Nguyên nhân gây ra ngón chân bị sưng và cách điều trị

Ngón chân bị sưng là một tình trạng thường gặp, gây ra nhiều rắc rối cho người mắc phải. Biết được chính xác nguyên nhân gây ra sưng viêm có thể giúp bạn xác định phương pháp khắc phục hiệu quả. Mời bạn theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về tình trạng ngón chân bị sưng phù.

Ngón chân bị sưng là gì?

Ngón chân bị sưng là tình trạng một hoặc các ngón chân trông to hơn bình thường do sự tích tụ chất lỏng trong mô. Người bệnh có thể nhận thấy ngón chân bị sưng và nhức dựa trên sự thay đổi về kích thước. Đồng thời một số triệu chứng khác thường xảy ra cùng lúc như:

  • Đau, sưng đỏ vùng xung quanh.
  • Da căng và sáng bóng.
  • Có cảm giác châm chích hoặc ngứa giữa các ngón chân.

ai-cung-co-the-gap-phai-tinh-trang-ngon-chan-bi-sung

Ai cũng có thể gặp phải tình trạng ngón chân bị sưng

>>> XEM THÊM: Đừng chủ quan khi bị sưng khớp cổ tay - Điều bạn cần biết

Nguyên nhân khiến ngón chân bị sưng 

Ngón chân bị sưng và ngứa là một trong những triệu chứng xảy ra phổ biến. Trên thực tế, tình trạng này đôi khi chỉ do di chuyển nhiều hoặc gặp phải va chạm vật lý. Nhất là ở phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót mũi nhọn và những người chơi thể thao chân trần.

Trong một số trường hợp, ngón chân bị sưng kéo dài dai dẳng làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm về xương khớp.

Dưới đây là những nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng ngón chân bị sưng:

Móng chân mọc ngược

Móng chân mọc ngược là tình trạng khi góc của móng chân mọc đâm vào phần thịt gây sưng, đau và đỏ. Nếu tình trạng này tiếp diễn lâu ngày, phần da mọc trên móng có thể gây nhiễm trùng mưng mủ, đau, sưng nhiều và cần được làm thủ thuật khoét bỏ.

Viêm khớp ngón chân

Viêm khớp ngón chân là bệnh gây rối loạn xương khớp ở khu vực các ngón chân. Tình trạng này làm cho sụn khớp bị bào mòn, viêm nhiễm và sưng đau. 

Khi khớp bị viêm sẽ kèm theo triệu chứng sưng ở ngón chân. Các ngón chân bắt đầu chuyển sang màu hồng đỏ và cảm thấy nóng khi chạm vào.

ngon-chan-bi-sung-la-dau-hieu-pho-bien-cua-benh-viem-khop-ngon-chan

Ngón chân bị sưng là dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm khớp ngón chân

Bệnh gút khiến ngón chân bị sưng

Ngón chân bị sưng đau trong bệnh gút thể cấp tính thường kèm theo dấu hiệu sưng, nóng, đỏ. Hiện tượng này có thể xuất hiện sau khi ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin và fructose, hoặc trải qua chấn thương, phẫu thuật, nhiễm khuẩn,... 

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh rối loạn tự miễn có xu hướng tác động nhiều tới các khớp nhỏ, bao gồm cả khớp ngón chân. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp dạng thấp có thể khiến ngón chân bị biến dạng thành móng vuốt hoặc ngón chân búa. Tình trạng này khiến người bệnh đau nhức và khó di chuyển.

Chấn thương làm ngón chân sưng đau

Chấn thương là một nguyên nhân khá phổ biến khiến ngón chân bị sưng, bầm tím. Những trường hợp chấn thương làm gãy xương, tổn thương khớp cần được xử lý sớm để tránh tạo di chứng, khiến cho ngón chân bị thương tật vĩnh viễn. 

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp chân là tình trạng khớp ở xương ngón chân bị bào mòn, sụn khớp tổn thương gây sưng đau và viêm nhiễm. Sưng ngón chân là triệu chứng phổ biến nhất ở những người bị thoái hóa khớp. Bệnh lý này thường tiến triển âm thầm, chỉ đến khi xuất hiện triệu chứng người bệnh mới được chẩn đoán chính xác.

thoai-hoa-khop-khien-xuong-ngon-chan-bi-sung-dau-bao-mon

Thoái hoá khớp khiến xương ngón chân bị sưng đau, bào mòn

Bệnh tiểu đường

Tiểu đường, hay đái tháo đường, là bệnh rối loạn chuyển hóa khi lượng đường ở trong máu luôn cao hơn so với bình thường. Lượng đường cao sẽ gây tác động xấu tới sức khỏe xương khớp, đặc biệt là khiến ngón chân bị sưng đau. Ngoài ra, khớp ngón chân cái ở người bệnh tiểu đường có thể còn bị co rút và xơ hóa.

>>> XEM THÊM: Viêm khớp chân: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa và phòng ngừa

Các phương pháp điều trị khi ngón chân bị sưng 

Cách cải thiện tình trạng ngón chân bị sưng mủ tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Có trường hợp chỉ cần khắc phục tại nhà nhưng lại có những đối tượng cần một phác đồ điều trị chuyên sâu.

Mẹo khắc phục ngón chân bị sưng tại nhà

Trước khi thăm khám y tế, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo giảm sưng đau tại nhà như sau:

  • Ngâm ngón chân bị sưng trong nước muối ấm khoảng 15 phút, thực hiện 3 lần/ngày.
  • Để điều trị móng chân mọc ngược, bạn có thể nhẹ nhàng nhấc phần góc của móng lên. Sau đó đặt một miếng bông nhỏ hoặc chỉ nha khoa có sáp bên dưới để giữ móng khỏi đâm sâu vào da khi di chuyển.

Điều trị ngón chân bị sưng theo y học hiện đại

Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ có phương hướng điều trị phù hợp. Hiện nay, phương pháp điều trị hiệu quả đối với tình trạng ngón chân bị sưng gồm:

  • Điều trị bằng thuốc: Bao gồm các loại thuốc giảm đau, chống viêm nhằm giảm cơn đau nhức tạm thời. Đồng thời, người bệnh sẽ được điều trị duy trì bằng thuốc chống thấp khớp, thuốc hạn chế tích tụ acid uric,...
  • Điều trị bằng phẫu thuật: Phương pháp này áp dụng ở trường hợp tổn thương nặng, không đáp ứng điều trị bằng thuốc. Ba loại phẫu thuật chính gồm cắt bỏ phần viêm, phẫu thuật hàn cứng khớp và thay khớp.

thuoc-giam-dau-chong-viem-thuong-duoc-bac-si-ke-don-trong-dieu-tri-ngon-chan-bi-sung

Thuốc giảm đau, chống viêm thường được bác sĩ kê đơn trong điều trị ngón chân bị sưng

Cải thiện tình trạng ngón chân sưng đau nhờ sản phẩm thảo dược

Có thể nói, sản phẩm thảo dược chứa màng vỏ trứng, dây đau xương là “gương mặt vàng” trong quá trình cải thiện tình trạng ngón chân bị sưng. 

Bởi nguyên nhân sâu xa gây ra bệnh xương khớp là thiếu hụt dinh dưỡng thiết yếu. Mà các sản phẩm thảo dược khi sử dụng lâu dài đều rất an toàn, lành tính, có thể khắc phục tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

  • Màng vỏ trứng: Thành phần gồm chondroitin, collagen, glucosamine, acid hyaluronic...). Đây đều là những hoạt chất đã được nhiều nghiên cứu chứng minh giúp bổ sung những dưỡng chất cho xương khớp. Đồng thời, màng vỏ trứng còn giúp tăng cường chất hoạt dịch tại khớp và sản sinh chất bảo vệ để ngăn chặn thoái hóa.
  • Dây đau xương: Có chứa alkaloid với tác dụng giảm đau và gây tê nổi bật. Đặc biệt, cao dây đau xương còn có khả năng chống viêm do thoái hóa và giúp tăng cường vận động khớp.

Biện pháp phòng ngừa tình trạng ngón chân bị sưng

Bạn có thể hạn chế được một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngón chân bị sưng bằng cách thay đổi lối sống. Ví dụ:

  • Cắt tỉa móng chân đúng cách.
  • Giữ ngón chân luôn sạch sẽ và khô ráo.
  • Mang giày vừa vặn, hạn chế những loại giày dép ép chặt ngón chân.
  • Mang giày bảo hộ nếu môi trường làm việc của bạn có nguy cơ cao dẫn đến bị thương ở bàn chân.

giu-ban-chan-sach-se-kho-thoang-la-bien-phap-phong-ngua-ngon-chan-bi-sung

Giữ bàn chân sạch sẽ, khô thoáng là biện pháp phòng ngừa ngón chân bị sưng 

Ngón chân bị sưng có thể là hậu quả của chấn thương hoặc viêm nhiễm. Đây cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Nếu tình trạng sưng đau kéo dài, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các sản phẩm thảo dược chứa thành phần từ màng vỏ trứng, cao dây đau xương,... để phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng ngón chân bị sưng, bạn hãy để lại câu hỏi hoặc số điện thoại tại phần bình luận bên dưới để được tư vấn giải đáp.

Tài liệu tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/326819#summary

https://www.healthline.com/health/swollen-toe#takeaway 

https://www.webmd.com/first-aid/infected-toe

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo

Zalo

Chat cùng chuyên gia qua Messenger