Viêm khớp chân: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa và phòng ngừa

Viêm khớp chân là tình trạng tổn thương, bào mòn lớp sụn khớp khiến cho khớp chân bị sưng đau, làm cho việc cử động của bạn trở nên khó khăn. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng và phổ biến nhất ở người cao tuổi. Vậy đâu là dấu hiệu để nhận biết viêm khớp chân? Nguyên nhân và cách chữa trị ra sao? Mời bạn xem bài viết dưới đây.

Viêm khớp chân là gì?

Viêm khớp là một thuật ngữ nói về các bệnh lý liên quan đến khớp điển hình như: Viêm khớp chân, viêm khớp ngón chân, viêm khớp bàn chân,... Bất cứ khớp nào trên cơ thể cũng đều có thể viêm. 

Những triệu chứng điển hình nhất của viêm khớp chân là đau, sưng đỏ, cứng các cơ tại khớp và thường trở nặng dần theo thời gian nếu không được điều trị đúng cách.

Benh-viem-khop-chan-bieu-hien-bang-su-sung-dau-o-cac-khop-goi-chan

Bệnh viêm khớp chân biểu hiện bằng sự sưng đau ở các khớp gối, chân

Nguyên nhân hình thành nên bệnh viêm khớp chân?

Không có bất kỳ một nguyên nhân chung nào gây ra viêm khớp chân trong mọi trường hợp, nhưng có thể kể đến một số yếu tố thường gặp sau đây:

  • Tác nhân từ quá trình lão hoá: Tuổi tác cao làm cho xương khớp bị thoái hoá, viêm sụn, suy yếu và bào mòn ở lớp sụn bao quanh khớp khiến chúng bị mỏng đi. Khi các sụn bị tổn thương kéo theo tình trạng những đầu xương cọ xát vào nhau, từ đó gây nên sưng, đau.
  • Chấn thương: Sau một chấn thương ở khớp hoặc phần mềm xung quanh khớp cũng có thể dẫn tới bệnh lý viêm khớp.
  • Ảnh hưởng bởi thời tiết: Việc thay đổi thời tiết thất thường tác động tới độ nhớt của dịch khớp. Đặc biệt vào mùa đông khi dịch khớp đặc quánh lại, không đáp ứng đủ lượng bôi trơn cần thiết khiến khớp dễ bị viêm nhiễm và tổn thương.
  • Béo phì: Đây là nguyên nhân khiến các khớp chịu nhiều áp lực dẫn tới tốc độ lão hoá khớp nhanh và dễ mắc những bệnh lý xương khớp.
  • Do nhiễm khuẩn: Là tình trạng viêm khớp nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, biểu hiện cụ thể bởi các triệu chứng khớp sưng, đau.
  • Di truyền: Đây cũng là yếu tố liên quan đến bệnh lý này, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp.

Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ sau cũng có thể gây ra tình trạng viêm khớp chân, cụ thể:

  • Thói quen lười vận động làm tăng nguy cơ béo phì, các bệnh về xương khớp trong đó có bệnh viêm khớp chân. Tình trạng này thường gặp ở người trẻ.
  • Vận động, sinh hoạt sai tư thế hay tính chất công việc trong thời gian dài khiến khớp bị phù nề, phát triển lên thành viêm khớp chân.

>>> XEM THÊM: Cảnh báo về đau khớp cổ tay - Thông tin hữu ích cho bạn

Các loại viêm khớp chân phổ biến

Trên thực tế, viêm khớp chân được chia thành nhiều dạng khác nhau với triệu chứng và cách chữa hoàn toàn riêng biệt. Một vài bệnh lý viêm khớp chân thường gặp phải bao gồm:

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp hay còn được biết đến với tên gọi là viêm đa khớp dạng thấp, một căn bệnh do hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các mô trong chính cơ thể. Và hậu quả là các khớp bị tổn thương gây sưng đỏ, xơ cứng, tệ hơn là tình trạng biến dạng khớp, thoái hoá mô khớp. Chứng bệnh này thường xảy ra ở các khớp gối, khớp bàn chân, khớp tay,...

Hinh-anh-ve-viem-khop-dang-thap

Hình ảnh về viêm khớp dạng thấp

Thoái hoá khớp chân

Thoái hoá khớp chân là một bệnh khá phổ biến, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sụn, các mô bao quanh khớp, niêm mạc khớp, xương bên dưới khớp. Bệnh xuất hiện khi lớp sụn bị bào mòn làm giảm đi chức năng bảo vệ của chúng, dẫn đến hiện tượng cứng và đau khớp. Người bệnh ở giai đoạn nặng sẽ phải đối mặt với tình trạng đau nhói vùng khớp, đồng thời việc vận động trở nên khó khăn.

Những khớp hoạt động nhiều kể đến như: Đầu gối, khớp cổ chân, khớp ngón chân cái,... thường dễ bị ảnh hưởng bởi bệnh lý này.

Viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh lý khớp bị viêm nhiễm do sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh theo đường máu tới khớp hoặc có thể gặp sau chấn thương. Viêm khớp nhiễm khuẩn gây đau và sưng tấy thường hay gặp tại: Khớp mắt cá chân, khớp tay, khớp gối.

Tác nhân của hầu hết các loại viêm ở khớp do các vi khuẩn kể đến như: Neisseria gonorrhoeae, Streptococcus, Candida albicans, Staphylococcus, Mycobacterium tuberculosis,...

Triệu chứng khi mắc phải bệnh viêm khớp chân

Không phải ai bị viêm khớp cổ chân cũng đều gặp cùng một triệu chứng mà phải tuỳ thuộc theo từng giai đoạn và mức độ bệnh. Các triệu chứng phổ biến dễ dàng nhận thấy nhất bao gồm:

  • Đau nhức phần khớp và một số vị trí ở xung quanh. Trong trường hợp trở nặng, bạn có thể bị đau nhức dữ dội bất kể ngày đêm khiến cho việc cử động của khớp vô cùng khó khăn.
  • Sưng phù, tấy đỏ phần khớp, đôi khi cơn đau xuất hiện khi bạn chạm nhẹ vào vị trí viêm khớp chân.
  • Khó cử động do tình trạng bị cứng khớp và thường nhận ra rõ nhất sau khi ngủ dậy.
  • Khớp kêu lục cục: Điều này xuất phát từ sự giảm sút lượng dịch bôi trơn cùng với sự bào mòn sụn làm cho đầu xương va chạm với nhau, phát ra tiếng ở những vùng khớp bị tổn thương.
  • Biến dạng khớp: Tình trạng viêm khớp chân không được điều trị kịp thời dẫn đến nặng làm cho phần sụn xương bị tổn thương nghiêm trọng và gây biến dạng khớp.

Ngoài những triệu chứng kể trên thì bệnh nhân bị viêm khớp cũng có thể có các biểu hiện như: Mệt mỏi, sốt hay mất ngủ,...

Viem-khop-chan-gay-ra-trieu-chung-sung-tay-do-vung-khop-bi-viem

Viêm khớp chân gây ra triệu chứng sưng tấy đỏ vùng khớp bị viêm

Những đối tượng dễ mắc bệnh viêm khớp chân

Bệnh viêm khớp chân có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tuy nhiên, hay gặp ở một số đối tượng sau: 

  • Người cao tuổi.
  • Nữ giới mắc viêm khớp chân nhiều hơn nam giới, chiếm khoảng 60% người bị viêm khớp.
  • Người thường xuyên làm việc nặng, ngồi lâu một tư thế trong thời gian dài cũng rất dễ bị viêm khớp.
  • Những người bị thừa cân hoặc đang có các yếu tố di truyền như bệnh lý lupus ban đỏ hệ thống,...

Bệnh viêm khớp chân có nguy hiểm hay không?

Viêm khớp chân là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không chữa trị kịp thời thì tình trạng bệnh sẽ càng xấu đi và dần trở thành mạn tính. Lúc này, người bệnh phải đối mặt với những biến chứng nặng nề như: Teo cơ, biến dạng khớp và tệ hơn bại liệt.

Bị viêm khớp cần phải làm gì?

Nhằm giảm bớt cơn đau, cải thiện chức năng của khớp và trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường, người bệnh có thể cải thiện viêm khớp chân bằng một số biện pháp điều trị sau:

Phương pháp tây y

Phương pháp này, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng các loại thuốc trị viêm khớp kể đến như: Thuốc giảm đau, kháng viêm không chứa steroid, tác nhân sinh học, thuốc chống thấp tác dụng chậm, thuốc chứa Corticosteroid,... Từ đó, giúp bệnh tình thuyên giảm đáng kể nhưng bên cạnh đó vẫn còn tiềm ẩn các tác dụng phụ: Buồn nôn, đau đầu, đau dạ dày, chóng mặt,…

Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc mà cần tuân thủ theo hướng dẫn chỉ định từ các bác sĩ có chuyên môn.

Phương pháp phẫu thuật

Đây là phương pháp được đưa ra trong trường hợp người bệnh không còn đáp ứng được với bất kỳ phương pháp điều trị nào khác mà buộc phải tiến hành phẫu thuật. Một số biện pháp phẫu thuật được sử dụng trong điều trị viêm khớp chân nặng là: Thay hoặc làm cứng khớp, cải thiện mô sụn, cấy ghép tế bào,...

>>> XEM THÊM: Biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp cho bạn tham khảo

Những biện pháp ngăn ngừa bệnh viêm khớp chân

Có những yếu tố hình thành bệnh viêm khớp chân ngoài tầm kiểm soát của bạn như yếu tố di truyền hay tuổi tác. Tuy nhiên, có một vài thói quen tốt nên duy trì nhằm làm giảm nguy cơ phát triển bệnh.

Thường xuyên tập luyện thể dục

Bên cạnh việc giảm trọng lượng dư thừa gây sức ép cho khớp thì rèn luyện thể dục thường xuyên còn giúp gia tăng sức mạnh của các cơ bao quanh khớp. 

Để tối đa hiệu quả tập luyện, bạn cần thực hiện thêm một vài động tác kéo giãn nhằm duy trì sự linh động các khớp. Đồng thời, bạn nên kết hợp tập luyện giữa các bộ môn như: Đi bộ, bơi lội, nhảy nhịp điệu,...

Tap-the-duc-thuong-xuyen-nham-nang-cao-suc-khoe-tot-hon

Tập thể dục thường xuyên nhằm nâng cao sức khỏe tốt hơn

Bổ sung những loại cá béo vào thực đơn

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các loại cá béo (cá hồi, cá mòi, cá thu,...) chứa rất nhiều axit béo omega-3 cực kỳ tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia khuyên rằng, người mắc viêm khớp nên ăn cá ít nhất 2 lần mỗi tuần.

Cân nặng cần được kiểm soát

Như đã nhắc đến ở trên thì cân nặng cũng chính là một nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý viêm khớp. Không những vậy, phụ nữ thừa cân sẽ tiềm ẩn nguy cơ thoái hóa khớp gấp 4 lần so với người có cân nặng bình thường. Chính vì vậy, bạn hãy duy trì chế độ ăn dinh dưỡng để kiểm soát tốt cân nặng, giúp tránh được các bệnh lý viêm xương khớp.

Sử dụng những sản phẩm thảo dược 

Hiện nay, những sản phẩm thảo dược từ thiên nhiên về xương khớp đang được nhiều người tin dùng vì mang lại lợi ích đa dạng. Ngoài việc giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp, các sản phẩm này còn hỗ trợ cải thiện một số tình trạng bệnh như: Giảm viêm khớp bàn chân, viêm khớp ngón chân, viêm khớp cổ chân có dịch, viêm khớp gối, viêm khớp cấp tính,... 

Với thành phần chủ yếu từ thiên nhiên hỗ trợ làm trơn ổ khớp, giúp khớp vận động linh hoạt, bạn hãy cân nhắc lựa chọn các sản phẩm có chứa một số thảo dược như: Cao dây đau xương, Nhũ hương, màng vỏ trứng,… để đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất. 

Day-dau-xuong-ho-tro-dieu-tri-cac-benh-ly-xuong-khop-hieu-qua

Dây đau xương hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp hiệu quả

Không những vậy, thành phần màng vỏ trứng đã được nghiên cứu năm 2018 về tác dụng của màng vỏ trứng tự nhiên so với giả dược trong việc giảm đau khớp. Kết cho cho thấy, màng vỏ trứng phục hồi nhanh chóng những cơn đau khớp, cứng khớp và khó chịu khi kết hợp với tập thể dục. Đồng thời giúp gia tăng các chất bảo vệ sụn khớp nếu sử dụng đều đặn.

Trên đây toàn bộ những thông tin về viêm khớp chân mà chúng tôi đã tổng hợp. Mong rằng nó sẽ giúp ích được cho bạn trong việc phòng và điều trị bệnh lý này hiệu quả hơn. Để phòng ngừa bệnh lý xương khớp, bạn hãy sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần dây đau xương, nhũ hương, màng vỏ trứng,... 

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về viêm khớp chân hay sản phẩm thảo dược, bạn hãy để lại thông tin câu hỏi hoặc số điện thoại bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/arthritis/symptoms-causes/syc-20350772 

https://www.medicinenet.com/14_early_signs_of_arthritis_in_the_legs/article.htm 

https://www.healthline.com/health/arthritis#causes 

https://www.everydayhealth.com/arthritis/pain-and-stiffness.aspx 

https://adventpt.com/two-hip-and-leg-arthritis-causes-in-byron-center-mi/

 

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo

Zalo

Chat cùng chuyên gia qua Messenger