Viêm khớp cổ chân - Bệnh nguy hiểm mà nhiều người mắc phải

Viêm khớp cổ chân là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Nhưng hiện nay, người trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh cao. Nhiều người có tâm lý chủ quan, coi nhẹ việc điều trị khiến bệnh viêm khớp cổ chân trở nên nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày.

Viêm khớp cổ chân là gì? 

Theo thống kê, những trường hợp được chẩn đoán viêm khớp, bệnh viêm khớp cổ chân chiếm đến 35%. Trong đó, nhân viên văn phòng, vận động viên và những người lao động chân tay là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

Viêm khớp cổ chân xảy ra khi phần sụn đệm giữa hai đầu xương nối bị tổn thương hay hư hỏng. Điều này dẫn đến đau, cứng khớp và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thường ngày của người bệnh. Bệnh lý xương khớp này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. 

viem-khop-co-chan-la-mot-benh-ly-xuong-khop-pho-bien

Viêm khớp cổ chân là một bệnh lý xương khớp phổ biến

Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh viêm khớp cổ chân

Nắm rõ nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh viêm khớp cổ chân sẽ giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn.

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp cổ chân

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân sâu xa gây ra các bệnh lý xương khớp bao gồm viêm khớp cổ chân, là tình trạng cơ thể không đủ chất dinh dưỡng cần thiết nuôi dưỡng khớp. 

Theo y học hiện đại, đa số những trường hợp bị viêm khớp cổ chân đều bắt nguồn từ một trong hai yếu tố là chấn thương khớp trước đó hoặc tình trạng bệnh lý nền. Phần còn lại thường khởi phát từ các yếu tố nguy cơ khác. Cụ thể:

  • Viêm khớp cổ chân có dịch do chấn thương: Khớp cổ chân là vị trí đặc biệt dễ bị tổn thương, gãy xương,... Đây là một khớp mà khi chấn thương sẽ có nguy cơ bị viêm cao gấp 7 lần các vị trí khác. Trên thực tế, 70 - 80% các trường hợp viêm khớp cổ chân xảy ra ở cổ chân đã bị chấn thương.
  • Viêm khớp cổ chân gây ra bởi các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn: Khoảng 12% trường hợp viêm khớp cổ chân có liên quan đến tình trạng bệnh lý tiềm ẩn như: Viêm khớp dạng thấp, lupus, rối loạn đông máu, các khuyết tật bẩm sinh, tổn thương xương và sụn của khớp cổ chân do lưu thông máu kém, thoái hóa xương khớp,... 
  • Các yếu tố nguy cơ khác: Tuổi cao, thừa cân béo phì, tiền sử gia đình,... là những yếu tố nguy cơ có thể phát triển thành viêm khớp cổ chân. 

viem-khop-co-chan-thuong-gap-o-nguoi-cao-tuoi

Viêm khớp cổ chân thường gặp ở người cao tuổi

>>> XEM THÊM: Nguyên nhân gây tràn dịch khớp cổ chân và cách điều trị

Dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm khớp cổ chân

Nhận biết những triệu chứng sớm của viêm khớp cổ chân có thể giúp điều trị hiệu quả. Một số dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh bao gồm:

  • Đau khớp cổ chân: Cơn đau khớp có thể âm ỉ hoặc buốt và dữ dội. Cơn đau xuất hiện sau khi vận động khớp mạnh và biến mất lúc người bệnh nghỉ ngơi. Những người bị viêm khớp cổ chân do bệnh có xu hướng đau nhiều hơn so với người bị viêm sau chấn thương.
  • Cứng mắt cá chân: Sưng khớp và ma sát xương khiến cho mắt cá chân cứng, kém linh hoạt. Người bệnh có thể nhận thấy tình trạng cứng và đau khi cố gắng rời khỏi giường vào buổi sáng hoặc sau một thời gian dài ngồi với một tư thế. 
  • Sưng khớp cổ chân: Khi sụn mắt cá bị mòn đi, xương mác và xương chày có thể cọ xát với nhau. Lúc này, khu vực khớp sẽ tiết ra một lượng dịch để giảm ma sát. Chất lỏng dư thừa này là nguyên nhân gây ra tình trạng sưng tấy.
  • Nghe tiếng cổ chân lạo xạo: Cảm giác lạo xạo hoặc nghe thấy âm thanh lạch cạch khi vận động là dấu hiệu cho thấy sụn đã bị bào mòn và không bảo vệ xương khỏi ma sát. 

dau-va-sung-la-dau-hieu-thuong-gap-nhat-cua-benh-viem-khop-co-chan

Đau và sưng là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh viêm khớp cổ chân

Bệnh viêm khớp cổ chân có nguy hiểm không?

Bệnh viêm khớp cổ chân gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh. Từ giai đoạn đầu, người bệnh đã gặp nhiều khó khăn trong việc cử động, di chuyển. Khi bệnh tiến triển, cơn đau ngày càng dữ dội, người bệnh còn phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm màng bao hoạt dịch khớp cổ chân: Khi khớp bị viêm lâu ngày, màng hoạt dịch sẽ càng dày lên, thúc đẩy lượng máu chảy về khớp cổ chân một cách bất thường gây ra viêm.
  • Teo cơ, biến dạng xương: Người bệnh viêm khớp bị đau thường ngại vận động. Lâu ngày, các cơ khớp dần teo và xương bị biến dạng.
  • Tàn phế: Khi bệnh viêm khớp cổ chân trở nên quá nghiêm trọng, không thể khắc phục được nữa, người bệnh có nguy cơ mất đi khả năng vận động khớp cổ chân vĩnh viễn. 

Phác đồ điều trị viêm khớp cổ chân phổ biến

Khi có biểu hiện đau, cứng khớp cổ chân, bạn nên tiến hành khám để xác định được nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể tham khảo các cách điều trị viêm khớp cổ chân dưới đây.

Điều trị bệnh viêm khớp cổ chân theo tây y

Cách điều trị viêm khớp cổ chân bắt đầu bằng việc thay đổi lối sống để kiểm soát các triệu chứng. Ví dụ như đi giày có đệm lót hoặc sử dụng nẹp cổ chân để hỗ trợ thêm. 

Ngoài ra, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc trị viêm khớp cổ chân như:

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid: Acetaminophen, Naproxen hoặc Ibuprofen,…
  • Các loại thuốc dạng kem, gel bôi ngoài da để sử dụng trực tiếp lên vùng bị đau ở khớp cổ chân.
  • Với những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh sẽ được chỉ định tiêm corticoid ngay tại chỗ.

thuoc-tay-y-chu-yeu-tap-trung-vao-cai-thien-trieu-chung-cua-viem-khop-co-chan

Thuốc tây y chủ yếu tập trung vào cải thiện triệu chứng của viêm khớp cổ chân

Trong trường hợp các phương pháp trên không đáp ứng, phẫu thuật có thể là lựa chọn tiếp theo. Phẫu thuật được áp dụng khi viêm khớp cổ chân làm mất khả năng vận động hoặc có xuất hiện biến chứng kèm theo. Một số hình thức phẫu thuật viêm khớp cổ chân được áp dụng như:

  • Phẫu thuật nội soi: Phù hợp với những đối tượng bị viêm khớp cổ chân khu trú. Phương pháp này không hiệu quả đối với bệnh viêm khớp ở phạm vi rộng. 
  • Phẫu thuật kết hợp: Đây là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh viêm khớp cổ chân nâng cao. Phương pháp này được tiến hành để loại bỏ phần bị mòn của khớp, sau đó giữ xương vĩnh viễn ở một vị trí.
  • Phẫu thuật thay thế khớp cổ chân: Đây là một phương pháp điều trị đối với những trường hợp nặng, đã xuất hiện biến chứng.

Cải thiện viêm khớp cổ chân bằng sản phẩm thảo dược

Thông thường, khi sử dụng các thuốc tây y kéo dài, người bệnh rất dễ gặp phải những vấn đề ở dạ dày, thận,... Do vậy, từ lâu, thầy thuốc đã sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên như màng vỏ trứng, dây đau xương, nhựa nhũ hương,... để khắc phục viêm khớp cổ chân. 

Nhiều người bệnh nhận được tín hiệu khả quan khi dùng các loại thảo dược này. Những thảo dược này có tác dụng cụ thể như sau:

  • Màng vỏ trứng: Theo nghiên cứu của Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, hoạt chất trong màng vỏ trứng có công dụng giảm đau, chống viêm, đồng thời bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho khớp cổ chân. Sử dụng màng vỏ trứng thường xuyên còn giúp làm giảm tình trạng bị đau khớp cổ chân khi hoạt động.
  • Mủ nhũ hương: Mủ của nhũ hương từ lâu đã nổi tiếng với tác dụng cải thiện tình trạng sưng đau, tê cứng do bệnh lý xương khớp gây ra. 
  • Cao dây đau xương: Dây đau xương là vị thuốc quen thuộc được nhiều lương y ứng dụng để chữa viêm khớp, thấp khớp, chấn thương,...

Khi sử dụng các sản phẩm thảo dược có chứa màng vỏ trứng, mủ nhũ hương, cao dây đau xương,... đều đặn, người dùng sẽ được bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho xương khớp. Đồng thời, chất hoạt dịch tại khớp cũng tăng lên, các yếu tố bảo vệ và ngăn chặn thoái hóa khớp cũng được tăng cường. Không những vậy, sử dụng các loại thảo dược này lâu dài còn không gây tác dụng phụ như thuốc giảm đau chống viêm tây y, rất tốt cho sức khỏe người dùng. 

su-dung-thao-duoc-cai-thien-viem-khop-co-chan-la-bien-phap-hieu-qua-lau-dai

Sử dụng thảo dược cải thiện viêm khớp cổ chân là biện pháp hiệu quả, lâu dài

>>> XEM THÊM: Viêm khớp chân: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa và phòng ngừa

Người bị viêm khớp cổ chân kiêng ăn gì? Nên ăn gì?

Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ hỗ trợ cải thiện cho người bị viêm khớp cổ chân. Các chuyên gia khuyên người bệnh nên có chế độ ăn uống như sau:

  • Tăng cường các loại cá có hàm lượng omega-3, omega-6 cao như: Cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá mòi,… Các hoạt chất này đã được nghiên cứu khoa học giúp cải thiện tình trạng đau khớp và cứng khớp. 
  • Bổ sung các loại quả mọng như cam, chanh, dâu tây, việt quất,… để nâng cao hệ miễn dịch, ức chế phản ứng viêm và ngăn ngừa bệnh lý xương khớp.
  • Tăng cường rau xanh, đặc biệt là rau bina, bông cải xanh, ớt chuông,…  để cung cấp thêm các chất chống oxy hóa, ngăn chặn phản ứng viêm tại khớp.
  • Hạn chế thịt đỏ, nội tạng động vật, đồ đóng hộp, thực phẩm chế biến vì có thành phần purin cao khiến tình trạng viêm thêm trầm trọng. Đồng thời, khuyến khích người bệnh ăn nhạt để hạn chế tích nước.
  • Tránh xa rượu bia, chất kích thích, đồ uống có cồn bởi khi sử dụng có thể ức chế tác dụng của thuốc điều trị.

Viêm khớp cổ chân nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, hoại tử, tàn phế,... Tốt nhất, bạn nên có biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh ngay từ sớm để hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các loại sản phẩm thảo dược chứa thành phần chiết xuất nhũ hương, màng vỏ trứng, cao dây đau xương,... giúp phòng ngừa, khắc phục các bệnh lý về xương khớp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh viêm khớp cổ chân, bạn hãy để lại câu hỏi hoặc số điện thoại tại phần bình luận bên dưới để được tư vấn giải đáp.

Tài liệu tham khảo:

https://www.arthritis-health.com/types/osteoarthritis/ankle-arthritis-symptoms

https://orthop.washington.edu/patient-care/articles/ankle/ankle-arthritis.html#:~:text=Ankle%20arthritis%20is%20a%20result,are%20the%20primary%20treatment%20strategies.

https://www.verywellhealth.com/ankle-arthritis-2549432

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo

Zalo

Chat cùng chuyên gia qua Messenger