Thông tin về khô khớp háng và những điều bạn cần biết

Khô khớp háng là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Mời các bạn theo dõi bài viết sau để hiểu hơn về dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa khô khớp háng.

Khô khớp háng là gì?

Khô khớp háng là tình trạng một hoặc hai bên khớp háng có biểu hiện khô, cứng khớp, kêu lục cục khi vận động. Thông thường sẽ có một lượng dịch được sản xuất trong ổ khớp đủ để bôi trơn và nuôi dưỡng mô sụn. Khi dịch khớp háng giảm, các đầu xương sẽ bị ma sát mạnh vào nhau mỗi khi vận động làm cho người bệnh đau đớn. 

Đồng thời, lớp sụn bảo vệ khớp háng cũng không được nuôi dưỡng tốt nên bị hao mòn dần theo thời gian. Đây là yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp, trong đó có khô khớp háng.

kho-khop-hang-xay-ra-khi-luong-dich-nuoi-o-khop-bi-suy-giam

Khô khớp háng xảy ra khi lượng dịch nuôi ổ khớp bị suy giảm

Dấu hiệu khô khớp háng điển hình

Các triệu chứng của bệnh khô khớp háng có thể nhận biết rất dễ dàng. Tuy nhiên để biết chính xác mức độ tổn thương thì người bệnh cần đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm lâm sàng. Dưới đây là những dấu hiệu khô khớp háng điển hình:

  • Khớp háng phát ra tiếng kêu: Triệu chứng dễ nhận biết nhất là những tiếng kêu khớp háng như lắc rắc, lạo xạo, lục đục,... khi người bệnh vận động xoay người.
  • Đau khớp háng: Những cơn đau khớp háng ban đầu chỉ thoáng qua. Tuy nhiên khi khô khớp nặng hơn, cơn đau có thể khiến người bệnh không đi lại được.
  • Cứng khớp háng: Khớp không thể co duỗi, cử động vào buổi sáng sau khi thức dậy. Nguyên nhân là do vào ban đêm, người bệnh không hoạt động nhiều, dịch không được bôi trơn sẽ khiến khớp háng khó cử động khi thức dậy.
  • Gặp nhiều khó khăn khi di chuyển: Khô khớp háng ở mức độ nặng sẽ cản trở khả năng di chuyển của người bệnh. Bởi mỗi khi cử động, người bệnh sẽ cảm thấy bị đau hông dữ dội. Lâu dần, người bệnh phải phụ thuộc vào nạng hoặc xe lăn khi di chuyển.

Nguyên nhân gây ra tình trạng khô khớp háng

Nguyên nhân sâu xa của bệnh khô khớp háng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu nuôi dưỡng xương khớp. Từ đó dẫn đến các đầu khớp bị khô và bào mòn. Sự khởi phát của bệnh có liên quan trực tiếp đến nhiều yếu tố như:

  • Chấn thương: Khi khớp háng bị tổn thương có thể kéo theo những hậu quả như bào mòn bề mặt sụn, thiếu dịch khớp háng, lâu dài khiến khớp háng bị khô.
  • Do lão hóa tự nhiên: Lão hóa và quá trình thoái hóa tự nhiên khiến cho khớp háng bị bào mòn. Đồng thời cơ quan sản xuất dịch khớp yếu dần đi, đầu xương dưới sụn khớp bị cọ sát tạo ra cảm giác sưng đau và khớp háng kêu lục đục.
  • Các nguyên nhân khác gây bệnh khô khớp háng bao gồm: Tình trạng thừa cân, béo phì, dung nạp vào cơ thể quá nhiều chất độc hại, làm việc nặng, lười vận động,… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

kho-khop-hang-co-the-xay-ra-boi-chan-thuong

Khô khớp háng có thể xảy ra bởi chấn thương

>>> XEM THÊM: Nguyên nhân gây sưng đầu gối và phương pháp điều trị

Bị bệnh khô khớp háng có nguy hiểm không?

Người bệnh bị khô khớp háng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể đối mặt với nhiều biến chứng như:

  • Rối loạn giấc ngủ: Những cơn đau thường xuyên ban đêm khiến người bệnh bị mất ngủ, hay thức giấc vào giữa đêm và khó ngủ trở lại.
  • Teo cơ: Do bị đau nhiều, người bệnh ngại vận động. Lâu ngày tình trạng này dẫn đến yếu cơ, teo cơ.
  • Biến dạng khớp: Do lượng dịch được sản xuất trong ổ khớp ít đi, lớp sụn và xương không được bôi trơn đầy đủ nên dễ bị tổn thương. Các đầu xương bị lệch ra ngoài có thể gây biến dạng ổ khớp, làm thay đổi dáng đi. 
  • Bại liệt: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của khô khớp háng. Lúc này, khớp háng đã bị tổn thương nặng khiến người bệnh mất khả năng vận động di chuyển.

Khô khớp háng điều trị như thế nào?

Chữa khô khớp háng còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và tình trạng của từng người. Nhìn chung, bệnh khô khớp háng sẽ được điều trị theo các phương pháp dưới đây.

Điều trị khô khớp háng theo y học hiện đại

Phác đồ điều trị khô khớp háng theo y học hiện đại bao gồm sự kết hợp của việc tự chăm sóc, sử dụng thuốc và vật lý trị liệu. Trong một số trường hợp nặng, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật.

Sử dụng thuốc điều trị

Người bệnh bị khô, cứng khớp háng sẽ được kê đơn nhiều loại thuốc uống khác nhau. Ví dụ như như thuốc giảm đau acetaminophen (paracetamol) hoặc thuốc chống viêm (NSAIDs) không kê đơn trong các bệnh lý viêm xương khớp, viêm bao hoạt dịch,...

Ngoài ra, khi xuất hiện những cơn đau dữ dội do gãy xương hông hoặc khớp háng bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giảm đau mạnh thuộc danh mục thuốc kê đơn như nhóm thuốc opioid (hydromorphone, oxycodone, meperidine,...). Tùy thuộc vào chẩn đoán, các thuốc chống thấp khớp (DMARD) hoặc thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch (oxacillin, nafcillin, clindamycin,...) cũng sẽ được chỉ định cho bạn sử dụng. 

tuy-vao-tung-tinh-trang-benh-se-co-phac-do-dieu-tri-kho-khop-hang-khac-nhau

Tùy vào từng tình trạng bệnh sẽ có phác đồ điều trị khô khớp háng khác nhau

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một phương pháp thiết yếu để giảm đau và điều trị hầu hết các nguyên nhân gây khô khớp háng. Ngoài những bài tập để cải thiện vận động, bác sĩ vật lý trị liệu có thể áp dụng phương pháp xoa bóp, siêu âm, nhiệt và đá để làm dịu các chứng viêm ở hông. 

Phẫu thuật

Trong những trường hợp hiếm hoi người bệnh không đáp ứng với điều trị bảo tồn, các bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Loại phẫu thuật như nội soi hay mổ mở khớp háng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

  • Nội soi khớp háng: Trong quá trình nội soi khớp háng, bác sĩ sẽ rạch một vết rất nhỏ, rồi đưa máy ảnh nhỏ (máy nội soi khớp) vào khớp háng của bạn. Hình ảnh sẽ hiển thị trên màn hình giúp các bác sĩ thao tác với dụng cụ phẫu thuật thu nhỏ. 
  • Mở khớp háng: Với phương pháp này, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một vết mổ hở truyền thống (dài vài cm). Vết mổ hở này có thể giúp bác sĩ nhìn rõ hơn và tiếp cận trực tiếp với vấn đề ở khớp háng.

Điều trị khô khớp háng theo đông y

Các biện pháp đông y chữa đau khớp háng là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Những bài thuốc hiệu quả mà nhiều người bệnh quan tâm gồm có:

  • Bài thuốc 1: Rễ cây trinh nữ, rễ cây bưởi bung, rễ cây cúc tần (mỗi loại 20g), rễ cây cam thảo dây, rễ cây đinh lăng (mỗi loại 10g). Sắc các nguyên liệu với 500ml nước đến khi còn khoảng 200ml, chia thuốc thành 3 phần sử dụng hết trong ngày. Bài thuốc này có tác dụng chống viêm, giảm đau, an thần, đồng thời thông tiểu và kích thích lưu thông khí huyết rất tốt. 
  • Bài thuốc 2: Rễ ruột gà, phòng kỷ (mỗi loại 12g),  khúc khắc 10g. Tán tất cả các vị dược liệu trên thành bột, rồi hãm với nước sôi uống vài lần trong ngày thay cho trà. Bài thuốc này được biết đến với tác dụng khu phong, trừ thấp, chỉ thống và làm mạnh gân cốt.

nguoi-benh-phai-kien-tri-su-dung-cac-bai-thuoc-moi-thay-hieu-qua-ro-ret

Người bệnh phải kiên trì sử dụng các bài thuốc mới thấy hiệu quả rõ rệt

>>> XEM THÊM: Cứng khớp ngón tay là dấu hiệu của bệnh gì? Chữa trị ra sao?

Cải thiện khô khớp háng nhờ sản phẩm thảo dược

Như đã đề cập, nguyên nhân sâu xa dẫn đến khô khớp háng là do thiếu hụt dinh dưỡng xương khớp, khiến các đầu khớp bị bào mòn, khô khớp. Để điều trị hiệu quả, người bệnh cần có giải pháp bổ sung dinh dưỡng cho khớp háng, giảm đau, chống viêm có nguồn gốc thực vật, đồng thời an toàn khi sử dụng lâu dài. 

Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra sản phẩm thảo dược giúp bổ sung dưỡng chất, tăng cường chất hoạt dịch tại ổ khớp, chống viêm và ngăn chặn khô khớp háng có chứa thành phần:

  • Màng vỏ trứng: Một nghiên cứu năm 2009 tại Hoa Kỳ khẳng định, bổ sung màng vỏ trứng giúp giảm đau và tăng tính linh hoạt của khớp chỉ sau một tháng sử dụng mà không cần dùng thêm thuốc giảm đau chống viêm.
  • Nhũ hương: Nhựa của nhũ hương đã được chứng minh có tác dụng duy trì tính toàn vẹn cấu trúc của sụn khớp. Các hoạt chất có trong loại thảo dược này hoạt động như chất ức chế COX-2 và làm giảm đau chống viêm mà không ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày khi sử dụng. Nó cũng giúp điều chỉnh lượng chất lỏng hoạt dịch, giúp cho cấu trúc xương khớp được bôi trơn và dễ dàng xoay khi di chuyển.
  • Dây đau xương: Đây là một trong 7 loại dược liệu được sử dụng phổ biến nhất để điều trị các bệnh xương khớp ở nước ta. Một nghiên cứu năm 2016 tại Trung Quốc đã cho kết quả rất khả quan như sau: “Dây đau xương có công dụng giảm đau, giãn cơ và tiêu sưng tại khớp hiệu quả. Đồng thời, loại dược liệu này cũng có tác dụng chống viêm, điều hòa miễn dịch”.

cai-thien-kho-khop-hang-bang-thao-duoc-la-cach-duoc-nhieu-nguoi-lua-chon

Cải thiện khô khớp háng bằng thảo dược là cách được nhiều người lựa chọn

Biện pháp phòng ngừa khô khớp háng

Mặc dù không thể ngăn ngừa tất cả các nguyên nhân gây đau hông, nhưng có một số điều bạn có thể làm để chủ động trong vấn đề này:

  • Có các biện pháp giảm cân nếu bạn thừa cân hoặc béo phì.
  • Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, khoa học có đủ vitamin D và canxi để duy trì sức khỏe xương khớp.
  • Tạo thói quen tập thể dục hàng ngày để duy trì sức mạnh của cơ xương. Bơi lội, yoga, đi bộ nhẹ nhàng là những bộ môn được các chuyên gia khuyến khích.

Trên đây là những thông tin về bệnh khô khớp háng. Hy vọng bài viết đã cung cấp được những thông tin hữu ích đến bạn. Tốt nhất, khi thấy xuất hiện dấu hiệu khô khớp háng, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng sản phẩm thảo dược có chứa thành phần tự nhiên như màng vỏ trứng, dây đau xương, chiết xuất nhũ hương,... dùng cho người bị khô khớp, cứng khớp, đau mỏi khớp, thoái hóa khớp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể để lại câu hỏi hoặc số điện thoại dưới bài viết, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp tận tình.

Tài liệu tham khảo:

https://www.verywellhealth.com/common-causes-of-hip-pain-2696406 

https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases--conditions/snapping-hip/ 

https://www.webmd.com/osteoarthritis/hip-osteoarthritis-degenerative-arthritis-hip

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo

Zalo

Chat cùng chuyên gia qua Messenger