Nguyên nhân gây sưng đầu gối và phương pháp điều trị

Sưng đầu gối có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng phổ biến nhất phải kể đến tình trạng chấn thương và các bệnh xương khớp như gout, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp,... Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị tình trạng sưng đầu gối.

Sưng đầu gối là gì?

Sưng đầu gối xảy ra khi đầu gối bị sưng đau do tích tụ chất lỏng dư thừa trong hoặc xung quanh khớp gối. Tình trạng đầu gối bị sưng phù có thể do chấn thương dây chằng, xương, sụn hoặc tổn thương các tổ chức xung quanh khớp. Sưng cũng có thể xảy ra trong khớp gối (tràn dịch khớp gối) hoặc ngoài khớp gối (viêm bao hoạt dịch).

chat-long-o-khop-gay-ra-tinh-trang-sung-dau-goi

Chất lỏng ở khớp gây ra tình trạng sưng đầu gối 

Nguyên nhân gây ra tình trạng sưng đầu gối

Đầu gối sưng đau không phải là một tình trạng hiếm gặp. Vậy bị sưng đầu gối là bệnh gì?

Các chấn thương ở khớp gối

Các chấn thương ở đầu gối có thể ảnh hưởng đến bất kỳ dây chằng, gân hoặc xương nào bao quanh khớp gối. Một số chấn thương đầu gối phổ biến hơn cả bao gồm:

  • Tổn thương ACL: Đây là một vết rách của dây chằng chéo trước (ACL). Chấn thương này khiến đầu gối sưng phù, thường gặp ở những người chơi bóng rổ, bóng đá,...
  • Gãy xương: Các xương của đầu gối, bao gồm cả xương bánh chè có thể bị gãy do chấn thương gây sưng. Ngoài ra, người cao tuổi có nguy cơ cao bị gãy xương bởi tác động nhẹ do tình trạng thoái hoá, loãng xương.
  • Rách sụn chêm: Sụn chêm hoạt động như một bộ giảm ma sát giữa xương ống chân và xương đùi. Sụn này có thể bị rách khi có tác động mạnh đột ngột vào đầu gối.
  • Viêm bao hoạt dịch đầu gối, viêm gân bánh chè: Một số chấn thương đầu gối cũng có thể gây viêm bao hoạt dịch, viêm gân bánh chè làm đầu gối sưng đau.

Bệnh lý tại khớp gối gây đau sưng đầu gối

Các loại bệnh xương khớp có khả năng ảnh hưởng làm đầu gối bị sưng bao gồm:

  • Thoái hóa khớp gối: Đây là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây sưng đầu gối. Hao mòn xảy ra ở sụn đầu gối phát triển theo quá trình thoái hóa tự nhiên và tuổi tác.
  • Viêm khớp dạng thấp: Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến hầu hết các khớp trong cơ thể, bao gồm cả khớp gối.
  • Bệnh gút: Gút xảy ra khi các tinh thể axit uric tích tụ trong khớp. Mặc dù bệnh gout thường ảnh hưởng đến ngón chân cái, nhưng cũng có thể xảy ra ở đầu gối.
  • Giả gút: Thường bị nhầm với bệnh gút. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường do các tinh thể chứa canxi phát triển trong dịch khớp. Khớp đầu gối là khớp phổ biến nhất bị ảnh hưởng bởi tình trạng này.
  • Viêm khớp nhiễm trùng: Đôi khi khớp gối của bạn có thể bị nhiễm trùng, dẫn đến sưng đau.

chan-thuong-viem-khop-la-cac-nguyen-nhan-pho-bien-gay-sung-khop-goi

Chấn thương, viêm khớp là các nguyên nhân phổ biến gây sưng khớp gối

>>> XEM THÊM: Cảnh báo về đau khớp cổ tay - Thông tin hữu ích cho bạn

Bị sưng đầu gối khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Nên đến bệnh viện nếu bạn có các dấu hiệu sau đây:

  • Đầu gối bị sưng đau rõ rệt.
  • Không thể duỗi chân hoàn toàn hoặc gập đầu gối.
  • Biến dạng đầu gối hoặc chân.
  • Sốt cao, kèm theo mẩn đỏ, đau và sưng.

Các phương pháp điều trị triệu chứng sưng đầu gối

Quá trình điều trị sưng đầu gối phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và cơ địa mỗi người. Phương pháp điều trị có thể bao gồm: Thuốc giảm đau, thủ thuật y tế và các biện pháp tại nhà.

Điều trị sưng đầu gối theo y học hiện đại

Mục đích sử dụng thuốc điều trị sưng đầu gối là tập trung vào giảm đau, giảm sưng. Vậy, cụ thể người sưng đầu gối uống thuốc gì? 

  • NSAIDs: Các loại thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, naproxen, meloxicam, celecoxib, indomethacin thường được chỉ định để điều trị sưng đầu gối do viêm khớp, viêm bao hoạt dịch hoặc viêm gân. 
  • Thuốc tiêm: Đối với những cơn đau và sưng kéo dài, bạn có thể được  tiêm cortisone - một chất chống viêm mạnh. Hoạt chất này đặc biệt hiệu quả với bệnh viêm khớp ở đầu gối.
  • Các loại thuốc khác: Thuốc chống thấp khớp, kháng sinh hoặc steroid cũng được sử dụng phổ biến trong điều trị.

Khi việc điều trị bằng thuốc không đáp ứng được hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc đến phương pháp phẫu thuật. 

cac-loai-thuoc-se-duoc-chi-dinh-tuy-theo-truong-hop-sung-dau-goi-cu-the

Các loại thuốc sẽ được chỉ định tùy theo trường hợp sưng đầu gối cụ thể

Các biện pháp khắc phục sưng đầu gối tại nhà

Khi đầu gối bị sưng và đau do chấn thương nhẹ hoặc các triệu chứng không quá nghiêm trọng thì người bệnh có thể tự khắc phục tại nhà. Một số biện pháp hỗ trợ tình trạng sưng đầu gối bao gồm:

  • Tập luyện hợp lý: Bạn nên hạn chế thực hiện các hoạt động thể chất, chơi thể thao để giúp khớp gối tự hồi phục. Tuy nhiên, bạn có thể luyện tập uốn cong, duỗi thẳng nhẹ nhàng đầu gối tại chỗ.
  • Chườm lạnh: Đặt túi chườm đá lạnh lên đầu gối trong khoảng 20 – 30 phút/lần, 3 – 4 lần mỗi ngày để giảm sưng viêm và thúc đẩy quá trình làm lành tự nhiên.
  • Biện pháp hỗ trợ: Các biện pháp hỗ trợ như băng, nẹp hoặc bó bột có thể hữu ích, tùy thuộc vào từng trường hợp.

Cải thiện sưng đầu gối nhờ sản phẩm thảo dược

Khi bị sưng đầu gối, nhiều người tìm đến các sản phẩm thảo dược để hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh. Bởi sử dụng thuốc tây y chỉ tập trung vào điều trị triệu chứng mà không tác động vào nguyên nhân sâu xa gây sưng đầu gối là bổ sung chất dinh dưỡng cho xương khớp nên bệnh có thể tái phát. 

Ngoài ra, dùng thuốc tây y trong thời gian dài sẽ để lại ảnh hưởng tiêu cực lên chức năng gan, dạ dày,... Do đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công sản phẩm thảo dược chứa thành phần màng vỏ trứng, dây đau xương, nhũ hương,... Những thành phần trong sản phẩm thảo dược đã được chứng minh mang lại tác dụng hiệu quả trong cải thiện sưng đầu gối và các bệnh xương khớp. Cụ thể:

Màng vỏ trứng

Một nghiên cứu năm 2018 chỉ ra rằng: Màng vỏ trứng tự nhiên đem lại tác dụng tích cực so với giả dược ở phụ nữ khỏe mạnh sau mãn kinh trong việc hỗ trợ giảm đau khớp cứng khớp và tăng trưởng sụn khớp.

Bên cạnh đó, màng vỏ trứng giúp phục hồi nhanh chóng những cơn đau cứng khớp và khó chịu khi kết hợp với tập thể dục.

Nhựa nhũ hương

Theo các nghiên cứu, nhựa của nhũ hương chứa AKBA có tác dụng duy trì sự toàn vẹn cấu trúc sụn khớp. Đồng thời, hoạt chất này giúp giảm đau, chống viêm thông qua cơ chế ức chế tổng hợp leukotriene. Ngoài ra, mủ nhũ hương còn tác dụng như một chất ức chế COX-2 mà không gây ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. 

Dây đau xương

Theo y học cổ truyền, cao dây đau xương có vị đắng, tính mát, giúp thanh nhiệt lợi thấp, thư cân hoạt lạc và khứ phong chỉ thống. Đây là vị thuốc phổ biến được sử dụng để chữa tê bại, thấp khớp, đau mình mẩy, chấn thương gây ứ máu, đau nhức, bong gân, sai khớp,...

sung-dau-goi-co-the-duoc-cai-thien-tot-nho-thao-duoc-tu-nhien

Sưng đầu gối có thể được cải thiện tốt nhờ thảo dược tự nhiên

>>> XEM THÊM: Cứng khớp ngón tay là dấu hiệu của bệnh gì? Chữa trị ra sao?

Các biện pháp phòng ngừa triệu chứng sưng đầu gối 

Mặc dù tình trạng sưng đầu gối không phải lúc nào cũng có thể phòng tránh được, nhưng những gợi ý dưới đây có thể giúp bạn hạn chế chấn thương và thoái hóa khớp:

  • Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu bạn bị thừa cân hoặc béo phì để giảm áp lực lên đầu gối.
  • Thường xuyên tập các động tác kéo căng cơ tứ đầu và gân khoeo ở đầu gối nhẹ nhàng.
  • Tăng cường các bài tập aerobic cường độ thấp giúp nâng cao sức khỏe cơ bắp mà không gây căng thẳng cho đầu gối như bơi lội, đạp xe, yoga,...

Sưng đầu gối đôi khi chỉ cần nghỉ ngơi và áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà là có thể cải thiện hiệu quả. Nhưng nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu sưng đầu gối ngày càng nghiêm trọng thì nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các sản phẩm thảo dược có chứa màng vỏ trứng, dây đau xương, nhựa nhũ hương,... dùng cho người bị khô khớp, cứng khớp, đau mỏi khớp, thoái hóa khớp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, bạn có thể để lại câu hỏi hoặc số điện thoại dưới bài viết, chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp.

Tài liệu tham khảo:

https://www.verywellhealth.com/knee-pain-symptoms-2549628

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/knee-pain/symptoms-causes/syc-20350849 

https://www.webmd.com/pain-management/knee-pain/knee-pain-dos-and-donts

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo

Zalo

Chat cùng chuyên gia qua Messenger