Nguyên nhân gây đau nhức đầu gối và cách chữa trị hiệu quả

Đau nhức đầu gối là vấn đề rất nhiều người gặp phải, đặc biệt là ở nhóm người già. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu về căn bệnh này trong bài sau!

Tình trạng đau nhức đầu gối là như thế nào?

Khớp gối là vị trí tiếp giáp giữa mặt sau của xương bánh chè (che mặt phía trước của khớp gối) và phần dưới của xương lồi cầu đùi, phần trên của xương chày (hay còn gọi là mâm chày). Khớp gối là bộ phận có cấu tạo khá phức tạp, có tần suất hoạt động nhiều nhất và thường xuyên phải chịu áp lực lớn toàn bộ trọng lượng cơ thể nên rất dễ bị tổn thương.

Đau nhức đầu gối là một trong những triệu chứng khi xuất hiện các tổn thương ở khớp hoặc quanh khu vực khớp gối như sụn, mô mềm, gân, túi hoạt dịch, dây chằng. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến, ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và giảm chất lượng cuộc sống. Đau khớp đầu gối đôi khi không chỉ là cơn đau thông thường mà còn tiềm ẩn các bệnh xương khớp nguy hiểm khác.

dau-nhuc-dau-goi-co-the-la-dau-hieu-cua-mot-so-benh-ly-xuong-khop-

Đau nhức đầu gối có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý xương khớp.

Nguyên nhân gây đau nhức đầu gối

Có nhiều nguyên nhân gây nên đau nhức đầu gối. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây đau nhức đầu gối là:

Do thương tích xung quanh đầu gối

Một số chấn thương xung quanh đầu gối sẽ gây ra tình trạng đau nhức, cụ thể:

Gãy xương

Xương bánh chè trong khớp gối rất dễ bị gãy nếu bị tác động mạnh đột ngột. Khi đó, bạn chỉ cần ấn nhẹ vào ổ xương sẽ thấy đau nhói, xung quanh bầm tím. Nếu bị gãy rời 2 đầu xương thì người bệnh sẽ bị mất cử động hoàn toàn.

Rách xương

Các chấn thương ở đầu gối có thể dẫn đến rách sụn chêm - miếng đệm của mô liên kết. Rách sụn có thể xảy ra khi bị bong gân. Khi điều trị, người bệnh có thể cần đeo nẹp để bảo vệ đầu gối hoặc có thể phẫu thuật để xử lý vết rách.

Viêm bao hoạt dịch đầu gối

Bao hoạt dịch là một túi dùng để chứa chất lỏng, lót đệm ở vị trí ngoài khớp gối, có tác dụng giúp dây chằng và gân hoạt động trơn tru nhịp nhàng. Các chấn thương ở đầu gối có thể gây viêm bao hoạt dịch này, tạo ra cơn đau và làm cứng khớp gối.

Mắc các bệnh viêm khớp gây đau nhức khớp gối

Một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng đau nhức khớp gối là:

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho màng hoạt dịch, đầu xương dưới sụn, sụn khớp gây cứng, đau khớp, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng dính khớp, biến dạng khớp.

Bệnh gout

Bệnh gout xảy ra khi lượng axit uric trong máu và xương khớp tăng quá cao, dẫn đến lệch khớp gối, làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối.

Viêm khớp nhiễm trùng

Khi khớp gối bị nhiễm trùng có thể gây sưng, đau và nóng đỏ vùng da xung quanh. Viêm khớp nhiễm trùng có thể gây ra triệu chứng sốt và thường không có chấn thương trước khi đau. Khi đó, tình trạng bệnh có thể gây ra các tổn thương cho sụn đầu gối. Nếu bạn bị đau đầu gối kéo dài kèm theo các triệu chứng của viêm khớp nhiễm trùng thì cần đến ngay cơ sở y tế thăm khám.

viem-khop-nhiem-trung-khien-tinh-trang-dau-nhuc-khop-goi-toi-te-hon

Viêm khớp nhiễm trùng khiến tình trạng đau nhức khớp gối tồi tệ hơn.

Chứng giả gout

Giả gout gần giống với bệnh gout, xuất hiện khi các tinh thể chứa canxi phát triển mạnh trong dịch khớp. Khớp đầu gối là bộ phận bị ảnh hưởng lớn nhất của chứng giả gout này.

Viêm xương khớp

Khi khớp bị viêm, xương sụn trơn sẽ bị mòn đi, trở nên thô ráp và xù xì. Các khớp của xương khi ma sát nhiều sẽ dẫn đến bào mòn, từ đó gây đau và khó khăn khi vận động. Những cơn đau này thường xuất hiện vào thời điểm sáng sớm, kèm theo hiện tượng cứng khớp trong khoảng 30 phút.

Viêm khớp thoái hóa

Viêm khớp thoái hóa là loại viêm khớp khá phổ biến. Đây là tình trạng hao mòn sụn ở đầu gối, bị thoái hóa sau quá trình sử dụng lâu dài và tuổi tác cao.

Triệu chứng khi đau nhức đầu gối

Những dấu hiệu sau đây là cảnh báo cho thấy đầu gối của bạn đang gặp vấn đề. Tùy vào từng nguyên nhân mà sẽ có mức độ tổn thương khác nhau.

  • Sưng đầu gối, mức độ sưng có thể nhìn thấy bằng mắt.

  • Xuất hiện nổi đỏ ở vùng da đầu gối, chạm vào thấy ấm.

  • Khớp trở nên cứng hơn.

  • Khớp xuất hiện tiếng kêu lạo xạo.

  • Khớp gối xuất hiện dị dạng, lõm hoặc cong.

  • Đầu gối mất cảm giác.

  • Đầu gối không thể uốn cong hoặc duỗi thẳng.

  • Một vài triệu chứng toàn thân kèm ớn lạnh, sốt.

Khi nào người bị đau nhức khớp gối cần gặp bác sĩ?

Khi người bị đau nhức đầu gối gặp phải các dấu hiệu sau đây thì cần gặp ngay bác sĩ để được giúp đỡ:

  • Đầu gối trở nên đau dữ dội.

  • Khó khăn hoặc không thể di chuyển đầu gối.

  • Đầu gối bị sưng nặng hoặc thay đổi hình dạng.

  • Sốt cao, rùng mình, bị đỏ hoặc nóng quanh đầu gối - đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

nen-gap-bac-si-neu-dau-khop-ma-khong-van-dong-duoc

Nên gặp bác sĩ nếu đau khớp mà không vận động được.

>>>XEM THÊM: Cùng tìm hiểu thêm về viêm khớp chân.

Cách trị đau nhức đầu gối tại nhà thế nào?

Khi xuất hiện các triệu chứng đau nhức đầu gối, nhiều người đã tự điều trị bằng cách đắp thuốc theo mẹo của dân gian hoặc tiêm thuốc trực tiếp vào khớp. Nhưng nếu làm không đúng các thì sẽ không giảm tình trạng đau nhức mà còn gây nguy cơ bị hoại tử các khớp, các chi yếu đi, thậm chí là liệt.

Để đảm bảo an toàn thì bạn nên nghỉ ngơi, kết hợp các bài tập, massage nhẹ nhàng, chườm nóng/lạnh để giảm đau. Nếu tình trạng không thuyên giảm hoặc có tiền sử bệnh từ trước thì bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt.

Hạn chế vận động khớp đầu gối

Bạn nên hạn chế vận động các khớp gối và hãy cố gắng nghỉ ngơi để các mô ở khớp có thời gian hồi phục. Từ đó các cơn đau sẽ giảm bớt và ngăn ngừa nguy cơ bị tổn thương cho các khớp. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng nghỉ ngơi không phải là chỉ ngồi hoặc nằm yên một chỗ vì có thể làm khớp bị cứng và cơ yếu đi.
Bạn có thể vận động đi bộ nhẹ nhàng hoặc tập các bài yoga đơn giản, thiền định,... để giảm các cơn đau nhức đầu gối.

Chườm đá lạnh giúp giảm đau nhức đầu gối

Chườm nóng và lạnh đều tốt cho các cơn đau nhức đầu gối. Chườm lạnh sẽ có tác dụng nhanh với những cơn đau do chấn thương sau 48h, giúp làm chậm tốc độ viêm, giảm sưng tấy, tổn thương mô. Chườm nóng giúp điều trị các cơn đau cơ, khớp mạn tính. Lưu ý rằng không chườm nóng cho người bị viêm da hay có vết thương hở.

phuong-phap-chuom-lanh-giup-giam-dau-nhuc-dau-goi

Phương pháp chườm lạnh giúp giảm đau nhức đầu gối.

Sử dụng thuốc giảm đau

Một vài loại thuốc giảm đau không kê đơn được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng của viêm khớp, đau nhức đầu gối là acetaminophen, thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) như ibuprofen, aspirin, naproxen,... Những loại thuốc này có thể kiểm soát các cơn đau do viêm khớp gây nên.

Tuy nhiên, bạn cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc này. Lưu ý, sử dụng thuốc theo đúng sự hướng dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ.

Thực hiện bài tập vật lý trị liệu

Khi các mô ở khớp đã phục hồi dần, bạn có thể thực hiện các bài tập vật lý trị liệu. Điều này sẽ giúp bạn tăng cường sức mạnh cho cơ bắp chân trên cơ tứ đầu đùi (bộ phần bảo vệ khớp gối), từ đó hạn chế được các cơn đau nhức đầu gối. Bạn nên tập theo sự hướng dẫn của các chuyên gia để tránh bị chấn thương và đạt hiệu quả cao nhất. Một số bài tập trị liệu đơn giản bạn có thể tham khảo để áp dụng tại nhà:

Bài tập tăng sức mạnh cho cơ đùi trước

  • Bước 1: Nằm ngửa, một chân duỗi thẳng, một chân co lại.

  • Bước 2: Từ từ đưa chân duỗi thẳng lên cao một góc 60 độ so với mặt đất.

  • Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong vòng 5s rồi hạ xuống. Thực hiện 5-10 lần rồi tiến hành đổi chân.

Bài tập kéo giãn cơ bắp chuối

  • Bước 1: Đứng thẳng lưng, hai chân song song nhau.

  • Bước 2: Chân trái bước lên, ngả người về trước, hai tay bám vào lưng ghế.

  • Bước 3: Khuỵu đầu gối chân trái xuống, duỗi thẳng chân phải. Giữ nguyên tư thế trong vòng 20s rồi trở về tư thế ban đầu. Thực hiện 5 lần cho mỗi bên chân.

Bài tập tăng sức mạnh cho vùng cơ tam đầu đùi

  • Bước 1: Nằm sấp, đưa một chân lên cao rồi duỗi thẳng, mũi chân hướng vào người kéo phía trước để giãn cơ đùi.

  • Bước 2: Giữ tư thế trong khoảng 5s rồi hạ chân xuống. Thực hiện 5-10 lần cho mỗi chân.

thuc-hien-bai-tap-vat-ly-tri-lieu-giup-cai-thien-dau-nhuc-dau-goi

Thực hiện bài tập vật lý trị liệu giúp cải thiện đau nhức đầu gối.

Sử dụng sản phẩm thảo dược chữa đau nhức đầu gối

Ngoài các phương pháp trị đau nhức đầu gối bên trên, bạn có thể tìm đến các sản phẩm thảo dược có chiết xuất từ những nguyên liệu tự nhiên mang lại tác dụng tốt cho xương khớp. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm chứa thành phần màng vỏ trứng, cao dây đau xương,...

Nghiên cứu năm 2018 về những tác dụng có lợi của màng vỏ trứng so với giả dược trong việc giảm đau các khớp do tập thể dục, cứng khớp, phát triển sụn ở phụ nữ khỏe mạnh sau thời kỳ mãn kinh.

Kết quả cho thấy rằng:

  • Màng vỏ trứng giúp thúc đẩy sản sinh các chất bảo vệ sụn khớp nếu sử dụng thường xuyên.

  • Màng vỏ trứng giúp phục hồi nhanh những cơn đau ở khớp, chứng cứng khớp và các khó chịu thường gặp khi kết hợp với vận động.

Nghiên cứu vào các năm 2016, 2018, 2019 về dược liệu trong điều trị thoái hóa xương khớp và các chất có trong dây đau xương cho thấy rằng:

  • Dây đau xương có khả năng giảm đau, giãn cơ, tiêu sưng tại các khớp.

  • Dây đau xương có tác dụng chống viêm và điều hòa miễn dịch.

  • Dây đau xương trở thành 1 trong 7 dược liệu sử dụng phổ biến để điều trị các bệnh về xương khớp tại Việt Nam.

cao-day-dau-xuong-ho-tro-dieu-tri-dau-nhuc-xuong-khop

Cao dây đau xương hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp.

Vận động sai cách có thể dẫn đến đau nhức đầu gối và các tổn thương về khớp. Nếu xuất hiện cơn đau tại vị trí đầu gối hoặc gặp bất kỳ triệu chứng nào bất thường tại đây, bạn hãy thăm khám ngay tại cơ sở y tế để tìm ra được nguyên nhân và chữa trị sớm. Đừng quên sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần từ màng vỏ trứng, cao dây đau xương... để hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa đau nhức xương khớp.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến đau nhức đầu gối, bạn hãy bình luận câu hỏi dưới bài viết, chuyên gia tư vấn sẽ hỗ trợ giải đáp.

Tài liệu tham khảo:

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo

Zalo

Chat cùng chuyên gia qua Messenger