Cứng khớp ngón tay là dấu hiệu của bệnh gì? Chữa trị ra sao?

Cứng khớp ngón tay là tình trạng nhiều người gặp phải khi thức dậy vào buổi sáng. Đa số người bệnh thường chủ quan vì cho rằng triệu chứng này sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về tình trạng đau cứng khớp ngón tay.

Các dấu hiệu cứng khớp ngón tay khi ngủ dậy

Tình trạng cứng khớp ngón tay thường xuất hiện chủ yếu ở độ tuổi trung niên. Tỷ lệ nữ giới mắc nhiều hơn nam, vị trí bị đau cũng thường gặp hơn ở bàn tay thuận. Trong số các ngón tay bị cứng khớp thì thường gặp hơn cả là ở ngón cái, ngón trỏ.

Mới đầu, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng đau cứng, tê sưng ở các khớp ngón tay vào mỗi buổi sáng. Cơn đau sẽ dịu đi sau 1 - 2 giờ đồng hồ, một số trường hợp nặng hơn có thể kéo dài cả ngày, gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh khi sinh hoạt.

Những dấu hiệu tê cứng khớp ngón tay nếu không được khắc phục đúng cách sẽ tiến triển vào giai đoạn cấp tính. Khi đau nặng hơn, người bệnh sẽ nhận thấy các khớp sưng to, bị biến dạng và co quắp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động thường ngày.

Cung-khop-ngon-tay-thuong-gap-vao-buoi-sang-sau-khi-ngu-day

Cứng khớp ngón tay thường gặp vào buổi sáng sau khi ngủ dậy

Nguyên nhân gây ra tình trạng cứng khớp ngón tay

Cứng khớp ngón tay có thể gặp ở nhiều người, bao gồm cả người già và trẻ tuổi. Tình trạng này xảy ra có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý sau: 

Cứng khớp ngón tay do viêm khớp

Viêm khớp dạng thấp, thoái hoá khớp hoặc bệnh gút là nguyên nhân hàng đầu gây ra cứng khớp ngón tay. Đây đều là những bệnh lý nguy hiểm, nếu không được kiểm soát sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.

Ngoài ra, các dạng viêm khớp khác như lupus, viêm khớp vẩy nến, loãng xương cũng có thể khiến khớp ngón tay bị căng cứng, sưng tấy và đau nhức.

Cứng khớp ngón tay do viêm mô mềm

Viêm phần mô mềm (viêm gân hoặc viêm bao gân) ở ngón tay và cổ tay có thể là nguyên nhân khiến cho các khớp tê cứng, đau nhức. Tình trạng này kéo dài sẽ gây đau nhức ở cẳng tay và làm mất cảm giác các ngón tay.

Cứng khớp ngón tay do chấn thương

Cứng khớp ngón tay có thể xuất hiện sau chấn thương như gãy xương, trật khớp, bong gân,... Hoặc sau khi bó bột, phẫu thuật, người bệnh cũng có thể gặp phải tình trạng này.

Nguyên nhân khác gây cứng khớp ngón tay

Một số nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng cứng khớp ngón tay, bao gồm: Tổn thương mô mềm bỏng, bệnh đa xơ cứng, hội chứng Raynaud, ung thư xương hoặc cứng khớp ngón tay ở phụ nữ mang thai hoặc sau sinh,...

>>> XEM THÊM: Cứng khớp - Nguyên nhân, biến chứng và giải pháp cải thiện từ sản phẩm tự nhiên an toàn, hiệu quả. ĐỌC NGAY!

Viem-khop-viem-mo-mem-hay-chan-thuong-la-nguyen-nhan-gay-cung-khop-ngon-tay

Viêm khớp, viêm mô mềm hay chấn thương là nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay

Các phương pháp điều trị cứng khớp ngón tay

Việc lựa chọn phương pháp điều trị cứng khớp ngón tay cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng cụ thể của người bệnh. Sau đây là một số cách cải thiện cứng khớp ngón tay phổ biến.

Điều trị cứng khớp ngón tay theo y học hiện đại

Đau, cứng khớp ngón tay chủ yếu là do xương khớp bị thoái hoá, các tế bào không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Do vậy, không có nhóm thuốc đặc trị mà đa số các loại thuốc được sử dụng chỉ khắc phục triệu chứng và ngăn chặn những biến chứng của bệnh.

Một số thuốc giảm đau và chống thấp khớp thường được kê trong điều trị cứng khớp ngón tay là:

  • Thuốc giảm đau kê đơn và nhóm thuốc có chứa corticosteroids: Methylprednisolon, Hydrocortison, Prednisolon,...
  • Các loại thuốc chống thấp khớp trong điều trị viêm khớp dạng thấp và bệnh gout: Sulfasalazin, Methotrexate.
  • Thuốc đào thải acid uric trong trường hợp có các tinh thể lắng đọng ở khớp: Allopurinol, Febuxostat,...
  • Kết hợp với điều trị vật lý trị liệu để cải thiện các chức năng cử động của khớp ngón tay.

Điều trị cứng khớp ngón tay theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, các thầy thuốc chú trọng chữa cứng khớp ngón tay từ sâu bên trong. Tức là tìm ra nguyên nhân của bệnh và tiến hành chữa trị. Các loại dược liệu thiên nhiên trong bài thuốc thường an toàn, lành tính nhưng cần sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định mới nhận thấy hiệu quả rõ ràng.

Một trong những bài thuốc chữa cứng khớp ngón tay được nhiều người áp dụng là Độc hoạt tang ký sinh thang:

Thành phần:

  • Tang ký sinh 16g; sinh địa, đảng sâm, ngưu tất, đương quy, độc hoạt, mộc miên mỗi vị 12g. 
  • Phòng phong, kim thược dược, bạch phục linh mỗi vị 10g.
  • Xuyên khung, tần giao mỗi vị 8g; tế tân, nhục quế, cam thảo mỗi vị 4g.

Thực hiện:

  • Đem tất cả các vị dược liệu trên cho vào ấm và sắc lấy nước cốt uống.
  • Người sử dụng bài thuốc tiến hành chia làm 3 phần để uống 3 buổi/ngày.

Sử dụng thảo dược giúp cải thiện cứng khớp ngón tay

Cả y học cổ truyền và y học hiện đại đều công nhận nhiều loại thảo dược có tác dụng cải thiện tình trạng đau khớp ngón tay. Ví dụ như:

Nhũ hương: Từ lâu, phần mủ của nhũ hương đã được biết đến với công dụng chống viêm. Một số nghiên cứu cho thấy, viên uống có chứa nhũ hương có thể cải thiện tình trạng tê cứng, đau buốt do bệnh viêm khớp gây ra. 

Dây đau xương: Theo y học cổ truyền, dây đau xương có tác dụng thư cân hoạt lạc, khứ phong chỉ thống. Đây là vị thuốc được sử dụng phổ biến để chữa thấp khớp, cứng khớp, tê bại các khớp hay những tổn thương bong gân, sai khớp.

Su-dung-thao-duoc-khac-phuc-cung-khop-ngon-tay-duoc-nhieu-nguoi-ua-chuong

Sử dụng thảo dược khắc phục cứng khớp ngón tay được nhiều người ưa chuộng

Một số lưu ý trong chế độ sinh hoạt cho người bị cứng khớp ngón tay

Khi tình trạng cứng khớp ngón tay chỉ ở mức độ nhẹ, bạn hoàn toàn có thể cải thiện thông qua các bài tập và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đây cũng là một biện pháp hỗ trợ được khuyến khích trong điều trị các bệnh xương khớp. 

Cải thiện cứng khớp ngón tay qua bài tập vận động

Những người bị cứng khớp ngón tay có thể thực hiện những bài tập đơn giản để giúp duy trì sự linh hoạt cho các khớp:

  • Bài tập 1: Bạn uốn cong các đốt ngón tay bằng cách gập đốt ngón tay giữa rồi duỗi thẳng các ngón tay.
  • Bài tập 2: Từ từ nắm tay tạo thành nắm đấm, sau đó mở các ngón tay ra.
  • Bài tập 3: Dùng ngón tay cái lần lượt chạm vào mỗi đầu ngón tay. 
  • Bài tập 4: Thực hiện hành động đi bộ trên tường bằng các ngón tay.

Cải thiện cứng khớp ngón tay nhờ chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống khoa học cho người bị cứng khớp ngón tay bao gồm nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và cá. Các bạn cũng cần chú ý giảm thiểu lượng đường nạp vào cơ thể.

Nguoi-bi-cung-khop-nen-an-nhieu-rau-xanh-trai-cay

Người bị cứng khớp nên ăn nhiều rau xanh, trái cây

Cứng khớp ngón tay là tình trạng không thể coi thường. Do vậy, khi có các triệu chứng cứng khớp ngón tay lâu ngày không khỏi, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần dây đau xương, màng vỏ trứng,... giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho khớp và ngăn ngừa thoái hóa khớp. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về cứng khớp ngón tay, bạn hãy để lại thông tin câu hỏi hoặc số điện thoại dưới bài viết, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.

Tài liệu tham khảo:

https://www.verywellhealth.com/finger-arthritis-2549393 

https://www.healthline.com/health/osteoarthritis/osteoarthritis-hand#diagnosis

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo

Zalo

Chat cùng chuyên gia qua Messenger