Nguyên nhân gây tràn dịch khớp cổ chân và cách điều trị

Khớp cổ chân là khớp phải hoạt động liên tục nên nguy cơ bị tràn dịch cao hơn những vị trí khác. Vậy triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh tràn dịch khớp cổ chân như thế nào? Mời các bạn theo dõi ngay thông tin trong bài viết sau đây.

Tràn dịch khớp cổ chân là gì?

Thông thường, dịch nhầy bên trong khớp được tiết ra để bôi trơn và nuôi dưỡng sụn khớp. Đối với người khỏe mạnh, lượng dịch này tiết ra rất ít. Trong trường hợp khớp bị chấn thương hoặc do một số nguyên nhân bất thường khác thì dịch khớp sẽ tiết ra nhiều hơn và gây hiện tượng tràn dịch. 

Dấu hiệu tràn dịch khớp cổ chân điển hình bao gồm:

  • Sưng từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng.
  • Đau âm ỉ đến đau buốt cản trở việc cử động.
  • Cứng khớp làm hạn chế phạm vi chuyển động của cổ chân hoặc hoàn toàn bất động khớp.
  • Đỏ và nóng vùng da xung quanh khớp cổ chân.

Tùy thuộc vào nguyên nhân, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng tràn dịch khớp cổ chân khác nhau như:

  • Bầm tím và chảy máu trong khoang khớp do chấn thương.
  • Sốt, ớn lạnh, khó chịu và suy nhược nếu xảy ra nhiễm trùng.
  • Mất cơ tiến triển do viêm khớp lâu dài.

tran-dich-khop-co-chan-anh-huong-truc-tiep-den-kha-nang-van-dong

Tràn dịch khớp cổ chân ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động

>>> XEM THÊM: Viêm khớp chân: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa và phòng ngừa

Nguyên nhân tràn dịch khớp cổ chân phổ biến

Nguyên nhân gây ra tràn dịch khớp cổ chân có thể được phân loại theo tình trạng nhiễm trùng hoặc không nhiễm trùng (chấn thương, viêm khớp). 

  • Sự nhiễm trùng: Viêm khớp nhiễm trùng có thể bắt nguồn từ những vết thương sâu hoặc thủ thuật y tế không vô khuẩn. Tình trạng nhiễm trùng máu hay còn gọi là nhiễm trùng toàn thân, có thể khiến các khớp sưng tấy và bị tràn dịch, bao gồm cả khớp cổ chân.
  • Chấn thương: Chấn thương trong thể thao là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh tràn dịch khớp cổ chân. Khi khớp cổ chân phải chịu áp lực từ bên ngoài khiến cho phần dây chằng, xương và sụn khớp bị tổn thương. Từ đó làm mất đi tính ổn định của cấu trúc khớp và khiến tăng nguy cơ tiết dịch.
  • Viêm khớp: Ở những người bệnh bị viêm khớp, tình trạng tích nước và sưng khớp khá phổ biến. Người bị viêm khớp cấp tính và mạn tính đều có nguy cơ tăng tiết dịch khớp chân. 
  • Nguyên nhân khác: Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp nhiễm trùng  gồm: Tuổi tác, bệnh tiểu đường, sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch (IV), hệ thống miễn dịch suy yếu, sau phẫu thuật khớp cổ chân,...

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng bệnh lý xương khớp nói chung, tràn dịch khớp cổ chân nói riêng là do thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu đối với xương khớp. Từ đó khiến cho các đầu khớp bị khô, bào mòn, cọ xát với nhau gây sưng viêm.

chan-thuong-la-nguyen-nhan-pho-bien-nhat-gay-tran-dich-khop-co-chan

Chấn thương là nguyên nhân phổ biến nhất gây tràn dịch khớp cổ chân

Bệnh tràn dịch khớp cổ chân có nguy hiểm không?

Nếu viêm khớp tràn dịch cổ chân được điều trị kịp thời sẽ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, khi bệnh không đáp ứng điều trị có thể dẫn đến một số biến chứng như:

  • Hạn chế khả năng vận động ở khớp cổ chân.
  • Yếu cơ, teo cơ.
  • Hình thành túi chứa đầy dịch ở cổ chân gây đau đớn, sưng tấy.
  • Nhiễm trùng, thậm chí là gây mất chức năng khớp cổ chân. 

>>> XEM THÊM: Biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp cho bạn tham khảo

Các phương pháp điều trị tình trạng tràn dịch khớp cổ chân

Để điều trị tràn dịch khớp cổ chân hiệu quả, chuyên gia sẽ cân nhắc đến mức độ bệnh và thể trạng của từng người. Đồng thời căn cứ vào đó để đưa ra những phác đồ điều trị hợp lý nhất. 

Điều trị tràn dịch khớp cổ chân theo phương pháp nội khoa

Phương pháp chữa tràn dịch khớp cổ chân tiêu chuẩn bao gồm nghỉ ngơi, chườm đá, hạn chế vận động và dùng thuốc để cải thiện triệu chứng. Cụ thể như sau:

  • Nghỉ ngơi để khớp giảm áp lực bởi khi khớp đang bị viêm và có dịch, người bệnh càng vận động thì khớp sẽ càng sưng đau.
  • Chườm đá: Đây là một biện pháp giúp giảm đau hiệu quả đối với những cơn đau nhẹ và còn giúp giảm tình trạng sưng viêm.
  • Dùng thuốc: Bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc chống viêm, giảm phù nề để cải thiện cơn đau và hiện tượng cứng khớp. Trường hợp người bệnh bị tràn dịch khớp chân do nhiễm trùng thì có thể cần sử dụng thêm thuốc kháng sinh.

khi-tinh-trang-khong-nghiem-trong-nguoi-benh-chi-can-tu-dieu-tri-tai-nha

Khi tình trạng không nghiêm trọng, người bệnh chỉ cần tự điều trị tại nhà

Điều trị tràn dịch khớp cổ chân theo phương pháp ngoại khoa

Rất hiếm trường hợp bị tràn dịch khớp cổ chân cần phẫu thuật để điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp chấn thương khớp nghiêm trọng hoặc điều trị nội khoa không đáp ứng yêu cầu, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật.

Một số phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng trong điều trị là:

  • Chọc hút dịch khớp cổ chân: Đây là phương pháp can thiệp ít xâm lấn và khả năng xảy ra tác dụng phụ tương đối thấp nhưng lại có tỉ lệ tái phát cao.
  • Phẫu thuật nội soi: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ thực hiện rạch một vết nhỏ ở vùng cổ chân. Sau đó tiến hành loại bỏ các mô bị tổn thương và điều chỉnh chấn thương ở khớp cổ chân.
  • Thay khớp cổ chân: Với những trường hợp nặng có thể cần phải thay khớp cổ chân bị tổn thương bằng khớp nhân tạo. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, người bệnh cần được chăm sóc cẩn thận và tập vật lý trị liệu thường xuyên.

Cải thiện tràn dịch khớp cổ chân nhờ sản phẩm thảo dược

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân sâu xa gây ra các bệnh lý xương khớp là tình trạng cơ thể không có đủ chất dinh dưỡng cần thiết nuôi dưỡng khớp. Thông thường, các thuốc tây y không tác động vào nguyên nhân này nên bệnh rất dễ tái phát.

Từ lâu, các thầy thuốc đã sử dụng những loại thảo dược như màng vỏ trứng, dây đau xương, nhũ hương,... để khắc phục bệnh lý liên quan đến xương khớp. Nhiều người bệnh nhận định các loại thảo dược này cũng đáp ứng rất tốt với tình trạng tràn dịch khớp cổ chân.

  • Màng vỏ trứng: Theo nghiên cứu của Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ, thành phần trong màng vỏ trứng có tác dụng giảm đau, chống viêm và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho khớp cổ chân. Đồng thời, sử dụng màng vỏ trứng thường xuyên giúp làm giảm sự căng cứng và đau khớp khi hoạt động.
  • Nhũ hương: Một số nghiên cứu cho thấy, mủ của nhũ hương có tác dụng cải thiện tình trạng sưng đỏ, tê cứng, đau buốt do bệnh xương khớp gây ra. 
  • Dây đau xương: Từ lâu, cao dây đau xương đã là vị thuốc phổ biến trong bài thuốc chữa thấp khớp, cứng khớp hoặc những tổn thương như bong gân, sai khớp.

cac-san-pham-thao-duoc-deu-an-toan-lanh-tinh-voi-nguoi-dung

Các sản phẩm thảo dược đều an toàn, lành tính với người dùng

Quá trình hồi phục sau tràn dịch khớp cổ chân có thể kéo dài từ 3 - 6 tuần, tùy theo mức độ của các triệu chứng. Điều quan trọng nhất là bạn nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các sản phẩm thảo dược chứa thành phần  từ màng vỏ trứng, cao dây đau xương, chiết xuất nhũ hương... để phòng ngừa và cải thiện các bệnh lý xương khớp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng tràn dịch khớp cổ chân, bạn hãy để lại câu hỏi hoặc số điện thoại tại phần bình luận bên dưới để được tư vấn chi tiết.

Tài liệu tham khảo:

https://stretchcoach.com/articles/ankle-synovitis/

https://www.hss.edu/condition-list_synovitis.asp#treatments

https://www.verywellhealth.com/what-is-joint-effusion-189282

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo

Zalo

Chat cùng chuyên gia qua Messenger