Biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp cho bạn tham khảo

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý gây ra những tổn thương đến khớp, thậm chí tình trạng này có thể làm ảnh hưởng đến nhiều vị trí khác nhau như: Tim mạch, mắt, da, phổi,... Để cải thiện bệnh đồng thời tăng cường chức năng thể chất thì chúng ta cần lựa chọn phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả. Cùng tìm hiểu những biện pháp điều trị bên dưới nhé!

Viêm khớp dạng thấp là bệnh gì?

Viêm khớp dạng thấp (hay còn gọi viêm đa khớp dạng thấp) là một chứng bệnh tự miễn xuất hiện khi hệ thống miễn dịch tấn công vào các mô trong chính cơ thể. Khác với triệu chứng gây mòn do thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến niêm mạc của khớp, gây viêm, sưng đau và tệ hơn có thể dẫn đến xói mòn xương hoặc biến dạng khớp.

Bộ phận thường gặp tình trạng này phải kể đến: Bàn tay, đầu gối hoặc mắt cá chân. Viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở cùng một khớp cả hai bên của cơ thể, ví dụ như hai tay hoặc hai đầu gối. 

hinh-anh-benh-viem-khop-dang-thap

Hình ảnh bệnh viêm khớp dạng thấp

>>> XEM THÊM: Viêm khớp gối tràn dịch có nguy hiểm không?

Cách điều trị viêm khớp dạng thấp bằng liệu pháp y tế

Hiện nay, các liệu pháp y tế giúp cải thiện triệu chứng viêm khớp dạng thấp thường được áp dụng đó là: Châm cứu hoặc sử dụng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp.

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng cách châm cứu 

Liệu pháp châm cứu dành cho bệnh lý viêm khớp dạng thấp là những kích thích vật lý tác động vào cơ, mạch máu, thần kinh, da,... nhằm giúp giảm đau, chống viêm, giãn cơ và lưu thông hệ tuần hoàn.

Khi dùng phương pháp này, bác sĩ sẽ cẩn trọng xem xét tình trạng bệnh cụ thể như vị trí đau ở đâu, các triệu chứng kèm theo ra sao. Từ đó xác định được các huyệt đạo cũng như lựa chọn kỹ thuật châm cứu thích hợp (như điện châm, thủy châm, ngải cứu).

Thông thường trong châm cứu, bác sĩ hay dùng liệu pháp điện châm. Phương pháp điện châm được áp dụng và lên phác đồ điều trị dựa vào từng thể bệnh.

  • Đối với những người viêm khớp dạng thấp có đợt tiến triển cấp (thể phong thấp nhiệt tý) sẽ điện châm tần số nhanh trong vòng 20-30 phút/lần và châm những huyệt: Khúc trì, hợp cốc, phong trì, phong môn, a thị huyệt, túc tam lý, huyết hải.
  • Đối với những người viêm khớp dạng thấp giai đoạn mãn tính có tiến triển chậm (thể nhiệt thương âm) sẽ châm tần số chậm trong vòng 20-30 phút/lần và châm những huyệt: Khúc trì, a thị huyệt, phong trì, phong môn, huyết hải, hợp cốc, tam âm giao, túc tam lý, thái khê.
  • Còn riêng đối với tình trạng viêm khớp dạng thấp kéo dài có biến dạng hay dính khớp (thể đàm ứ ở kinh lạc) thì sẽ châm ở tần số chậm tại các huyệt: Phong môn, huyền chung, a thị huyệt, đại chuỳ, huyết hải, khúc trì, âm lăng tuyền, túc tam lý.

cac-vi-tri-huyet-dao

Các vị trí huyệt đạo 

Sử dụng thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp

Những loại thuốc thường hay được dùng để kiểm soát các chứng bệnh về viêm khớp dạng thấp kể đến như: Nsaid, corticosteroid, Dmard, thuốc sinh học trị viêm khớp, cụ thể:

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể làm giảm đau đồng thời giảm bớt sự viêm nhiễm. Với những người mới phát bệnh có dấu hiệu viêm đau nhẹ sẽ được dùng thuốc kháng viêm ức chế không chọn lọc nhằm giảm bớt các triệu chứng.

Còn với trường hợp nặng hơn hoặc không còn đáp ứng thuốc kháng viêm ức chế không chọn lọc sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng viêm ức chế chọn lọc COX2. 

  • Nhóm ức chế COX không chọn lọc như: Diclofenac, piroxicam, cyclodextrin,... 
  • Nhóm ức chế chọn lọc COX-2 như: Celecoxib, meloxicam, etoricoxib,...

Lưu ý: 

  • Cẩn trọng khi dùng thuốc kháng viêm không steroid cho người có tiền sử hoặc những vấn đề về dạ dày, tim mạch, người già yếu,...
  • Chức năng thận cần được thường xuyên theo dõi.
  • Cẩn trọng khi dùng thuốc dài ngày.
  • Trong quá trình dùng thuốc kháng viêm không steroid, cần kết hợp thuốc ức chế bơm proton nhằm hạn chế phản ứng phụ lên dạ dày.

nguoi-benh-can-can-trong-khi-su-dung-thuoc-khang-viem-trong-dieu-tri-viem-khop-dang-thap

Người bệnh cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc kháng viêm trong điều trị viêm khớp dạng thấp

Corticosteroids 

Đối với người mắc tình trạng viêm khớp tiến triển hay đau nhức nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn nhóm thuốc Corticosteroids sử dụng ngắn hạn. Tuỳ thuộc vào mức độ bệnh cũng như tình trạng sức khỏe mà người bệnh được sử dụng liều lượng Corticosteroids thích hợp. Các loại thuốc thuộc nhóm Corticosteroids hay được dùng gồm: Prednisone, prednisolone, methylprednisolone.

Dmard

Đây là nhóm thuốc thường xuyên được sử dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp với tác dụng giúp kiểm soát và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Trong suốt quá trình điều trị, người bệnh sẽ được khám tổng quát, theo dõi triệu chứng lâm sàng để đánh giá và điều chỉnh liều lượng thuốc sao cho phù hợp.

Thuốc sinh học trị viêm khớp

Dòng thuốc này được phát minh nhằm chống lại những tế bào miễn dịch tấn công và gây hại đến các mô khoẻ mạnh của cơ thể.

Thuốc sinh học trị viêm khớp thường được sử dụng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da. Những loại thuốc sinh học điều trị viêm khớp dạng thấp gồm: Adalimumab-atto, tocilizumab, abatacept, baricitinib, certolizumab, anakinra, rituximab, sarilumab, infliximab, adalimumab.

>>> XEM THÊM: Người bị viêm khớp kiêng ăn gì và nên bổ sung gì? 

Cách điều trị viêm khớp dạng thấp bằng phẫu thuật

Khi điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc không còn đáp ứng được nữa thì bác sĩ sẽ cân nhắc và xem xét phẫu thuật cho người bệnh. Một số phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng trong điều trị là: Thay khớp hoàn toàn, loại bỏ bao khớp, hợp nhất một khớp,… Cụ thể:

Thay khớp hoàn toàn

Một số người mắc viêm khớp dạng thấp khiến vùng khớp ở háng, tay, chân,... bị tổn thương và hư hỏng nghiêm trọng sẽ được can thiệp thay thế hoàn toàn bằng khớp nhân tạo. Phương pháp này sẽ được thực hiện bằng cách loại bỏ những bộ phận bị thương tổn của khớp, sau đó chèn một bộ phận giả làm bằng kim loại và nhựa nhằm phục hồi chức năng vận động.

dieu-tri-viem-khop-dang-thap-bang-cach-thuc-hien-phau-thuat-thay-khop-hang

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng cách thực hiện phẫu thuật thay khớp háng 

Loại bỏ bao khớp 

Phẫu thuật nội soi giúp loại bỏ bao khớp bị viêm có thể được thực hiện trên khuỷu tay, đầu gối, cổ tay, hông hoặc ngón tay. Với phương pháp phẫu thuật này, bác sĩ sẽ quan sát mọi ngóc ngách trong khớp, từ đó can thiệp sâu vào vùng tổn thương để loại bỏ đi phần bao khớp. Điều này giúp giảm những nguy cơ biến chứng về khớp.

Hợp nhất một khớp 

Hợp nhất khớp được cho là phương pháp phẫu thuật tốt hơn trong trường hợp thay khớp không khả thi. Cách này có ưu điểm giúp sắp xếp lại khớp theo đúng trật tự giải phẫu. Hơn nữa, phương pháp này còn giúp những cơn đau do viêm giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, theo lời khuyên của bác sĩ, chỉ nên nghĩ đến phương pháp trên nếu các cách khác không thể điều trị được. Nguyên do là bởi, hợp nhất khớp sẽ mang lại một số ảnh hưởng nhất định, khiến việc vật lý trị liệu hồi phục chậm hơn.

Chỉnh sửa gân xung quanh viêm khớp dạng thấp

Khi bị viêm và tổn thương khớp nghiêm trọng có thể khiến gân xung quanh khớp của bạn bị lỏng và tệ hơn là vỡ. Chính vì thế nên cần phương pháp phẫu thuật can thiệp, chỉnh sửa những đường gân xung quanh khớp của bạn, từ đó giúp bạn thoát khỏi tình trạng nguy cấp đó.

4 cách điều trị viêm khớp dạng thấp tại nhà

Ngoài những phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc thì người bệnh có thể sử dụng các biện pháp ngăn ngừa và hỗ trợ giảm triệu chứng tại nhà như sau:

Áp dụng chườm nóng, chườm lạnh 

Dùng một túi chườm lạnh đặt lên vị trí bị đau 15 phút mỗi lần, thực hiện 3 đến 4 lần/ ngày sẽ giúp co mạch máu, giảm lưu lượng máu đến vùng bị tổn thương. Điều này làm chậm quá trình sưng tấy, viêm đau khớp. Phương pháp này sử dụng hơi lạnh một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tại vùng trị liệu, có công dụng như thoa thuốc tê, giúp ngăn chặn sự dẫn truyền cơn đau lên não bộ.

Ngoài chườm đá thì chườm nóng cũng là biện pháp có tác dụng giảm co thắt cơ và giảm co cứng, thư giãn xương khớp, cải thiện tình trạng viêm sưng ở các khớp, đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi khớp.

dieu-tri-viem-khop-dang-thap-bang-chuom-lanh

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng chườm lạnh

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng bài tập vận động

Có nhiều người nghĩ rằng bị viêm khớp dạng thấp nên tránh vận động vì lo sợ bệnh sẽ trở nặng. Nhưng đây là một quan niệm sai vì theo các nhà nghiên cứu, việc tập luyện đúng cách với chức năng của khớp sẽ giúp cải thiện biểu hiện suy nhược cơ. Hơn nữa, các bài tập vận động còn giúp giảm được nguy cơ về tim mạch, duy trì cân nặng phù hợp, từ đó giảm được áp lực lên xương khớp.

Tuỳ vào từng tình trạng mà người bệnh có thể áp dụng các bài tập vận động phù hợp như: Kéo căng cơ, đi bộ, thuỷ trị liệu, tập thể dục đặc biệt cho các khớp tổn thương,... 

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thiết bị hỗ trợ

Thiết bị hỗ trợ trong điều trị viêm khớp dạng thấp cũng là một phương pháp cần được nhắc đến vì chúng giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng trong quá trình trị liệu. Một số thiết bị hỗ trợ dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp mà người bệnh có thể tham khảo:

  • Nẹp khớp: Giúp thuyên giảm triệu chứng viêm đau tại chỗ.
  • Giày chỉnh hình, dụng cụ hỗ trợ xương bàn chân được đặt tại vị trí gần khớp ngón chân giúp giảm đau do trọng lực.

Điều trị viêm khớp dạng thấp với chế độ sinh hoạt lành mạnh

Với những ai đang mắc bệnh lý này cần tuân thủ chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ nghỉ đủ giấc, có chế độ ăn uống hợp lý, không hút thuốc. Cụ thể, người bị viêm khớp dạng thấp nên ăn uống theo chế độ chống viêm:

  • Trái cây tươi: Nho, cam, đu đủ, quả mọng, kiwi,...
  • Rau có màu sắc xanh đậm: Bông cải xanh, rau bina,...
  • Axit béo omega-3: Cá béo, hải sản, các loại quả hạch,...
  • Những loại rau củ: Súp lơ, khoai lang, cà rốt,...

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thảo dược tự nhiên

Ngoài sử dụng phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc tây, bạn có thể bổ sung sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính từ màng vỏ trứng giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, cải thiện ổ khớp và làm khớp vận động linh hoạt hơn. Trong một nghiên cứu năm 2018 về tác dụng có lợi của màng vỏ trứng tự nhiên so với giả dược trong việc giảm đau khớp đã cho kết quả như sau:

  • Màng vỏ trứng phục hồi nhanh chóng những cơn đau khớp, cứng khớp và khó chịu khi kết hợp với tập thể dục.
  • Màng vỏ trứng giúp gia tăng các chất bảo vệ sụn khớp nếu sử dụng đều đặn.

mang-vo-trung-thanh-phan-giup-bo-sung-duong-chat-cho-khop

Màng vỏ trứng - Thành phần giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp

Không những vậy, sản phẩm thảo dược này có sự kết hợp với thành phần dây đau xương, nhũ hương, glucosamin sulfat,... hỗ trợ giảm đau, mỏi khớp và ngăn ngừa thoái hóa khớp. Với các thành phần từ thiên nhiên, sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính là màng vỏ trứng vô cùng lành tính và không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. 

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu về những cách điều trị viêm khớp dạng thấp. Đặc biệt, bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính từ màng vỏ trứng giúp làm giảm đau, mỏi khớp, ngăn ngừa thoái hóa khớp.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về cách điều trị viêm khớp dạng thấp và sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính từ màng vỏ trứng, bạn hãy để lại thông tin câu hỏi hoặc số điện thoại để được tư vấn giải đáp.

Anh Thư

Tài liệu tham khảo

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/rheumatoid-arthritis/diagnosis-treatment/drc-20353653 

https://www.hopkinsarthritis.org/arthritis-info/rheumatoid-arthritis/ra-treatment/ 

https://www.healthline.com/health/rheumatoid-arthritis#home-remedies 

https://www.arthritis.org/diseases/rheumatoid-arthritis 

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo

Zalo

Chat cùng chuyên gia qua Messenger