Cảnh giác với bệnh viêm đa khớp và thông tin bạn cần biết

Hiện nay, tỷ lệ mắc viêm đa khớp ở nước ta ngày càng gia tăng, trung bình cứ 100 người mắc bệnh lý xương khớp thì có khoảng 20 trường hợp viêm đa khớp. Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của người mắc. Mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Bệnh viêm đa khớp là gì? 

Theo NCBI - Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, viêm đa khớp (Polyarthritis) là căn bệnh có ít nhất 5 khớp bị tổn thương cùng một lúc. Đồng thời, bệnh có thể xuất hiện một hoặc nhiều dấu hiệu viêm như sưng, nóng, đỏ, đau hay hạn chế cử động. Bệnh lý này có thể xảy ra ở bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi và giới tính nào.

Theo thống kê, cứ 8 người trong độ tuổi từ 18 - 79 thì lại có một người mắc bệnh viêm đa khớp. Tỷ lệ nữ giới bị bệnh cao hơn so với nam giới. Viêm đa khớp ở người trẻ có xu hướng ngày càng gia tăng.

Nhiều người đặt câu hỏi: “Viêm đa khớp có chữa được không?”. Đây là một thách thức lớn của nền y học khi hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh lý này.  

Do vậy, điều quan trọng là phải điều trị bệnh viêm đa khớp trước khi tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn và gây tổn thương tới khớp vĩnh viễn. Trong một số trường hợp, viêm đa khớp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như khô mắt, sẹo ở phổi, phát ban trên da và viêm màng ngoài tim.

viem-da-khop-duoc-mo-ta-la-can-benh-co-it-nhat-5-khop-bi-ton-thuong-cung-luc

 Viêm đa khớp được mô tả là căn bệnh có ít nhất 5 khớp bị tổn thương cùng lúc

Nguyên nhân gây viêm đa khớp

Có nhiều yếu tố được ghi nhận có thể gây ra viêm đa khớp, trong đó, các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Nguyên nhân không liên quan đến khớp: Suy giáp, trầm cảm,...
  • Căn nguyên quanh khớp: Viêm gân, viêm bao hoạt dịch, đau dây thần kinh, chấn thương mô mềm, đau cơ xơ hóa,...
  • Nguyên nhân tại khớp không do viêm: Viêm xương khớp thông thường.
  • Nguyên nhân do viêm: Vi khuẩn; virus (viêm gan B và C, Epstein Barr, parvovirus, sốt xuất huyết,...); do bệnh dạng tự miễn (viêm khớp dạng thấp, lupus, viêm mạch, thấp khớp palindromic, xơ cứng toàn thân,...); viêm khớp do gout. 
  • Sốt Địa Trung Hải gia đình (FMF): Đây là một hội chứng tự viêm mang tính di truyền. Bệnh thường gây ra các cơn sốt, khiến đau và sưng các khớp, điển hình là ở đầu gối hoặc mắt cá chân. 

Khi viêm đa khớp xảy ra ở trẻ em thì được gọi là viêm khớp vô căn vị thành niên (JIA). Tình trạng này hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra.

Bên cạnh đó, nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng viêm đa khớp là do thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết đối với xương khớp, khiến cho các đầu khớp bị khô, bào mòn.

>>> XEM THÊM: Viêm khớp chân: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa và phòng ngừa

Triệu chứng của viêm đa khớp là gì?

Các triệu chứng của viêm đa khớp thường tương tự như các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp. Chúng có thể biểu hiện thành các đợt cấp tính hoặc mạn tính kéo dài hơn sáu tuần.

Các dấu hiệu thường gặp của bệnh bao gồm:

  • Đau, cứng khớp.
  • Sưng hoặc đỏ ở khu vực khớp bị ảnh hưởng.
  • Phát ban trên da.
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng.
  • Sốt cao 38 độ C trở lên.
  • Chán ăn, sụt cân.

trieu-chung-thuong-gap-nhat-cua-benh-viem-da-khop-la-dau-cung-sung-do-khop

Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm đa khớp là đau cứng, sưng đỏ khớp

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Viêm đa khớp là bệnh khó chẩn đoán vì có nhiều dạng khác nhau. Các bác sĩ phải tiến hành nhiều xét nghiệm để tìm ra loại bệnh chính xác mà người bệnh đang gặp phải.

Nếu bạn gặp phải một hoặc nhiều triệu chứng sau đây thì nên đi khám bác sĩ sớm:

  • Cứng khớp kéo dài hơn 30 phút, sau đó vẫn còn sưng hoặc đau.
  • Đau các khớp cản trở hoạt động thường ngày.
  • Sưng đỏ, chạm vào khớp thấy ấm.
  • Đau khớp hoặc sưng tái phát trong thời gian ngắn.

Phương pháp điều trị bệnh viêm đa khớp hiện nay

Như đã đề cập, viêm đa khớp có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy bệnh lý này cần được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. 

Viêm đa khớp uống thuốc gì?

Thuốc điều trị viêm đa khớp chủ yếu tập trung vào triệu chứng và hạn chế tổn thương ở ổ khớp. Tuỳ vào tiến triển của bệnh, các nhóm thuốc cơ bản thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Một số loại không kê đơn như acetaminophen, paracetamol,...
  • Thuốc chống viêm không steroid: Ibuprofen, naproxen hay diclofenac, giúp giảm đau và cứng khớp.
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD) như methotrexate,  cloroquin,... Những thuốc này có tác dụng trong thời gian dài hơn so với thuốc giảm đau và giúp làm chậm quá trình phát triển của bệnh. 
  • Liệu pháp sinh học như sử dụng infliximab và etanercept. Những liệu pháp này sẽ tác động vào những mắt xích quan trọng trong cơ chế bệnh sinh, từ đó làm chậm sự tiến triển của bệnh.
  • Thuốc steroid: Sử dụng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch, thuốc steroid có thể làm giảm viêm và giúp kiểm soát cơn đau. Tuy nhiên, thuốc steroid chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn vì các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng lâu dài.

nguoi-benh-can-tham-khao-y-kien-bac-si-truoc-khi-su-dung-bat-ky-loai-thuoc-nao

Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào

Chữa viêm đa khớp bằng thuốc nam

Theo y học cổ truyền, viêm đa khớp là chứng bệnh thuộc phạm vi chứng tý. Tức là ngoại tà xâm phạm vào kinh mạch gây khí huyết không thông. Từ đó biểu hiện ra ngoài với các triệu chứng tê bì, sưng đau, ê ẩm ở gân xương, cơ nhục và các khớp. Bên cạnh đó, một số yếu tố như chế độ ăn uống không cân bằng cũng thúc đẩy bệnh phát triển. 

Thuốc nam thường phối hợp nhiều vị dược liệu nhằm giải quyết các triệu chứng bệnh, loại bỏ căn nguyên và nâng cao sức khỏe của hệ cơ xương khớp. 

Một số bài thuốc nam phổ biến hay được áp dụng như:

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: Đào nhân, trần bì, kinh giới, nhũ hương, đương quy, xuyên xích thược, hồng hoa, xuyên không, tục đoạn, đan bì: Mỗi vị 8g. Độc hoạt, khương hoạt: Mỗi vị 4g.
  • Đem sắc thuốc uống trong ngày, mỗi ngày uống 2 lần. 

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị: Cỏ xước, quế chi, đào nhân, ô dược, tần giao, mao truật, thiên trạch hương, một dược, đương quy, thổ long, cành tía tô, tra tử, hồng hoa, củ gấu: Mỗi vị 10g. Xuyên khung 18g và ý dĩ 30g.
  • Dùng các vị thuốc trên sắc lấy nước đặc uống mỗi ngày. Thuốc sắc xong dùng hết trong ngày, qua hôm sau thay bằng thang thuốc mới.

cac-bai-thuoc-nam-giup-cai-thien-benh-viem-da-khop-deu-rat-an-toan-lanh-tinh

Các bài thuốc nam giúp cải thiện bệnh viêm đa khớp đều rất an toàn, lành tính

Cải thiện viêm đa khớp nhờ thảo dược

Các thuốc tây y điều trị bệnh xương khớp chủ yếu tập trung vào điều trị triệu chứng mà không tác động vào nguyên nhân sâu xa là bổ sung các chất dinh dưỡng cho khớp. Do vậy bệnh rất hay tái phát, mặt khác còn gây áp lực lớn lên dạ dày, thận khi dùng lâu dài.

Hiện nay, trị viêm đa khớp bằng sản phẩm thảo dược chứa thành phần: Màng vỏ trứng, dây đau xương, nhũ hương,... được nhiều người áp dụng. Những thành phần này mang lại tác dụng hiệu quả trong điều trị đau, mỏi khớp và ngăn ngừa thoái hóa khớp. Cụ thể:

Bổ sung dưỡng chất cho khớp từ màng vỏ trứng 

Theo nghiên cứu của Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, màng vỏ trứng có tác dụng giảm đau, chống viêm. Hơn nữa, các hoạt chất trong màng vỏ trứng sẽ bổ sung các dưỡng chất cơ bản cho khớp, đồng thời giúp làm giảm sự cứng và đau khớp khi hoạt động.

Dây đau xương chống viêm, giảm đau

Theo y học cổ truyền, dây đau xương có công dụng khu phong, trừ thấp và mạnh gân hoạt cốt. Các nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng, trong loại cây này chứa nhiều hoạt chất ancaloit có tác dụng chống viêm, giảm đau, bớt tê nhức rất tốt.

Cao nhựa nhũ hương giảm đau, khứ phong

Nhũ hương là vị thuốc quý, mang đến công dụng giảm đau, khứ phong, hoạt huyết và sinh cơ. Từ lâu, đây đã là một nguyên liệu quen thuộc trong các bài thuốc y học cổ truyền để giảm những triệu chứng của viêm khớp.  

Y học hiện đại giải thích tác dụng của nhũ hương như sau: Chất chiết từ nhựa Nhũ hương (acid boswellic) cho tác dụng ức chế các yếu tố gây viêm, đau như cytokines, enzyme 5-lipoxygenase,… giúp điều trị bệnh lý viêm khớp, thoái hóa khớp, đau họng,… 

mang-vo-trung-nhu-huong-day-dau-xuong-giup-cai-thien-viem-da-khop

Màng vỏ trứng, nhũ hương, dây đau xương giúp cải thiện viêm đa khớp

>>> XEM THÊM: Biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp cho bạn tham khảo

Một số lưu ý trong quá trình điều trị viêm đa khớp

Song song với phác đồ điều trị, người bệnh viêm đa khớp cần chú ý:

Chế độ ăn uống cho người bệnh viêm đa khớp

Một chế độ dinh dưỡng không khoa học khiến cho triệu chứng của bệnh viêm đa khớp trở nên trầm trọng hơn. Do vậy, bạn cần nắm rõ bệnh viêm đa khớp kiêng ăn gì, nên ăn gì là tốt nhất để áp dụng trong quá trình điều trị.

Bị viêm đa khớp nên ăn gì?

  • Xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng các nhóm chất bao gồm nhiều loại trái cây và rau quả, sữa, những loại hạt, đậu và ngũ cốc. Điều này sẽ giúp duy trì sức khỏe và cân nặng ở mức hợp lý.
  • Bổ sung thực phẩm giàu omega-3 như cá thu, cá hồi, cá ngừ, hạt lanh, dầu hạt cải, quả óc chó,...

Bị viêm đa khớp kiêng ăn gì?

  • Hạn chế tối đa các loại thực phẩm như đồ uống có đường, bánh ngọt, đồ ăn nhanh và gạo trắng,... 
  • Kiêng các loại nước uống có gas cũng như chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,...

Vận động hợp lý cải thiện tình trạng viêm khớp

Điều trị triệu chứng của viêm đa khớp có thể bao gồm vật lý trị liệu và các bài tập có cường độ thấp, chẳng hạn như bơi lội, đi bộ, đạp xe,...

Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý một số vấn đề khi tập luyện:

  • Lựa chọn bài tập phù hợp, tránh những bài tập dùng nhiều sức mạnh và đè nén lên các khớp bị đau.
  • Nên bắt đầu tập luyện nhẹ nhàng rồi mới tăng dần cường độ. Mỗi buổi tập nên kéo dài 30 - 45 phút, mỗi tuần ít nhất 3 lần.
  • Nên dành tối thiểu 10 phút để khởi động, nhất là vào mùa lạnh.

di-bo-nhe-nhang-rat-tot-cho-nguoi-bi-viem-da-khop

Đi bộ nhẹ nhàng rất tốt cho người bị viêm đa khớp

Trên đây là các thông tin tổng hợp về bệnh viêm đa khớp. Bạn đọc nên chủ động thăm khám định kỳ tối thiểu 6 tháng 1 lần. Bởi đây chính là biện pháp tốt nhất để phát hiện viêm đa khớp ngay từ giai đoạn đầu và có phương hướng điều trị hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các sản phẩm thảo dược có chứa thành phần cao dây đau xương, nhựa nhũ hương, màng vỏ trứng,... giúp hỗ trợ cải thiện viêm khớp và phòng ngừa thoái hóa khớp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh viêm đa khớp, bạn hãy để lại câu hỏi hoặc số điện thoại dưới bài viết, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.

Tài liệu tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6812894/

https://www.medicalnewstoday.com/articles/320149#types-of-polyarthritis

https://www.medicalnewstoday.com/articles/322603#foods-to-avoid

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3309643/

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo

Zalo

Chat cùng chuyên gia qua Messenger