạng cứng khớp. Từ đó người bệnh sẽ khó vận động khớp hơn.
Viêm khớp dạng thấp khiến tình trạng vận động khớp khó khăn hơn.
-
Khớp biến dạng
Ở giai đoạn nặng, viêm khớp dạng thấp có thể gây biến dạng khớp (teo cơ), các chức năng vận động bị mất dần, các vận động ở xương quay sẽ bị rối loạn.
Viêm khớp dạng thấp có thể làm khớp bị biến dạng nặng.
Triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp ở toàn thân
Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh khó chịu, có thể dẫn đến mất ngủ. Từ đó cảm thấy mệt mỏi và không còn năng lượng. Có một vài trường hợp, các đợt cấp của viêm khớp dạng thấp còn có thể sinh ra các triệu chứng giống cúm như vã mồ hôi, sốt cao, ăn uống không ngon miệng.
Viêm khớp dạng thấp làm người bệnh mệt mỏi, không muốn ăn uống.
Viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, bao gồm tim và hệ mạch máu, có tác dụng vận chuyển máu đi nuôi khắp cơ thể. Cụ thể là nó làm giảm lượng hồng cầu mới được sản sinh, tăng nguy cơ gây thiếu máu.
Một vài trường hợp viêm khớp dạng thấp còn gây ra viêm cơ tim, viêm ngoài màng tim, thậm chí là suy tim sung huyết.
Một biến chứng nặng khác là viêm các mạch máu. Thành mạch máu sẽ yếu đi, phình ra hoặc thu hẹp gây cản trở việc tuần hoàn máu. Từ đó dẫn đến các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh, tim, da.
Viêm khớp dạng thấp gây rối loạn hệ tuần hoàn trong cơ thể.
Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp còn tăng nguy cơ gây viêm nhiễm, tổn thương tại màng phổi, nhu mô phổi. Các ảnh hưởng có thể là: tắc nghẽn đường thở, tăng áp động mạch phổi, tràn dịch màng phổi, xơ phổi.
Tuy nhiên thì các biến chứng tại phổi này không phải lúc nào cũng có các biểu hiện lâm sàng dễ nhận biết như khó thở, ho, tức ngực, nên bạn cần để ý.
Viêm khớp dạng thấp có thể khiến hệ hô hấp bị tổn thương.
Triệu chứng viêm khớp dạng thấp thường gặp ở đối tượng nào?
Tuổi cao
Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, nhưng thông thường, tuổi càng cao thì càng dễ mắc viêm khớp dạng thấp. Bởi vì khi càng lớn tuổi thì các khớp bắt đầu bị thoái hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức các tế bào, sụn, tổ chức khớp và quanh khớp. Vì thế mà nguy cơ bị mắc viêm khớp dạng thấp cũng cao hơn.
Viêm khớp dạng thấp hay gặp ở người cao tuổi.
Thừa cân
Cân nặng lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng nâng đỡ của các khớp. Khi cân nặng càng tăng thì sẽ tỉ lệ thuận với áp lực đè lên xương khớp càng lớn. Khi đó, xương khớp dễ gặp các vấn đề đau nhức, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa,...
Thừa cân là nguyên nhân gây ra viêm khớp dạng thấp hàng đầu.
Ăn uống thiếu khoa học
Ăn uống thiếu khoa học cũng là một nguyên nhân có thể gây ra triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Tuy không ảnh hưởng ngay, nhưng về lâu dài thì ngoài khớp, nó còn ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác.
Ví dụ ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo chứa hàm lượng lipid cao, có thể dẫn đến tăng mỡ máu. Từ đó làm các phản ứng viêm tại khớp trở nên nặng hơn, sưng tấy nhiều hơn và tần suất đau tăng lên. Hoặc ăn quá nhiều muối ngoài tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch, huyết áp, thận mà nó còn khiến cơ thể mất dần Canxi, từ đó gây ra nhiều bệnh về xương khớp.
Viêm khớp dạng thấp có thể sinh ra từ thói quen ăn uống thiếu khoa học.
Hút thuốc lá
Khói thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển của bệnh. Đồng thời, nó còn làm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp thêm trầm trọng hơn. Những đối tượng bị viêm khớp dạng thấp có sử dụng thuốc lá thì các triệu chứng sẽ nặng hơn người không sử dụng thuốc lá.
Viêm khớp dạng thấp sẽ nặng hơn nếu người bệnh hút thuốc lá liên tục.
Biện pháp cải thiện viêm khớp dạng thấp nhờ sản phẩm thảo dược
Viêm khớp dạng thấp theo nghiên cứu của Đông y thuộc chứng tý, hình thành do yếu tố ngoại tà xâm nhập vào cơ thể làm khí huyết không được lưu thông.
Hệ kinh mạch ứ trệ lâu ngày sẽ đến thấp nhiệt ứ trệ tại các khớp gây ra các hiện tượng đau, sưng, nóng đỏ. Ngoài ra, nguyên khí của cơ thể bị suy yếu làm cho thận thủy, can thận hư tổn, gân cốt không được nuôi dưỡng, từ đó làm tình trạng bệnh trở nặng hơn, gây ra sưng khớp và biến dạng.
Bạn có thể sử dụng các sản phẩm thảo dược để ngăn ngừa, cải thiện các triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Theo nghiên cứu thì màng vỏ trứng và dây đau xương có tác dụng rất tốt cho xương khớp, giúp hỗ trợ điều trị khô cứng khớp nói riêng và các bệnh về xương khớp nói chung. Bạn có thể tìm hiểu các sản phẩm có chiết xuất từ 2 thành phần này để sử dụng.
Nghiên cứu các năm 2016, 2018, 2019 về dược liệu trong hỗ trợ điều trị thoái hóa xương khớp và các chất có trong dây đau xương cho thấy rằng:
-
Dây đau xương có khả năng giảm các triệu chứng viêm khớp dạng thấp như: Giảm tình trạng đau, giãn cơ, tiêu sưng tại các khớp.
-
Ngoài ra, nó còn có tác dụng chống viêm và điều hòa miễn dịch.
-
Dây đau xương trở thành 1 trong 7 dược liệu sử dụng phổ biến để điều trị các bệnh về xương khớp tại Việt Nam.
Dây đau xương điều trị viêm khớp dạng thấp.
Nghiên cứu năm 2018 về những tác dụng có lợi của màng vỏ trứng so với giả dược trong việc giảm đau các khớp do tập thể dục, cứng khớp, phát triển sụn ở phụ nữ khỏe mạnh sau thời kỳ mãn kinh.
Kết quả cho thấy rằng:
-
Màng vỏ trứng giúp thúc đẩy sản sinh các chất bảo vệ sụn khớp nếu sử dụng thường xuyên.
-
Màng vỏ trứng giúp phục hồi nhanh những cơn đau ở khớp, chứng cứng khớp và các khó chịu thường gặp khi kết hợp với vận động.
Màng vỏ trứng điều trị viêm khớp dạng thấp.
Bất kỳ ai cũng có thể bị mắc triệu chứng viêm khớp dạng thấp nên những người trẻ không thể chủ quan. Nó không chỉ gây ra các cơn đau nhức, sưng đỏ mà còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Nên xây dựng một lối sống khoa học và để ý đến cơn đau tại các khớp để phát hiện nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.
>>> XEM THÊM: Tổng quan về viêm khớp dạng thấp. Cần biết!
Tài liệu tham khảo:
-
https://www.cdc.gov/arthritis/basics/rheumatoid-arthritis.html
-
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rheumatoid-arthritis/symptoms-causes/syc-20353648
-
https://www.nhs.uk/conditions/rheumatoid-arthritis/symptoms/
-
https://www.healthline.com/health/rheumatoid-arthritis#medications
-
https://www.webmd.com/rheumatoid-arthritis/rheumatoid-arthritis-basics