Thoái hóa khớp là bệnh gì?
Khớp là phần tiếp nối giữa 2 đầu xương trong cơ thể, được bao quanh bởi bao khớp. Phần đầu của mỗi xương có một lớp sụn mềm, trong ổ khớp chứa dịch nhầy (dịch khớp) trơn để khớp cử động được dễ dàng. Trước đây, thoái hóa khớp là bệnh lý của tuổi già, nhưng những năm trở lại đây, tình trạng xuất hiện nhiều ở những người trung tuổi, thậm chí là thanh niên trẻ tuổi.
Thoái hóa khớp là hậu quả của quá trình mất cân bằng giữa tổng hợp, phân hủy của sụn và xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp. Theo thời gian, lớp sụn khớp dần thoái hóa, trở nên xù xì và bị bào mòn, dẫn đến nứt, rách. Đồng thời, phần xương dưới sụn cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc cũng như hình dạng, mật độ khoáng giảm, đầu xương bị trơ ra và hình thành gai xương ở rìa. Khi vận động, xương dưới sụn bị cọ xát vào nhau khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn, gây cản trở vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, công việc.
Thoái hóa khớp gối gây đau đớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, công việc
>>> Xem thêm: Triệu chứng của viêm khớp gối và cách cải thiện
4 bí quyết ngăn ngừa thoái hóa khớp hiệu quả
Mặc dù thoái hóa khớp thường xuất hiện do sự lão hóa của cơ thể nhưng căn bệnh này cũng có thể tới sớm khi cộng thêm sự góp mặt của các yếu tố như: Di truyền, béo phì, chấn thương,... Vậy làm thế nào để ngăn ngừa thoái hóa khớp? Dưới đây là 4 bí quyết hữu ích cho bạn:
Tăng cường tập luyện thể dục thể thao
Một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Osteoarthritis & Cartilage phát hiện ra rằng, sụn khớp bị thoái hóa có thể ngăn chặn bằng việc tập thể dục thường xuyên. Các nhà khoa học thuộc Đại học London (Anh) cũng nhận thấy, rèn luyện thể chất có tác dụng ức chế hoạt động của phân tử gây viêm, thoái hóa khớp.
Duy trì chế độ ăn uống cân bằng
Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, hãy giảm cân để giúp giảm căng thẳng cho khớp, bằng cách: Xây dựng chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất; Giảm nạp chất béo bão hòa, carbohydrate và đường. Điều này không chỉ ngăn ngừa viêm khớp, thoái hóa khớp mà còn chữa các bệnh về tim mạch.
Giảm cân thừa giúp ngăn ngừa thoái hóa sụn khớp
Kết quả từ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của các nhà khoa học thuộc Đại học East Anglia cùng Đại học Oxford và Bệnh viện Đại học Norfolk & Norwich (tại Anh) cho thấy, chất sulforaphane trong bông cải xanh có thể trì hoãn quá trình hủy hoại sụn ở các khớp liên quan tới quá trình thoái hóa khớp. Vì thế, bạn có thể bổ sung thực phẩm này vào thực đơn trong mỗi bữa ăn.
Tránh mang vác nặng
Liên tục đặt lực lớn lên khớp sẽ làm suy yếu chúng. Do đó, cần hạn chế mang vác hoặc nâng vật nặng. Tương tự, thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại với khớp có thể làm chúng bị mòn, dẫn đến viêm, thoái hóa khớp.
Nếu bạn bị thương và công việc liên quan đến các chuyển động lặp đi lặp lại, hãy nghỉ ngơi thường xuyên. Bạn cũng có thể đeo miếng đệm khuỷu tay và miếng đệm đầu gối để giúp bảo vệ khớp, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng trong tương lai.
Lựa chọn giày phù hợp
Bạn nên tìm những đôi giày mang lại sự ổn định khi đi bộ và có miếng đệm tốt để bảo vệ lòng bàn chân, ngăn ngừa viêm xương khớp. Ngoài ra, không nên đi giày cao gót quá thường xuyên vì những đôi giày này không thể “hấp thụ” lực tác động giữa sàn và chân một cách chính xác. Do đó, nó có thể làm tăng nguy cơ bị chấn thương.
Đi giày cao gót thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa sụn khớp
Với 4 bí quyết trên đây sẽ ngăn chặn đáng kể sự thoái hóa sụn khớp, trả lại cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Bên cạnh những bí quyết trên, hiện nay, để phòng ngừa thoái hóa khớp, nhiều người còn sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên cũng đem lại những tín hiệu tích cực.
>>> Xem thêm: Người bị viêm khớp gối nên ăn gì để nhanh khỏi?