Cảnh báo về đau khớp cổ tay - Thông tin hữu ích cho bạn

Đau khớp cổ tay là một trong những bệnh lý liên quan đến xương khớp. Bệnh có thể khởi phát sau một chấn thương hoặc do nhiều nguyên nhân khác. Có phải bạn đang lo lắng đau khớp cổ tay liệu có phải là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ đem đến thông tin hữu ích cho bạn về các dấu hiệu cảnh báo và cách trị đau khớp cổ tay tại nhà an toàn. Đừng bỏ lỡ!

Đau khớp cổ tay là gì? Dấu hiệu cảnh báo ra sao?

Trước khi đi vào giải đáp “Đau khớp cổ tay là gì? Dấu hiệu cảnh báo ra sao?”, bạn cần hiểu sơ qua về cấu trúc tay và cổ tay để biết rõ hơn về cấu tạo cũng như nguyên nhân gây đau khớp cổ tay thường gặp.

Bạn đã biết gì về tay và cổ tay?

Bàn tay và cổ tay của chúng ta được tạo bởi 27 xương nhỏ và 8 trong số những xương này nằm ở cổ tay. Mỗi ngón tay có 3 xương và riêng ngón cái chỉ có 2 xương. Có 5 xương trong lòng bàn tay, nối mỗi ngón tay và ngón cái với cổ tay. Bên cạnh đó còn có hơn 30 cơ kiểm soát bàn tay và cổ tay. Cơ phân bố khắp ở bàn tay, cổ tay và cẳng tay.

Đồng thời cơ được gắn với xương bằng gân. Đó là những mảnh mô liên kết nhỏ nhưng rất dẻo dai. Các gân đi qua một đoạn xương trong cổ tay, được gọi là đường hầm ống cổ tay. Dây thần kinh giữa đi xuống cánh tay và cẳng tay cũng đi qua đường hầm này. 

Tìm hiểu về đau khớp cổ tay

Đau khớp cổ tay là tình trạng đau nhức ở vùng cổ tay do tổn thương sụn, xương dưới sụn tại khớp cổ tay. Và cũng có thể là do tổn thương các mô mềm quanh khớp như dây chằng, bao gân, gân cơ hay bao hoạt dịch ở vùng khớp cổ tay,... Căn bệnh này thường gặp ở nhân viên văn phòng hoặc những người thường xuyên sử dụng các thiết bị cần dùng lực của cổ tay. Đau khớp cổ tay cũng rất phổ biến ở các vận động viên môn cầu lông, quần vợt, trượt patin, bơi lội,…

neu-chu-quan-dau-khop-co-tay-se-phat-sinh-cac-bien-chung-khong-mong-muon

Nếu chủ quan, đau khớp cổ tay sẽ phát sinh các biến chứng không mong muốn

Đau khớp cổ tay ảnh hưởng rất xấu đến các công việc, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nguy hiểm hơn, nếu cứ kéo dài không chữa trị, bệnh sẽ tiến triển thành teo cơ, biến dạng khớp bàn tay. Nếu tiến triển nặng, người bệnh có nguy cơ bị mất khả năng vận động tay hoặc tàn phế vĩnh viễn.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh lý đau khớp cổ tay

Dấu hiệu của đau khớp cổ tay có thể là đau nhức, đau như kim châm, thậm chí là đau dữ dội ở vùng cổ tay. Đau khớp cổ tay có thể khiến bạn không thể thực hiện các hoạt động cơ bản hàng ngày, chẳng hạn như nâng đồ vật, viết, đánh máy, may vá,... Nếu bị tổn thương, cổ tay có thể xuất hiện các biểu hiện như bầm tím, sưng và bạn sẽ gặp khó khăn khi cử động cổ tay.

>>> XEM THÊM: Thông tin hữu ích về chứng khô khớp và giải pháp cải thiện từ sản phẩm thiên nhiên!

Nguyên nhân gây ra đau khớp cổ tay thường gặp

Đau khớp cổ tay có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Để điều trị dứt điểm bệnh, bạn cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Chấn thương cổ tay là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến viêm khớp. Khi cổ tay bị va chạm mạnh một cách đột ngột sẽ rất dễ gây ra tình trạng đau khớp ở cổ tay. 

Bên cạnh đó, tổn thương phức hợp sụn sợi tam giác cổ tay cũng là một trong những nguyên nhân gây đau khớp cổ tay. Nguyên nhân chính là do chấn thương hoặc biến đổi thoái hóa vùng cổ tay. Ngoài đau nhức cổ tay, người bệnh có thể nghe tiếng lách cách vùng cổ tay khi vận động.

khoi-u-xuong-cung-co-the-lam-tang-nguy-co-dau-khop-co-tay

Khối u xương cũng có thể làm tăng nguy cơ đau khớp cổ tay

Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa dẫn đến đau khớp cổ tay là do thiếu hụt dinh dưỡng cho xương khớp. Khi các khớp xương thiếu hụt dinh dưỡng sẽ khiến những đầu khớp bị bào mòn và tình trạng khô, cứng, đau mỏi, thoái hóa khớp diễn ra nhanh chóng. Một số nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến viêm khớp cổ tay bao gồm:

  • Các bệnh lý về viêm xương khớp: Bao gồm thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do nhiễm khuẩn,... là nguyên nhân gây ra các cơn đau khớp cổ tay thường thấy.
  • U nang bao hoạt dịch: Cổ tay có thể xuất hiện các khối u nang bao hoạt dịch gây ra những cơn đau nhức khớp cổ tay dữ dội.
  • Viêm gân: Đây là nguyên nhân gây đau khớp cổ tay thường gặp đối với nhân viên văn phòng, vận động viên thể thao,... Nếu không điều trị dứt điểm, viêm gân có thể tiến triển và gây sưng, cứng khớp.
  • Viêm bao gân: Một loại viêm bao gân thường gặp đó là De Quervain syndrome. Bệnh thường gây đau ở ngón cái và có thể di chuyển sang cẳng tay.
  • Bong gân: Là chấn thương tại dây chằng. Ngoài đau khi cử động cổ tay, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như sưng tấy quanh khớp, bầm tím, ngứa ran,...
  • Hội chứng ống cổ tay: Là bệnh do dây thần kinh giữa bị chèn ép, sau đó sẽ gây ra các cơn đau ở cổ tay. 
  • RSI (chấn thương do căng lặp lại): Là hội chứng chấn thương do thực hiện một động tác tay lặp đi lặp lại nhiều lần, chẳng hạn như may vá, đánh máy,... Cơn đau khởi phát từ từ, thường từ cẳng tay xuống cổ tay và bàn tay.

Không những vậy, các hội chứng như Hội chứng rung tay (HAVS); Hội chứng Raynaud; Co thắt Dupuytren;... cũng là bệnh lý “đáng gờm” gây ảnh hưởng đến bàn tay, đặc biệt là cổ tay.

Các cách trị đau khớp cổ tay 

Dưới đây là một số cách chữa đau khớp cổ tay phổ biến, bạn nhất định không nên bỏ lỡ.

Dùng thuốc trị đau khớp cổ tay

Tùy vào tình trạng cổ tay có viêm sưng hay không và tác nhân gây đau là gì mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc tương ứng:

  • Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol, capsaicin,… hoặc các chế phẩm kết hợp giữa paracetamol với tramadol, caffeine, codein,...
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như: Ibuprofen, celecoxib, diclofenac,...
  • Thuốc phục hồi xương khớp: Chondroitin, glucosamine, methotrexate, corticoid,…

nguoi-benh-khong-nen-tu-y-uong-thuoc-neu-khong-co-su-giam-sat-cua-cac-bac-si

Người bệnh không nên tự ý uống thuốc nếu không có sự giám sát của các bác sĩ

Bài tập chữa đau khớp cổ tay

Các bài tập vận động giúp giảm đau khớp cổ tay thường được chuyên gia khuyên người bệnh áp dụng bao gồm:

  • Gấp và duỗi bàn tay: Gấp mu bàn tay lên và giữ từ 10-15 giây. Sau đó duỗi mu bàn tay xuống và giữ trong 10-15 giây. Ưu điểm của bài tập gấp và duỗi bàn tay này là giúp các dây chằng bị tổn thương sẽ không căng cứng. 
  • Xoay khớp cổ tay: Bạn chỉ cần xoay bàn tay đúng chiều kim đồng hồ và sau đó làm ngược chiều lại là có thể thực hiện được động tác này dễ dàng. Bài tập này sẽ vận động khớp cổ tay xoay tròn, từ đó giúp phục hồi dây chằng kết nối các xương bị tổn thương.

bai-tap-van-dong-la-phuong-phap-vat-ly-tri-lieu-giup-giam-dau-khop-co-tay

Bài tập vận động là phương pháp vật lý trị liệu giúp giảm đau khớp cổ tay

Hạn chế vận động mạnh nhất có thể

Người bệnh tuyệt đối không được vận động mạnh để tránh gây cứng khớp, co cứng gân xương, ảnh hưởng không tốt đến quá trình tự phục hồi của khớp tay. 

Tốt nhất, bạn nên dành từ 10 đến 20 phút mỗi ngày để đi bộ nhẹ nhàng, bơi lội hoặc thực hiện các bài tập tốt cho cổ tay. Tập luyện như vậy sẽ có tác dụng duy trì độ linh hoạt của xương khớp và giúp tăng cường độ chắc khỏe của cơ. Từ đó, hạn chế gây áp lực lên xương khớp giúp bệnh phục hồi nhanh chóng.

Ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất

Cần xây dựng thực đơn ăn uống khoa học nhằm bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Bạn cần tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như rau xanh, ngũ cốc, trái cây tươi,… Chúng đều là những yếu tố vi lượng rất cần thiết cho khớp và quá trình phục hồi của xương. Bên cạnh đó, bạn hãy nói không với các chất kích thích như rượu, bia, cafe,...

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên 

Có thể nói, sản phẩm thiên nhiên chứa màng vỏ trứng và dây đau xương là “gương mặt vàng” trong việc hỗ trợ điều trị tận gốc nguyên nhân sâu xa của bệnh đau nhức khớp ở cổ tay - đó là thiếu hụt dinh dưỡng cho xương khớp.

  • Màng vỏ trứng: Sở hữu nguồn dinh dưỡng dồi dào cho khớp (collagen, glucosamine, chondroitin, acid hyaluronic...). Không những vậy, màng vỏ trứng còn được các nghiên cứu chứng minh giúp bổ sung những dưỡng chất, tăng cường chất hoạt dịch tại khớp, chống viêm, tăng cường sản sinh chất bảo vệ, đồng thời ngăn chặn thoái hóa khớp.
  • Dây đau xương: Chứa chất Alkaloid với tác dụng giảm đau và gây tê hiệu quả. Đặc biệt, dây đau xương còn có công dụng trong việc giảm đau do thoái hóa và tăng cường vận động khớp vượt trội.

cay-day-dau-xuong-co-tac-dung-tuyet-voi-doi-voi-benh-khop

Cây dây đau xương có tác dụng tuyệt vời đối với bệnh khớp

>>> XEM THÊM: Tổng hợp 5 cách điều trị khô khớp gối phổ biến nhất hiện nay!

Biện pháp phòng ngừa đau khớp cổ tay

Bên cạnh các biện pháp điều trị nói trên, bạn nên áp dụng những cách phòng ngừa đau khớp cổ tay dưới đây nhằm duy trì hệ xương mạnh khỏe và làm chậm quá trình thoái hóa khớp:

  • Không nên mang vác những vật nặng mà chỉ sử dụng các khớp ở đầu ngón tay.
  • Bảo vệ tay trước những bất trắc thường nhật: Bạn nên cẩn thận chuẩn bị những dụng cụ bảo vệ cổ tay và khớp tay, đặc biệt là khi đi phượt, nhằm đề phòng tình huống bất ngờ có thể làm bạn bị chấn thương.
  • Xoa bóp và ngâm tay vào nước ấm: Thực hiện xoa bóp và ngâm tay vào trong nước ấm mỗi ngày khoảng từ 10 đến 15 phút sẽ giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến các khớp ngón tay diễn ra dễ dàng dàng, từ đó ngăn ngừa tình trạng đau nhức và viêm.

Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu về dấu hiệu cảnh báo cũng như những cách điều trị viêm khớp cổ tay. Lời khuyên dành cho bạn là nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần từ màng vỏ trứng và dây đau xương giúp làm giảm đau, mỏi khớp, ngăn ngừa thoái hóa.

Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về cách điều trị đau khớp cổ tay cũng như sản phẩm thảo dược chứa màng vỏ trứng và dây đau xương, bạn hãy để lại câu hỏi hoặc số điện thoại tại phần bình luận bên dưới để được tư vấn giải đáp.

Tài liệu tham khảo:

https://www.healthline.com/health/sore-throat#symptoms 

https://www.medicalnewstoday.com/articles/155412#strep_throat_treatment 

https://www.healthline.com/health/burning-throat 

 

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo

Zalo

Chat cùng chuyên gia qua Messenger