Đau nhức xương khớp chân là gì?
Bàn chân là bộ phận thường xuyên chịu sức nặng của cơ thể khi vận động. Mỗi bàn chân có 1/4 số xương cơ thể, 33 khớp, 100 gân, cơ và dây chằng, 7200 dây thần kinh, 2000 tuyến nội tiết cùng nhiều động mạch, tĩnh mạch quan trọng.
Đa phần các cơn đau nhức bàn chân thường biểu hiện như sau:
Đau hoặc rát trong lòng bàn chân.
Đau vùng gần gót chân.
Đau hoặc tê ngứa các ngón chân.
Cứng khớp vào buổi sáng, khó khăn khi đi lại.
Mức độ đau tăng dần khi vận động (đi, đứng, chạy bộ).
Đau nhức xương khớp chân gây ra cảm giác khó chịu
>>> Xem thêm: Đau khớp ngón chân trỏ là bệnh gì? Làm thế nào để ngón chân đỡ đau?
Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp chân
Nhiều người cho rằng, hiện tượng đau nhức xương khớp chân xuất phát từ thói quen sai lầm trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, đó chỉ là 1 lý do, đa phần nguyên nhân xuất phát từ:
Dây thần kinh bị chèn ép
Mang giày chật khiến dây thần kinh ở đầu bàn chân bị chèn ép, chịu áp lực lớn, sinh ra cơn đau. Hoặc hội chứng ống cổ chân xuất hiện khi dây thần kinh của xương chày chạy dọc trong mắt cá chân và xuống lòng bàn chân bị chèn ép. Lúc này, người bệnh có cảm giác đau nhức từ mu bàn chân đến gót chân và lan rộng cả lòng bàn chân.
Dây thần kinh chèn ép gây đau nhức chân
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthriti-RA) – căn bệnh mạn tính của xương vẫn có thể xảy ra ở bàn chân, làm ảnh hưởng đến khớp cổ chân, vùng gót chân, lòng bàn chân và mũi chân.
Nguyên nhân gây bệnh có thể là do virus, vi khuẩn, yếu tố cơ địa, di truyền, môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy nhược, phẫu thuật, hay sự rối loạn, suy yếu của hệ miễn dịch…
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn. Thoái hóa khớp xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên (theo thời gian, sụn mất dần tính đàn hồi), di truyền (người có cơ địa già sớm hoặc hệ thống xương khớp yếu), chấn thương, thừa cân (làm tăng áp lực lên xương khớp), thói quen ngồi lâu hoặc sai tư thế khi vận động…
Bệnh gout
Bệnh gout là bệnh lý lắng tụ tinh thể monosodium urate ở bao khớp, gân do tình trạng acid uric tăng cao trong máu, gây ra các đợt viêm khớp chân tay. Bệnh có triệu chứng là đau nhức, kèm sưng, nóng, đỏ ở một hoặc nhiều khớp, phổ biến là khớp ngón chân, cổ chân, khớp bàn tay.
4 cách giảm đau nhức xương khớp chân tại nhà
Tình trạng đau nhức xương khớp chân khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, để cải thiện tình trạng trên, bạn nên tham khảo các nguyên liệu có sẵn tại nhà như sau:
Dầu ô liu
Xoa bóp chân bằng dầu ô liu giúp bạn giảm đau do viêm khớp, kích thích lưu thông máu xung quanh vùng bị ảnh hưởng. Bạn nên đun nóng dầu ô liu cho đến khi ấm. Nhẹ nhàng mát xa chân bằng dầu trong 10 đến 15 phút. Duy trì động tác này hàng ngày cho đến khi cơn đau giảm xuống.
Giấm táo
Đây là một biện pháp khắc phục hiệu quả tình trạng đau nhức khớp chân do đặc tính kháng viêm của giấm táo. Bạn hãy pha hai muỗng cà phê giấm táo vào một ly nước ấm, kết hợp 1 thìa cà phê mật ong. Uống hỗn hợp này từ 2-3 lần mỗi ngày, kiên trì thực hiện trong thời gian dài để bệnh tiến triển tốt.
Giấm táo giúp cải thiện tình trạng đau nhức chân
Tỏi và nghệ
Đây là 2 nguyên liệu có đặc tính kháng viêm mạnh. Bạn hãy nghiền tỏi và trộn bột nghệ, đắp trên khu vực bị ảnh hưởng để khoảng 30 phút sẽ giúp giảm đau và viêm hiệu quả.
Lá bắp cải
Ngâm lá bắp cải tươi vào một bát nước trong 30 phút. Đắp lá bắp cải trên vùng bị ảnh hưởng của bàn chân và sau đó quấn một miếng vải cotton. Để qua đêm và lặp lại quá trình này trong 2-3 ngày để giảm tình trạng đau nhức xương khớp chân.