Chia sẻ thông tin về đau khớp chân và cách điều trị đơn giản

Khớp chân là vùng giữa 2 xương, có tác dụng giúp di chuyển dễ dàng và hỗ trợ cơ chân. Bất kỳ chấn thương hay bệnh tật nào cũng có thể ảnh hưởng đến khớp gây ra các cơn đau và hạn chế cử động. Đau khớp chân có thể xảy ra ở một khớp hoặc nhiều khớp. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng đau khớp chân? Cùng tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết và cách điều trị của tình trạng này nhé.

Mô tả chung về tình trạng đau khớp chân

Đau khớp chân là hiện tượng khá phổ biến và thường thấy ở đầu gối, cổ chân, bàn chân. Cơn đau có thể diễn ra liên tục hoặc xảy ra theo giai đoạn. Có lúc khớp sẽ thấy nhức, cứng hoặc đau. Một số người bị đau khớp chân có thể cảm thấy đau rát, nhói hoặc nóng “râm ran”. Triệu chứng thường xảy ra vào buổi sáng và dễ chịu hơn khi vận động. Hoạt động quá sức và quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến các cơn đau trở nên trầm trọng hơn.  

Đau khớp chân có thể ảnh hưởng đến chức năng của khớp và hạn chế khả năng khả năng đi lại của con người. Điều trị đau khớp chân không chỉ tập trung vào các cơn đau mà còn điều trị các chức năng và hoạt động bị ảnh hưởng.

Những người có khả năng bị đau khớp chân cao là những người gặp phải các tình trạng sau:

  • Đã từng gặp các chấn thương ở khớp.

  • Mắc chứng viêm khớp hoặc các bệnh mãn tính về khớp khác.

  • Bị lo lắng, trầm cảm hoặc căng thẳng.

  • Thừa cân

  • Sức khỏe kém

  • Tuổi tác cao cũng là yếu tố khiến khớp bị đau, cứng.

tinh-trang-dau-khop-chan-se-co-the-gap-o-mot-so-nguoi-co-yeu-to-nguy-co

Tình trạng đau khớp chân sẽ có thể gặp ở một số người có yếu tố nguy cơ.

Nguyên nhân gây đau khớp chân là gì?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau khớp chân có rất nhiều và đa dạng mà đôi khi không thể ngờ đến. Cụ thể là:

  • Bệnh gout

Biểu hiện phần da phía trên khớp gặp tình trạng nóng, đỏ và xuất hiện các cơn đau thường xuyên thì có thể là do bệnh gout hoặc giả gout. Cả 2 đều là một loại viêm khớp.
Bệnh gout thường ảnh hưởng đến khớp ngón chân cái đầu tiên, sau đó sẽ ảnh hưởng đến các khớp khác. Điều quan trọng là phải chẩn đoán chính xác loại gout thì mới có thể điều trị dứt điểm các cơn đau khớp và nguy cơ tàn tật trong tương lai.
Pseudogout cũng gần giống gout, nhưng thường ảnh hưởng đến khớp gối đầu tiên. Bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa nếu có những dấu hiệu của gout hoặc giả gout.

  • Viêm niêm mạc khớp

Nếu bạn gặp chấn thương ở khớp và đột nhiên xuất hiện các cơn đau thì có thể là do lớp mô mỏng lót các khớp và gân đã bị viêm. Tình trạng này gọi là viêm bao hoạt dịch do chấn thương.
Nó sẽ không gây đỏ hoặc nóng ở các khớp. Bạn có thể hạn chế tình trạng sưng tấy do chấn thương tại nhà bằng các loại thuốc chống viêm như ibuprofen hoặc sử dụng túi chườm kết hợp với nghỉ ngơi.

  • Chảy máu tại khoang khớp

Khi bị chấn thương ở khớp như đứt dây chằng hoặc gãy xương thì có thể sẽ xảy ra tình trạng chảy máu vào các khoang khớp.

Các dấu hiệu nhận biết tình trạng chảy máu tại khoang khớp bao gồm:

  • Sưng khớp.

  • Nóng đỏ.

  • Bầm tím, cứng khớp.

chay-mau-tai-khoang-khop-la-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-thuong-gap-dan-den-dau-khop-chan

Chảy máu tại khoang khớp là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến đau khớp chân.

  • Tổn thương sụn khớp

Khi bước xuống cầu thang mà cảm thấy các khớp đau nặng hơn thì có thể là dấu hiệu của tổn thương xương bánh chè, còn được gọi là sụn chêm. Tổn thương này sẽ không không gây nóng, rát xung quanh đầu gối. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thì chưa được tìm hiểu rõ, nhưng phần lớn là do đầu gối hoạt động quá sức.

Ngoài sử dụng các loại thuốc chống viêm như ibuprofen, bạn có thể tự điều trị bằng cách dùng túi chườm kết hợp với nghỉ ngơi.

ton-thuong-sun-khop-do-dau-goi-hoat-dong-qua-muc

Tổn thương sụn khớp do đầu gối hoạt động quá mức.

  • Nhiễm trùng khớp

Nhiễm trùng khớp rất hiếm khi xảy ra. Nhưng tình trạng này có thể dẫn đến các đơn đau nóng, sưng khớp khiến bạn không thể cử động.

  • Gãy xương

Gãy xương có thể dẫn đến tổn thương sụn khớp, xơ sẹo, thoái hóa khớp, làm hạn chế sự vận động, lâu dài có thể gây ra cứng khớp.

gay-xuong-dan-den-su-ton-thuong-va-han-che-van-dong,-gay-dau-khop-chan

Gãy xương dẫn đến sự tổn thương và hạn chế vận động, gây đau khớp chân.

  • Lupus ban đỏ

Khi bị Lupus thì các khớp có thể bị ảnh hưởng. Triệu chứng của tình trạng này khá giống với viêm khớp dạng thấp như cứng, đau, sưng ở khớp. Những người bị Lupus mắc viêm khớp thường không nặng như viêm khớp dạng thấp và có thêm các triệu chứng khác với viêm khớp dạng thấp như sụt cân, sốt nhẹ, khô mắt.

AnyConv.com__lupus-ban-do-cung-co-the-la-nguyen-nhan-gay-dau-khop-chan..webp

Lupus ban đỏ cũng có thể là nguyên nhân gây đau khớp chân.

  • Viêm gan virus

Viêm gan virus có thể gây ra các cơn đau khớp gần giống như viêm khớp dạng thấp, đặc biệt là các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân.
Khi có virus trong cơ thể, hệ thống tự miễn dịch sẽ nhầm lẫn và tự tấn công vào các tế bào hoặc cơ quan trong cơ thể.

viem-gan-virus-gay-con-dau-khop-tai-cac-vi-tri-ban-tay,-ban-chan

Viêm gan virus gây cơn đau khớp tại các vị trí bàn tay, bàn chân.

  • Xơ cứng bì

Xơ cứng bì là một dạng bệnh mạn tính chưa tìm được rõ nguyên nhân, đặc trưng bởi xơ hóa lan tỏa và các tổn thương mạch ở dưới da, khớp và đa nội tạng. Khi bị xơ cứng bì, hệ miễn dịch sẽ tấn công các mô liên kết bên dưới da, gây ra các vùng da dày và cứng. Triệu chứng của xơ cứng bì là hiện tượng Raynaud và sưng đầu xa tại các ngón, làm da dày hơn. Ngoài ra, nó còn gây đau đa khớp và rối loạn tiêu hóa, hô hấp.

xo-cung-bi-lam-sung-dau-xa-tai-cac-ngon

Xơ cứng bì làm sưng đầu xa tại các ngón.


- Viêm khớp vảy nến

Vảy nến có thể dẫn đến viêm khớp vảy nến. Dạng viêm khớp này rất khó đoán trước, nhưng các cơn đau mà nó gây ra có thể được kiểm soát nhờ điều trị. Giống như các loại viêm khớp khác, viêm khớp vảy nến gây ra viêm, cứng, sưng, đau ở 1 hoặc nhiều khớp, từ đó gây ra cử động khó.

AnyConv.com__viem-khop-vay-nen-gay-sung-dau-khop-chan,-cu-dong-kho..webp

Viêm khớp vảy nến gây sưng đau khớp chân, cử động khó.

Biểu hiện của đau khớp chân là gì?

Các dấu hiệu, triệu chứng của đau khớp chân sẽ có từ nhẹ đến nghiêm trọng. Khi khớp cử động mà không có sụn, xương sẽ cọ xát trực tiếp vào nhau. Các triệu chứng có thể là:

  • Sưng tấy.

  • Khớp cứng hoặc mở rộng.

  • Tê.

  • Các khớp có tiếng lách cách, lục cục khi di chuyển.

  • Thấy đau khi cử động.

  • Gặp khó khăn khi duỗi thẳng hoặc uốn cong khớp.

  • Không thể cử động.

  • Khớp sưng đỏ, nóng hoặc sưng tấy.

Nếu các cơn đau xuất hiện thường xuyên và nặng hơn thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ về vấn đề này. Điều quan trọng là phải nhanh chóng chẩn đoán nguyên nhân của cơn đau và bắt đầu điều trị để các khớp hoạt động khỏe mạnh.

Hãy đi khám bác sĩ nếu:

  • Đau kèm theo sốt.

  • Sụt cân không rõ nguyên do (từ 10 cân trở lên).

  • Khó đi lại bình thường.

dau-hieu-khi-bi-dau-khop-chan-rat-da-dang

Dấu hiệu khi bị đau khớp chân rất đa dạng.

Các cách chẩn đoán đau khớp chân

Thăm khám lâm sàng với bác sĩ

Bác sĩ sẽ thăm khám sức khỏe tổng quát cho bạn. Họ sẽ hỏi bạn 1 số câu hỏi về các triệu chứng đau khớp. Từ đó họ sẽ phán đoán và thu hẹp các nguyên nhân tiềm ẩn liên quan đến xương khớp. Bạn nên trả lời đầy đủ về những chấn thương khớp trước đây, thời điểm bắt đầu đau khớp, tiền sử gia đình có ai bị đau khớp không và các loại đau đã từng trải qua.

Sau đó họ sẽ kiểm tra khớp có bị đau hay hạn chế cử động không. Các bác sĩ sẽ tìm kiếm các dấu hiệu chấn thương đối với các cơ, gân và dây chằng xung quanh.

chan-doan-dau-khop-chan-cung-voi-chuyen-gia-suc-khoe

Chẩn đoán đau khớp chân cùng với chuyên gia sức khỏe.

Chụp X-Quang

Chụp X-Quang khớp có thể xác định được các tổn thương khớp liên quan đến viêm khớp. Có thể xác định được tình trạng thoái hóa khớp, gai xương hoặc các vấn đề khác có thể gây ra cơn đau.

chup-x-quang-khop-chan-trong-chuan-doan-benh-dau-khop-chan

Chụp X-Quang khớp chân trong chuẩn đoán bệnh đau khớp chân.

Xét nghiệm máu

Nếu bác sĩ có nghi ngờ nguyên nhân khác, họ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để sàng lọc các rối loạn tự miễn dịch nhất định. Họ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm tốc độ lắng của máu để đo mức độ viêm nhiễm trong cơ thể.  

xet-nghiem-mau-tim-nguyen-nhan-dau-khop-chan

Xét nghiệm máu tìm nguyên nhân đau khớp chân.

Điều trị đau khớp chân tại nhà thế nào?

Sử dụng thuốc giảm đau

- Nếu bị đau khớp chân từ mức vừa đến nặng, kèm theo cả sưng thì các loại thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) kê đơn hoặc không kê đơn để giảm đau như celecoxib, naproxen, aspirin hoặc ibuprofen. Tuy nhiên các NSAID lại có thể gây tác dụng phụ như tăng nguy cơ bị xuất huyết tiêu hóa.

- Nếu bạn bị đau khớp chân nhẹ, không sưng thì có thể sử dụng acetaminophen. Nhưng khi sử dụng loại thuốc này cần tránh sử dụng rượu bia, vì nó có thể làm tổn thương gan ở liều cao. Khi sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào cũng cần có chỉ định của bác sĩ và sử dụng thận trọng.

- Nếu như các cơn đau khớp chân của bạn trở nên trầm trọng thì NSAID không đủ hiệu quả, bác sĩ có thể sẽ kê các đơn thuốc mạnh hơn như opioid. Sử dụng loại thuốc này có thể gây buồn ngủ và táo bón. Bạn nên uống theo đúng chỉ định của bác sĩ hoặc sử dụng thêm các thuốc giúp nhuận tràng.

Một vài loại thuốc có thể giúp giảm đau khác cho chứng đau khớp chân là:

  • Thuốc giãn cơ: dùng để điều trị các cơn co thắt cơ, có thể dùng chung với các loại NSAID để tăng hiệu quả.

  • Thuốc chống động kinh, chống trầm cảm: cả 2 đều sẽ can thiệp vào quá trình giảm đau.

su-dung-thuoc-giam-dau-de-dieu-tri-dau-khop-chan

Sử dụng thuốc giảm đau để điều trị đau khớp chân.

Mát xa cải thiện đau khớp chân

Massage giúp cung cấp máu đến các khớp xương, gân cơ, bao khớp, dây chằng, làm tăng tiết hoạt dịch, giúp dây chằng tăng tính đàn hội.

Để điều trị đau khớp chân, bạn có thể thực hiện massage tại 3 vị trí: gối, cổ chân và bàn chân. Sau đây là 1 số bài massage cơ bản tại 3 vị trí này.

- Massage day đầu gối

Cho người cần massage ngồi trên giường, duỗi thẳng 2 chân. Sau đó dùng 2 bàn tay úp lên vị trí của 2 xương bánh chè rồi xoay trong theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện 20 lần rồi thực hiện ngược chiều kim đồng hồ 20 lần nữa.

massage-dau-goi-de-chua-dau-khop-chan

 Massage đầu gối để chữa đau khớp chân.

- Massage xoa + day xung quanh cổ chân

Dùng ngón tay ấn nhẹ thành vòng tròn nhỏ liên tục tại vị trí lõm của cổ chân, mắt cá trong/ngoài. Ấn từ mức độ nhẹ đến mạnh, theo chiều từ trên xuống để huyết mạch được lưu thông.

-massage-co-chan-de-giam-dau-khop-chan-toi-da

 Massage cổ chân để giảm đau khớp chân tối đa.

- Massage lòng bàn chân

Hướng dẫn người cần massage đặt 2 lòng bàn chân quay vào nhau, lòng bàn chân này chạm vào lòng bàn chân kia rồi chà xát nhau khoảng 10-20 lần.

massage-long-ban-chan-nham-giam-dau-khop-chan-hieu-qua

Massage lòng bàn chân nhằm giảm đau khớp chân hiệu quả.

Áp dụng bài tập giảm đau khớp chân

Nếu bạn đang thừa cân thì nên giảm cân để giảm áp lực lên các khớp bị đau. Tập thể dục không những có thể giảm cân mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh và hoạt động dẻo dai. Nên tránh các bài tập có tác động thấp để không gây kích ứng thêm cho khớp. Bơi lội và đạp xe sẽ là những bài tập tốt nhất vì cả 2 cho phép bạn vận động các khớp của mình mà không gây ảnh hưởng đến chúng. Bởi vì, trong môi trường nước, trọng lực giảm sẽ làm giảm áp lực lên các khớp. Có thể thực hiện các bài tập kéo dãn nhẹ nhàng. Và hãy liên hệ với bác sĩ khi muốn thực hiện chương trình tập thể dục nào.

thuc-hien-cac-bai-tap-giam-dau-khop-chan-de-ho-tro-dieu-tri

Thực hiện các bài tập giảm đau khớp chân để hỗ trợ điều trị.

Bạn cũng có thể liên hệ các chuyên gia vật lý trị liệu để tăng cường sức mạnh cho các cơ xung quanh khớp giúp khớp ổn định và phạm vi chuyển động được cải thiện. Chuyên gia trị liệu sẽ sử dụng các kỹ thuật như siêu âm, liệu pháp nhiệt hoặc lạnh, kích thích dây thần kinh điện để tăng cường hoạt động cho các khớp.

Đắp lá chữa đau nhức xương khớp chân

Bạn có thể chữa đau nhức xương khớp chăn bằng cách đắp lá cây dây đau xương. Nghiên cứu các năm 2016, 2018, 2019 về dược liệu trong điều trị thoái hóa xương khớp và các chất có trong dây đau xương cho thấy rằng:

  • Dây đau xương có khả năng giảm đau, giãn cơ, tiêu sưng tại các khớp.

  • Ngoài ra, nó còn có tác dụng chống viêm và điều hòa miễn dịch.

  • Dây đau xương trở thành 1 trong 7 dược liệu sử dụng phổ biến để điều trị các bệnh về xương khớp tại Việt Nam.

dap-la-day-dau-xuong-tri-dau-khop-chan

Đắp lá dây đau xương trị đau khớp chân.

Các bài thuốc chữa trị đau nhức xương khớp từ dây đau xương:

  • Trị đau nhức gân xương: giã nhỏ lá cây dây đau xương rồi trộn với rượu, đắp trực tiếp tại nơi đau nhức.

  • Giảm sưng do chấn thương: giã nhỏ lá cây dây đau xương tươi trộn với rượu, đắp tại nơi bị sưng đau rồi dùng gạc cố định lại. Có thể kết hợp với nước sắc từ 10-15g dây đau xương khô để tăng hiệu quả.

  • Trị bong gân, sai khớp: giã nhỏ các vị lá dây đau xương, định hương, hồi hương, quế, vỏ sồi, gừng tươi, vỏ núc nác, lá thầu dầu tía, lá canh châu, là náng, mu xương rồng à, huyết giác, lá mua, lá kim cang, hạt máu chó, củ nghệ, lá bưởi bung, hạt trấp, lá tầm gửi cây khế. Sau khi giã nhỏ thì sao nóng rồi chườm vào chỗ bị đau.

Sử dụng sản phẩm thảo dược chữa đau khớp chân

Ngoài các phương pháp điều trị, phòng ngừa trên, bạn còn có thể sử dụng các sản phẩm chiết xuất thảo dược để điều trị khô cứng khớp. Theo nghiên cứu thì màng vỏ trứng có tác dụng rất tốt cho xương khớp, giúp điều trị khô cứng khớp nói riêng và các bệnh về xương khớp nói chung. Bạn có thể tìm hiểu các sản phẩm có chiết xuất từ thành phần này để sử dụng.

Nghiên cứu năm 2018 về những tác dụng có lợi của màng vỏ trứng so với giả dược trong việc giảm đau các khớp do tập thể dục, cứng khớp, phát triển sụn ở phụ nữ khỏe mạnh sau thời kỳ mãn kinh.

Kết quả cho thấy rằng:

  • Màng vỏ trứng giúp thúc đẩy sản sinh các chất bảo vệ sụn khớp nếu sử dụng thường xuyên.

  • Màng vỏ trứng giúp phục hồi nhanh những cơn đau ở khớp, chứng cứng khớp và các khó chịu thường gặp khi kết hợp với vận động.

mang-vo-trung-tri-dau-khop-chan

Màng vỏ trứng trị đau khớp chân.

Vận động sai cách có thể dẫn đến đau khớp chân và các tổn thương về khớp. Nếu xuất hiện cơn đau tại khớp hoặc gặp bất kỳ triệu chứng nào bất thường tại đây, hãy thăm kham ngay tại các cơ sở y tế để tìm ra được nguyên nhân và chữa trị sớm. Hãy xây dựng một lối sống khoa học, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, vận động thường xuyên và tìm đến các sản phẩm chiết xuất từ thảo dược tự nhiên có tác dụng tốt cho xương khớp để cải thiện tình trạng đau nhức. 

>>> XEM THÊM: Người bị viêm khớp gối cần tránh xa 5 loại thực phẩm này - Xem ngay!

Tài liệu tham khảo:

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo

Zalo

Chat cùng chuyên gia qua Messenger