Viêm khớp háng - Những thông tin hữu ích mà bạn cần lưu ý

Khớp háng là một khớp lớn trong cơ thể chi phối nhiều hoạt động. Do vậy, viêm khớp háng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc đi lại và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Mời các bạn cùng tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm khớp háng trong bài viết sau đây.

Viêm khớp háng là gì?

Viêm khớp háng là tình trạng sụn khớp háng bị bào mòn khiến cho bề mặt của khớp cọ xát vào nhau và trở nên thô ráp. Điều này gây ra triệu chứng đau nhức, cứng khớp và khiến cử động khó khăn.

Rất nhiều người đặt ra câu hỏi liệu viêm khớp háng có chữa được không. Nếu bệnh được phát hiện từ sớm, điều trị kịp thời thì sẽ cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh tiến triển nhanh, về lâu dài sẽ xảy ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như nguy cơ tàn tật vĩnh viễn, viêm cầu thận, nhiễm trùng huyết,...

viem-khop-hang-la-benh-xuong-khop-nguy-hiem

Viêm khớp háng là bệnh xương khớp nguy hiểm 

Nguyên nhân gây viêm khớp háng

Nguyên nhân gây viêm khớp háng phổ biến nhất là bệnh thoái hoá xương khớp. Tình trạng này thường gặp ở những người từ 60 tuổi trở lên do sự hao mòn của xương khớp theo thời gian. 

Hiện nay, viêm khớp háng không chỉ gặp ở người lớn tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ngày càng trẻ hoá, thậm chí còn xảy ra ở trẻ em. Nguyên nhân gây bệnh ở những trường hợp trẻ bao gồm:

  • Bệnh viêm tự miễn dịch như: Viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng, lupus,...
  • Chấn thương: Gãy xương hông nghiêm trọng, trật khớp hông,...
  • Bất thường về giải phẫu: Xung đột hông, loạn sản xương hông,... gây căng thẳng cho khớp, dẫn đến sự thoái hoá sớm của sụn.

Bên cạnh đó, khả năng bị viêm khớp háng tăng lên theo tiền sử gia đình và tuổi tác. Những trường hợp thừa cân hoặc đã trải qua chấn thương ở khớp háng cũng có thể bị mòn sụn dẫn đến tình trạng viêm.

>>> XEM THÊM: Thông tin về khô khớp háng và những điều bạn cần biết

Dấu hiệu của viêm khớp háng

Một số triệu chứng điển hình của bệnh viêm khớp háng bao gồm:

  • Đau nhức ở háng: Các tổn thương ở khớp háng có thể gây ra đau nhức, nhất là khi cử động và đi lại. Mức độ đau sẽ giảm khi người bệnh nghỉ ngơi và tăng lên hơn lúc đi lại, vận động mạnh.
  • Cứng khớp: Cứng khớp là dấu hiệu thường gặp của viêm khớp háng có nguyên nhân do thoái hóa, chấn thương hoặc rối loạn tự miễn. Người bệnh bị cứng khớp sau khi ngủ dậy và giảm dần nếu xoa bóp nhẹ nhàng trong 10 – 15 phút.
  • Sưng đỏ khớp: Khi bị viêm, bề mặt da bên ngoài khớp háng có xu hướng sưng đỏ và ấm nóng hơn so với những vùng da xung quanh. Nếu viêm khớp háng xảy ra do chấn thương, bề mặt da quanh khớp thường có vết trầy xước và bầm tím.
  • Hạn chế khả năng vận động: Ban đầu, người bị viêm khớp háng chỉ thấy khó khăn khi thực hiện những hoạt động như xoay người, mang vác nặng. Lâu dần, các tổn thương ở khớp háng có thể trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người mắc.
  • Một số triệu chứng khác: Đi lại khập khiễng, phát ra âm thanh lục cục khi cử động,…

sung-dau-va-cung-khop-la-dau-hieu-pho-bien-nhat-cua-viem-khop-hang

Sưng đau và cứng khớp là dấu hiệu phổ biến nhất của viêm khớp háng

Các phương pháp chữa viêm khớp háng hiện nay

Nhìn chung, các phương pháp điều trị viêm khớp háng cũng tương tự như điều trị bệnh viêm khớp thông thường. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tuổi của người bệnh mà có phác đồ điều trị khác nhau.

Điều trị viêm khớp háng bằng tây y

Các phương pháp chữa viêm khớp háng bao gồm điều trị không phẫu thuật và phẫu thuật.

Điều trị không phẫu thuật

Phương pháp điều trị nội khoa là sự kết hợp của việc dùng thuốc, vật lý trị liệu và các biện pháp hỗ trợ khác. Người bị viêm khớp háng thường được chỉ định dùng:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Naproxen, Ibuprofen,... có tác dụng giảm đau, giảm viêm. NSAIDs có sẵn ở cả dạng không kê đơn và kê đơn.
  • Thuốc corticoid: Prednisone là thuốc chống viêm mạnh có thể được dùng cả đường uống, tiêm hoặc dạng kem bôi trực tiếp lên da.
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD): Methotrexate và sulfasalazine. Những loại thuốc này hoạt động trên hệ thống miễn dịch của cơ thể để giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh. 

Song song với việc sử dụng thuốc điều trị viêm khớp háng, tập vật lý trị liệu sẽ giúp người bệnh cải thiện cơ, hỗ trợ khớp và tăng phạm vi chuyển động ở hông. Ngoài ra, sử dụng thiết bị hỗ trợ như gậy, khung tập đi,... có thể giúp thực hiện các công việc trong cuộc sống dễ dàng hơn.

Điều trị phẫu thuật

Sau 3 đến 6 tuần điều trị nội khoa không mang lại kết quả như mong đợi, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Loại phẫu thuật được thực hiện phụ thuộc vào một số yếu tố như: Tuổi tác, tình trạng của khớp háng, sự tiến triển của bệnh hoặc nguyên nhân cốt lõi gây viêm khớp háng.

Các phương pháp cải thiện viêm khớp háng điều trị theo phẫu thuật phổ biến nhất bao gồm thay toàn bộ khớp háng và cắt bỏ bao hoạt dịch. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được theo dõi chặt chẽ, đồng thời tập vật lý trị liệu để khôi phục khả năng vận động.

phau-thuat-la-phuong-phap-dieu-tri-viem-khop-hang-khi-benh-tien-trien-nang

Phẫu thuật là phương pháp điều trị viêm khớp háng khi bệnh tiến triển nặng

Chữa viêm khớp háng bằng đông y

Theo đông y, bệnh viêm khớp háng nói riêng và viêm khớp thông thường nói chung có nguyên nhân là do sự tắc nghẽn trong vận hành khí huyết và sự suy yếu chức năng của tạng phủ. Do vậy, mục tiêu điều trị là giải tỏa sự tắc nghẽn và bồi bổ khí huyết – mạnh gân xương.

Một số bài thuốc đông y phổ biến được thầy thuốc kê cho người bệnh viêm khớp háng bao gồm:

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: Khúc khắc 20g; Thiên niên kiện, lá lốt 8g; Tầm tang, hầu khương, trần bì 10g; Hà thủ ô đỏ, nam sâm dương 12g và chỉ hương 6g.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch các vị dược liệu, cho vào ấm để sắc thuốc. Thêm khoảng 1 lít nước, đun nhỏ lửa đến khi cạn còn hai bát thuốc. Chia thuốc đã sắc làm nhiều lần, uống hết trong ngày. 

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị: Dâm dương hoắc, ba kích thiên mỗi vị 50g; Đường phèn 200g, một ít hồng đằng và 1 lít rượu trắng.
  • Cách thực hiện: Cho tất cả nguyên liệu vào một hũ sạch rồi ngâm trong khoảng thời gian 15 – 20 ngày. Sử dụng một cốc nhỏ/lần x 2 lần/ngày.

Bài thuốc 3:

  • Chuẩn bị: Xuyên khung 10g.
  • Cách thực hiện: Sắc xuyên khung trong ấm 1-2 phút, rồi sử dụng trực tiếp. Nên duy trì uống 100ml/lần x 3-4 lần/ngày liên tục trong vòng 1 tháng để đạt được kết quả tốt nhất.

bai-thuoc-dong-y-lanh-tinh-nhung-can-thoi-gian-moi-cho-thay-hieu-qua-ro-ret

Bài thuốc đông y lành tính nhưng cần thời gian mới cho thấy hiệu quả rõ rệt

Cải thiện viêm khớp háng bằng sản phẩm thảo dược

Hiện nay, sử dụng các sản phẩm thảo dược khắc phục viêm khớp háng đang được nhiều người lựa chọn. Lý do bởi thảo dược rất an toàn, có thể sử dụng lâu dài mà gần như không gây tác dụng phụ đi kèm. Hơn nữa, sản phẩm thảo dược còn khắc phục được nguyên nhân sâu xa gây bệnh xương khớp, đó là tình trạng thiếu dưỡng chất thiết yếu nuôi dưỡng cho xương khớp.

Trong đó, sản phẩm thảo dược chứa thành phần màng vỏ trứng, nhũ hương, dây đau xương,... đã được sử dụng phổ biến đối với bệnh viêm khớp háng. Các thành phần đều mang lại tác dụng trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh, cụ thể:

  • Nhũ hương: Nhựa của nhũ hương chứa 43% hoạt chất acid boswellic. Chất này đã được chứng minh có tác dụng duy trì sự toàn vẹn cấu trúc sụn khớp, duy trì miễn dịch trung gian tế bào và giảm đau, chống viêm. Hơn nữa, nhũ hương còn làm tăng chất lỏng hoạt dịch để tạo điều kiện khớp xoay chuyển dễ dàng hơn.
  • Màng vỏ trứng: Màng vỏ trứng tự nhiên cung cấp các thành phần có trong sụn khớp với hàm lượng cao như chondroitin sulfate, collagen, glucosamine, acid hyaluronic,... Thành phần này đã được một nghiên cứu năm 2018 chứng minh tác dụng bảo vệ sụn khớp khi bổ sung màng vỏ trứng đều đặn, giúp làm giảm sự cứng và đau khớp háng khi hoạt động.
  • Cao dây đau xương: Có vị đắng, tính mát, mang đến công dụng thanh nhiệt lợi thấp, khứ phong chỉ thống và thư cân hoạt lạc. Đây là vị dược liệu được sử dụng để chữa viêm khớp, thấp khớp, tê bại, bong gân, ứ máu, sai khớp.

cai-thien-viem-khop-hang-bang-thao-duoc-la-bien-phap-uu-viet

Cải thiện viêm khớp háng bằng thảo dược là biện pháp ưu việt

>>> XEM THÊM: Thoái hóa khớp háng và cách điều trị mà bạn cần phải biết

Lưu ý trong quá trình điều trị viêm khớp háng

Để quá trình điều trị viêm khớp háng diễn ra thuận lợi hơn, người bệnh cần chú ý hơn đến ăn uống, tập luyện và sinh hoạt. Cụ thể như sau:

  • Sắp xếp thời gian làm việc hợp lý, kiểm soát tốt cân nặng và tránh những hoạt động tăng áp lực lên khớp háng.
  • Tập luyện những bộ môn có cường độ nhẹ nhàng như yoga, bơi lội,… để cải thiện sức khỏe khớp háng. 
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, glucosamine và chondroitin như tôm, ốc, cua, dầu cá, sữa,… Ngoài ra, bạn có thể bổ sung vào thực đơn những thực phẩm như cần tây, súp lơ, rau họ cải, cam, việt quất, dâu tây, chanh,… giàu vitamin (B, C, D, K) và magie. 

Bệnh viêm khớp háng gây sưng đau khớp, cản trở vận động và kèm theo những triệu chứng khó chịu khác. Nếu người bệnh không được chăm sóc đúng cách thì có thể gặp phải nhiều tổn thương nghiêm trọng khác. Chính vì thế, nếu có dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng sản phẩm thảo dược có chứa thành phần chiết xuất nhũ hương, cao dây đau xương, màng vỏ trứng,... giúp hỗ trợ cải thiện viêm khớp háng và phòng ngừa thoái hóa khớp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh viêm khớp háng, bạn hãy để lại câu hỏi hoặc số điện thoại dưới bài viết, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.

Tài liệu tham khảo:

https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases--conditions/inflammatory-arthritis-of-the-hip

https://www.hss.edu/condition-list_hip-arthritis.asp#:~:text=Hip%20arthritis%20is%20where%20cartilage,difficult%20to%20move%20the%20leg.

https://www.webmd.com/osteoarthritis/hip-osteoarthritis-degenerative-arthritis-hip

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo

Zalo

Chat cùng chuyên gia qua Messenger