Viêm khớp dạng thấp là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh viêm khớp tự miễn mạn tính, xuất phát do tổn thương từ màng hoạt dịch của ổ khớp. Bệnh thường ảnh hưởng đến các khớp ở cả hai bên của cơ thể, ví dụ hai tay, cổ tay hoặc đầu gối. Sự đối xứng này giúp phân biệt RA với các loại viêm khớp khác. Theo thời gian, viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như mắt, tim, phổi, da, mạch máu,...
Theo thống kê, cứ 100 người trưởng thành thì có 1 - 5 trường hợp bị viêm khớp dạng thấp. Bệnh lý này thường phổ biến ở những người có độ tuổi từ 20 đến 40. Trong đó, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh nhiều gấp 2 - 3 lần nam giới, đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh xương khớp thường gặp nhất
>>> XEM THÊM: Cảnh giác với bệnh viêm đa khớp và thông tin bạn cần biết
Nguyên nhân và triệu chứng của viêm khớp dạng thấp
Nắm rõ nguyên nhân và triệu chứng của bệnh để chủ động hơn trong phòng ngừa và điều trị. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của viêm khớp dạng thấp là gì?
Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một rối loạn tự miễn dịch của cơ thể. Bệnh là hậu quả của việc hệ thống miễn dịch có sự sai lệch tấn công vào các mô khỏe mạnh. Cho đến nay, chưa có một báo cáo khoa học nêu nguyên nhân cụ thể hoặc tác nhân gây ra viêm khớp dạng thấp.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, yếu tố di truyền có thể có liên quan. Vì một số gen mặc dù không trực tiếp gây viêm khớp dạng thấp nhưng có thể khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn hoặc virus, từ đó làm bệnh khởi phát.
Triệu chứng điển hình của viêm khớp dạng thấp
Các dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc viêm khớp dạng thấp là:
- Đau và sưng khớp, cơn đau tăng dần về đêm và gần sáng, đau không thuyên giảm ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi, đặc biệt sưng ở các mô mềm do tràn dịch khớp.
- Cứng khớp kéo dài khoảng 30 phút - 1 giờ, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc sau khi bạn ngồi lâu.
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
- Xuất hiện hạt thấp dưới da ở vùng khuỷu tay, ngón tay, ngón chân.
Trong một số trường hợp, các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp xuất hiện dần dần trong vài năm. Ở những người khác, các triệu chứng này có thể đến nhanh chóng. Một số người có thể bị viêm khớp dạng thấp trong một thời gian ngắn và sau đó thuyên giảm, nghĩa là họ không có triệu chứng.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể xuất hiện tình trạng:
- Phát ban dưới da.
- Viêm mạch máu.
- Vấn đề về mắt: Khô mắt, mắt đỏ, nhạy cảm với ánh sáng và giảm thị lực.
- Vấn đề về phổi: Khó thở với những triệu chứng viêm phổi có thể xuất hiện như ho, đau tức ngực,...
- Vấn đề về tim mạch: Thống kê cho thấy, người bệnh bị viêm khớp dạng thấp huyết thanh dương tính có nguy cơ mắc các vấn đề về huyết áp, tim mạch cao gấp 4 - 6 lần so với người bình thường.
Đau, sưng và cứng khớp là các dấu hiệu điển hình của bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp và cách điều trị phổ biến hiện nay
Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp bao gồm dùng thuốc, nghỉ ngơi, tập thể dục. Trong một số trường hợp, người bệnh cần phẫu thuật để khắc phục tổn thương ở khớp.
Điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp theo y học hiện đại
Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào tuổi tác, sức khỏe tổng thể, tiền sử bệnh nền và mức độ nghiêm trọng của từng người.
Sử dụng thuốc
Thông thường, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn giúp giảm đau và viêm trong thời gian bùng phát của bệnh viêm khớp dạng thấp, cụ thể:
- Thuốc giảm đau không kê đơn: Acetaminophen, diclofenac, paracetamol,...
- Thuốc chống viêm NSAIDs như Ibuprofen, naproxen hay diclofenac, có tác dụng giảm đau và cứng khớp.
- Thuốc corticosteroid: Bác sĩ thường chỉ định dexamethasone, methylprednisolone, prednisolone,... có thể ở dạng viên, dạng tiêm.
Ngoài ra, bạn có thể được kê đơn một số loại thuốc giúp làm chậm những tổn thương mà viêm khớp dạng thấp gây ra:
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs): Các DMARDs hoạt động bằng cách ngăn chặn phản ứng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Từ đó giúp làm chậm sự tiến triển của RA.
- Thuốc sinh học: Các DMARDs sinh học thế hệ mới hoạt động dựa trên cơ chế ngăn chặn nguyên nhân gây viêm, chứ không phải ngăn chặn phản ứng của toàn bộ hệ thống miễn dịch. Đây là một phương pháp điều trị hiệu quả cho những trường hợp không đáp ứng tốt với các DMARD tác dụng chậm.
Thuốc tây y chủ yếu tập trung vào khắc phục triệu chứng bệnh viêm khớp
Phẫu thuật
Nếu biện pháp nội khoa không thể ngăn ngừa hoặc làm chậm tổn thương khớp, bác sĩ có thể xem xét phẫu thuật để sửa chữa khớp bị hư hỏng. Các phương pháp phẫu thuật viêm khớp dạng thấp bao gồm:
- Phẫu thuật nội soi: Mục đích của phẫu thuật nội soi là để loại bỏ màng hoạt dịch (synovium) bị viêm. Nội soi có thể được thực hiện trên đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay và hông.
- Sửa chữa gân: Viêm và các tổn thương khớp có thể làm cho gân xung quanh khớp bị lỏng hoặc vỡ. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể sử dụng biện pháp phẫu thuật sửa chữa các đường gân xung quanh khớp của người bệnh.
- Phẫu thuật chỉnh trục: Phương pháp này có thể được tiến hành để ổn định hoặc điều chỉnh khớp khi không cần thiết phải thay thế toàn bộ khớp.
- Thay thế toàn bộ khớp: Trong phẫu thuật thay khớp, bác sĩ sẽ loại bỏ các bộ phận bị tổn thương của khớp và chèn một bộ phận giả làm bằng kim loại hoặc plastic.
Phẫu thuật sẽ được cân nhắc khi điều trị nội khoa không hiệu quả
Cải thiện viêm khớp dạng thấp bằng sản phẩm thảo dược
Sử dụng sản phẩm thảo dược khắc phục viêm khớp dạng thấp là lựa chọn ưu việt. Bởi thảo dược có đặc điểm là an toàn, lành tính, có thể sử dụng lâu dài mà gần như không gây tác dụng phụ đi kèm.
Hơn nữa, các loại thảo dược còn khắc phục được nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh lý xương khớp là tình trạng thiếu hụt dưỡng chất cần thiết cho xương khớp. Một số loại thảo dược đã được chứng minh mang lại hiệu quả trong cải thiện viêm khớp dạng thấp là:
- Nhũ hương: Nhựa của nhũ hương giúp duy trì sự toàn vẹn cấu trúc sụn khớp, duy trì miễn dịch trung gian tế bào và giảm đau, chống viêm rất tốt. Ngoài ra, nhũ hương còn làm tăng chất lỏng hoạt dịch, giúp khớp dễ dàng xoay chuyển và khôi phục các mạch máu bị phá hủy ở ổ viêm.
- Màng vỏ trứng: Thành phần này đã được một nghiên cứu năm 2018 chứng minh giúp gia tăng các chất bảo vệ sụn khớp nếu sử dụng đều đặn và phục hồi nhanh chóng những cơn đau khớp, cứng khớp và khó chịu khi kết hợp với tập thể dục.
- Cao dây đau xương: Dây đau xương vị đắng, tính mát, có khả năng thanh nhiệt lợi thấp, thư cân hoạt lạc và khứ phong chỉ thống. Đây là vị thuốc quen thuộc được sử dụng để chữa thấp khớp, tê bại, các khớp xương đau nhức,...
Vì vậy, người bị viêm khớp dạng thấp nên kết hợp với sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính từ màng vỏ trứng để hỗ trợ điều trị và cải thiện bệnh nhanh chóng.
Sản phẩm thảo dược rất an toàn đối với người bị viêm khớp dạng thấp
>>> XEM THÊM: Biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp cho bạn tham khảo
Người bị viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì? Nên ăn gì?
Viêm khớp dạng thấp là bệnh xương khớp mạn tính khó chữa. Việc xây dựng một chế độ ăn khoa học sẽ giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn. Vậy, người bệnh viêm khớp dạng thấp nên ăn gì và kiêng gì?
Người bị viêm khớp dạng thấp nên ăn:
- Rau xanh: Đây là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn dù là người khỏe mạnh hay người bệnh. Rau xanh cung cấp nguồn vitamin cũng như các chất chống oxy hóa dồi dào cho cơ thể. Đặc biệt, hoạt chất Sulforaphane có trong các loại rau xanh tự nhiên sẽ làm chậm quá trình tổn thương khớp và ngăn chặn phản ứng viêm.
- Cá biển: Một số loại cá như cá hồi, cá mòi, cá ngừ,... chứa làm lượng lớn EPA, DHA, omega-3 đem đến công dụng ức chế sự viêm nhiễm trong cơ thể.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Người bị viêm khớp dạng thấp nên chọn ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt thay vì những loại đã qua chế biến. Vì loại thực phẩm này có thể giúp giảm nồng độ protein phản ứng C (CRP) cảnh báo tình trạng viêm của cơ thể.
Người bị viêm khớp dạng thấp nên kiêng:
- Thực phẩm chế biến sẵn: Bánh ngọt, bánh nướng và các loại đồ ăn nhẹ đóng gói chứa nhiều chất béo chuyển hóa, chất bảo quản có thể dẫn đến tình trạng viêm toàn thân, người bệnh nên cân nhắc sử dụng.
- Nội tạng động vật: Chứa hàm lượng lớn cholesterol, có thể dẫn đến các rối loạn chuyển hóa, gây xơ vữa động mạch và nhiều bệnh lý liên quan. Khi hàm lượng cholesterol tăng cao còn dẫn đến tăng huyết áp, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp và gout.
- Đồ uống có cồn, chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá hay tất cả các loại đồ uống có cồn đều chứa chất kích thích phản ứng viêm trong cơ thể. Do vậy, những người bị viêm khớp dạng thấp nên tránh xa các loại thức uống này.
Chế độ ăn hợp lý hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh nguy hiểm, bạn nên chủ động trong phòng ngừa cũng như trao đổi với bác sĩ nếu thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần từ màng vỏ trứng, cao dây đau xương, mủ nhũ hương,... để phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị bệnh lý xương khớp.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về viêm khớp dạng thấp, bạn hãy để lại câu hỏi hoặc số điện thoại tại phần bình luận bên dưới để được tư vấn giải đáp.
Tài liệu tham khảo: