Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối xảy ra khi có tổn thương ở sụn khớp nằm giữa hai xương đầu gối kèm theo phản ứng viêm và giảm dịch khớp do quá trình lão hóa gây ra. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở những người có độ tuổi từ 40 trở lên, đặc biệt là người trên 60 tuổi.
Bệnh thoái hóa khớp gối gây bào mòn phần sụn khớp giữa hai xương đầu gối gây ra tiếng lạo xạo kèm những cơn đau nhức khó chịu do 2 đầu xương cọ sát vào nhau. Các cơn đau sẽ ngày càng dữ dộit và tăng dần khi người bệnh vận động, di chuyển.
Thoái hóa khớp gối có thể xảy ra ở mọi đối tượng, đặc biệt là người trên 60 tuổi
>>> Xem thêm: Người bị viêm khớp gối nên ăn gì để nhanh khỏi?
Tại sao bạn bị thoái hóa khớp gối?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp gối nhưng chủ yếu là do vấn đề tuổi tác. Quá trình lão hóa của người lớn tuổi sẽ khiến khả năng tự chữa lành của sụn giảm dần gây ra thoái hóa khớp gối. Bên cạnh đó, một số bệnh cũng có thể gây ra thoái hóa khớp gối như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp...
Một số nguyên nhân thường gặp của thoái hóa khớp gối là:
-
Tuổi tác: Những người lớn tuổi, khả năng tái tạo sụn khớp giảm hoặc mất hẳn. Điều này khiến cho sụn khớp ngày càng suy yếu, không còn cứng chắc, dễ bị bào mòn, tổn thương.
-
Chấn thương: Những chấn thương do tập luyện, tai nạn, lao động quá sức hoặc tác động lực quá mạnh cũng gây tổn thương khớp gối và đẩy nhanh quá trình thoái hóa.
-
Làm việc nặng nhọc: Mang vác vật nặng, chạy nhảy hay thực hiện các hoạt động sai tư thế có thể khiến sụn khớp, dây chằng và các xương vùng đầu gối bị tổn thương. Nếu tình trạng này lặp lại nhiều lần sẽ khiến tốc độ thoái hóa khớp gối tăng lên nhanh chóng.
-
Thừa cân, béo phì: Khi cơ thể thừa cân sẽ tạo áp lực lớn đè nén lên khớp gối nên dễ bị tổn thương, tốc độ thoái hóa bị đẩy nhanh.
-
Di truyền: Nghiên cứu cho thấy, trong gia đình có người gặp phải tình trạng thoái hóa khớp thì các thành viên khác cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
-
Bệnh lý viêm khớp: Các bệnh lý viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng,... cũng góp phần đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp gối.
-
Rối loạn chuyển hóa: Trong một số trường hợp hiếm gặp, những người mắc một số hội chứng rối loạn chuyển hóa như thừa sắt hoặc rối loạn hormon tăng trưởng cũng có nguy cơ cao bị viêm xương khớp và thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho người mắc, nhẹ thì đau đớn âm ỉ, hạn chế vận động, nặng thì gây biến dạng khớp, teo cơ, thậm chí là tàn phế suốt đời.
Thừa cân, béo phì là yếu tố thuận lợi khiến thoái hóa khớp gối xảy ra nhanh, sớm hơn
Dấu hiệu nào giúp nhận biết thoái hóa khớp gối
Các triệu chứng của thoái hóa khớp gối thường thường gặp có thể là:
-
Đau vùng đầu gối. Cảm giác đau tăng lên lúc di chuyển, vận động khớp gối hoặc khi đứng dậy sau ngồi lâu. Thi thoảng có thể xuất hiện các cơn đau khi nghỉ ngơi.
-
Sưng tấy, nóng, đỏ da quanh vùng khớp gối.
-
Cứng khớp gối, nhất là vào buổi sáng khi ngủ dậy. Thường sẽ phải mất từ 10 – 20 phút xoa bóp để khớp thư giãn mới có thể hoạt động bình thường trở lại.
-
Khớp kêu lục cục, lạch cạch khi bạn hoạt động khớp gối.
-
Hạn chế khả năng hoạt động của khớp gối, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày như đi bộ, leo cầu thang.
>>> Xem thêm: 5 sai lầm khiến bệnh thoái hóa khớp gối thêm trầm trọng hơn. XEM NGAY để biết!
Chẩn đoán thoái hóa khớp gối
Để chẩn đoán thoái hóa khớp gối, bác sĩ có thể dựa vào các dấu hiệu trên lâm sàng, các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh.
Chẩn đoán lâm sàng
Theo tiêu chuẩn của Hội thấp khớp học Mỹ, các dấu hiệu của thoái hóa khớp gối thường gặp như:
(1) Có gai xương ở rìa khớp (trên phim chụp Xquang).
(2) Dịch khớp là dịch thoái hóa.
(3) Trên 38 tuổi.
(4) Bệnh nhân có triệu chứng cứng khớp không quá 30 phút.
(5) Khi cử động khớp có tiếng kêu lục khục.
(6) Tràn dịch khớp gối.
(7) Đầu gối bị biến dạng do các gai xương gây ra hoặc trục khớp gối bị lệch.
Trường hợp người bệnh có các dấu hiệu 1-2-3-4 hoặc 1-2-5 hoặc 1-4-5 thì có thể kết luận đã bị mắc thoái hóa khớp gối.
Chẩn đoán hình ảnh
Để xác định chính xác người bệnh có bị thoái hóa khớp gối hay không, mức độ nặng hay nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, chụp MRI, siêu âm… từ đó xác định chính xác tình trạng tổn thương ở khớp gối.
-
Chụp X-quang: Cho thấy hình ảnh gai xương, khe khớp, sụn khớp, từ đó xác định mức độ thoái hóa khớp gối.
-
Siêu âm khớp: Giúp xác định tình trạng tràn dịch khớp, gai xương, hẹp khe khớp, mức độ bào mòn của sụn khớp…
-
Chụp cộng hưởng từ: Cho biết mức độ tổn thương ở màng hoạt dịch, dây chằng và sụn khớp.
-
Nội soi khớp: Giúp các bác sĩ quan sát trực tiếp các tổn thương do thoái hóa sụn khớp. Đây cũng là phương pháp thường được dùng để cắt bỏ các tổ chức viêm thoái hóa trong khớp.
Điều trị thoái hóa khớp gối
Mục tiêu điều trị thoái hóa khớp gối là cải thiện triệu chứng và hồi phục khả năng vận động khớp gối. Tùy vào nguyên nhân và mức độ bệnh mà người bệnh cần có phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị phổ biến là:
Thuốc tây y chữa thoái hóa khớp gối
Thuốc tây y thường được dùng điều trị thoái hóa khớp gối là thuốc giảm đau, có tác dụng giảm đau nhức nhanh bằng cách ức chế quá trình sinh hóa gây đau. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn làm giảm tình trạng sưng, viêm khớp cho người bệnh.
-
Thuốc giảm đau thường được kê trong đơn thuốc của người bệnh thoái hóa khớp gối có thể là Acetaminophen hay còn gọi là Paracetamol. Và thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs) như Naproxen, Aspirin, Ibuprofen...
-
Tiêm corticosteroid cũng là phương pháp được áp dụng, giúp giảm đau, kháng viêm nhanh, tác dụng có thể kéo dài đến vài tháng.
-
Tiêm axit hyaluronic: Giúp bổ sung dịch khớp, cải thiện vận động khớp gối.
Tuy nhiên, nếu lạm dụng các loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng, suy giảm chức năng gan thận… nên chỉ dùng trong thời gian ngắn, theo chỉ định của bác sĩ.
Người bị thoái hóa khớp gối không nên lạm dụng thuốc giảm đau vì có nhiều tác dụng phụ
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng phương pháp dân gian
Một số bài thuốc dân gian chữa thoái hóa khớp gối có thể sử dụng là:
Ngải cứu
Theo đông y, ngải cứu vị đắng, tính ấm, mùi hăng, có công dụng giảm đau, trừ phong thấp, lưu thông khí huyết, giữ ấm các khớp. Vì vậy, dân gian thường sử dụng ngải cứu để chế biến thành các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp gối tại nhà.
Cách sử dụng: Ngải cứu rửa sạch, đem giã nát, lọc bã lấy nước. Sau đó, pha nước cốt ngải cứu này cùng một chén mật ong để uống hàng ngày. Thực hiện liên tục trong 2 tuần, tình trạng đau nhức khớp gối sẽ được cải thiện.
Lá lốt
Lá lốt có mùi thơm nồng, vị cay, tính ấm với công dụng giúp kháng viêm, giảm đau, tiêu trừ khí lạnh rất tốt. Đông y sử dụng lá lốt làm vị thuốc trong điều trị rất nhiều chứng bệnh khác nhau, trong đó có thoái hóa khớp gối.
Cách sử dụng: Lấy một nắm lá lốt rửa sạch và để ráo, rồi cho vào đun với 1 lít nước. Sau khi đun sôi khoảng 5 phút thì chắt lấy nước uống trong ngày. Kiên trì áp dụng trong 1 tuần, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.
Cỏ xước
Cỏ xước có vị chua, tính mát, thường được dùng trong các bài thuốc chữa đau xương khớp, đau lưng, đau bụng,…
Cách sử dụng: Dùng cỏ xước phơi khô, sao vàng, sau đó cho vào sắc lấy nước uống hàng ngày.
Cỏ xước có thể giúp chữa đau mỏi đầu gối do thoái hóa khớp gối gây ra
Gừng
Gừng được biết là gia vị tính ấm, có tác dụng cải thiện căng cơ, thư giãn xương khớp. Đồng thời, tăng cường lưu thông máu, làm ấm cơ thể. Gừng cũng là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh xương khớp, bao gồm thoái hóa khớp gối. Bởi, thành phần zingibain và prostaglandin có tác dụng giảm viêm, loại bỏ độc tố, đồng thời giảm đau nhức, sưng khớp hiệu quả.
Cách thực hiện:
-
Gừng rửa sạch, thái mỏng, sau đó giã nát rồi cho vào bình thủy tinh, đậy kín.
-
Rót rượu ngập gừng, đậy nắp và bảo quản trong 1 tháng.
-
Khi dùng, chỉ cần sử dụng một chút bông gòn thấm rượu gừng, thoa lên vị trí đầu gối đau nhức.
-
Thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng trong 10 phút, dùng 2 lần/ngày cho tới khi cơn đau cải thiện.
Vật lý trị liệu chữa thoái hóa khớp gối
Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả cho thoái hóa khớp gối. Các phương pháp vật lý trị liệu bao gồm:
-
Tập thể dục: Tập thể dục giúp khớp gối linh hoạt và giảm đau nhức hiệu quả. Những bài tập như đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập yoga hoặc pilates đều có thể giúp cải thiện sức khỏe và giảm triệu chứng thoái hóa khớp.
-
Massage: Xoa bóp là phương pháp được sử dụng để giảm đau khớp gối, sưng viêm và cải thiện tình trạng căng cơ, tăng cường lưu thông máu hiệu quả.
-
Chườm nóng, lạnh: Giúp giảm đau khớp gối tạm thời rất tốt.
Vật lý trị liệu là phương pháp an toàn và không gây tác dụng phụ nhiều, nhưng cần phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn của một chuyên gia vật lý trị liệu để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị thoái hóa khớp.
Vật lý trị liệu giúp giảm đau nhức do thoái hóa khớp gối hiệu quả
Phẫu thuật chữa thoái hóa khớp gối
Trường hợp thoái hóa khớp gối trở nên nghiêm trọng, các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả, khớp gối biến dạng, có thể cân nhắc phẫu thuật.
Một số phương pháp phẫu thuật thoái hóa khớp gối thường được thực hiện, bao gồm:
-
Thay khớp gối: Đây là phương pháp thuật phổ biến nhất để chữa thoái hóa khớp gối. Với phẫu thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ các bộ phận đã bị tổn thương bằng các vật liệu nhân tạo để cải thiện chức năng vận động.
-
Phẫu thuật nội soi khớp gối: Giúp quan sát các tổn thương bên trong khớp gối, loại bỏ các mô mềm bị tổn thương, viêm, tái tạo dây chằng, sụn chêm...
Phẫu thuật khớp gối được áp dụng khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả như mong muốn
Chế độ chăm sóc người thoái hóa khớp gối
Hiện nay, chưa có phương pháp chữa khỏi hoàn toàn thoái hóa khớp gối nhưng một chế độ chăm sóc tốt có thể giúp kiểm soát tốt triệu chứng đau, sưng khớp gối.
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì?
Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn những thực phẩm bổ sung dưỡng chất và giúp khớp vận động linh hoạt hơn. Một số thực phẩm người bệnh nên ăn là:
-
Trái cây và rau xanh: Bạn nên sử dụng những loại trái cây, rau xanh chứa chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và đau khớp như táo, dâu tây, hành tây, hẹ,...
-
Thực phẩm chứa Omega-3: Axit béo Omega-3 có trong các loài cá như cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ, cá mòi,... sẽ giúp giảm đau viêm khớp hiệu quả.
-
Dầu oliu: Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, dầu oliu có tác dụng chống viêm tương tự như thuốc Ibuprofen. Do đó, bạn nên bổ sung dầu oliu vào bữa ăn hàng ngày thay cho các chất béo khác, chẳng hạn như bơ, dầu thực vật, mỡ động vật,...
-
Sữa và sản phẩm từ sữa như sữa chua, phomai rất giàu canxi, vitamin D, cung cấp dưỡng chất cho xương, giúp tăng sức mạnh cho xương, cải thiện các triệu chứng đau do thoái hóa khớp gối gây ra.
-
Tỏi: Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, một hợp chất diallyl disulfide trong tỏi có tác dụng chống lại các enzym gây hại cho sụn khớp gối. Đồng thời tỏi cũng có tác dụng giảm viêm khớp gối rất tốt.
Tỏi giúp làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối nên kiêng gì?
Một số thực phẩm có thể làm kích hoạt các phản ứng viêm khiến tình trạng thoái hóa khớp gối ngày càng nghiêm trọng. Bởi vậy, người bị thoái hóa khớp gối nên hạn chế một số thực phẩm sau:
-
Thực phẩm chứa nhiều đường: Đường qua chế biến có thể thúc đẩy giải phóng cytokine, khiến tình trạng viêm và thoái hóa khớp gối trở lên trầm trọng hơn.
-
Các loại thịt đỏ: Thịt bò, thịt bê, thịt trâu...
-
Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ: Đồ ăn chiên, rán, xào có thể đẩy nhanh quá trình viêm, thoái hóa khớp gối.
-
Đồ uống chứa cồn hay các chất kích thích: Rượu, bia,... có thể giảm sự hấp thu thuốc vào cơ thể. Bên cạnh đó, rượu, bia có thể tương tác với một số thuốc, bao gồm cả thuốc giảm đau.
Người bị thoái hóa khớp gối nên kiêng rượu, bia
Phòng ngừa thoái hóa khớp gối
Không thể phòng ngừa thoái hóa khớp gối hoàn toàn nhưng bạn có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh. Cụ thể, bạn nên áp dụng một số biện pháp phòng ngừa sau:
-
Duy trì cân nặng hợp lý: Cân nặng hợp lý sẽ giúp giảm tải trọng lên khớp gối, hạn chế các tổn thương và làm chậm tốc độ thoái hóa khớp gối.
-
Tập thể dụng đều đặn: Các bài tập thể dục giúp xương khớp chắc khỏe hơn, đồng thời tăng độ dẻo dai, linh hoạt cho các vận động khớp gối.
-
Chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối, hợp lý.
-
Kiểm soát lượng đường trong máu: Bệnh tiểu đường có nguy cơ biến chứng ra viêm xương khớp. Nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường, hãy kiểm soát bệnh thật tốt và điều chỉnh đường huyết về mức bình thường để giúp ngăn ngừa viêm, thoái hóa khớp gối.
-
Bổ sung sản phẩm thảo dược chứa màng vỏ trứng giàu collagen tuýp 2. giúp hỗ trợ bổ sung dưỡng chất cho khớp, gân và dây chằng quanh khớp, đồng thời làm trơn ổ khớp, giúp khớp vận động linh hoạt hơn. Ngoài ra, sản phẩm này còn hỗ trợ giảm đau, mỏi khớp và ngăn ngừa thoái hóa khớp gối hiệu quả.
Màng vỏ trứng giàu collagen tuýp 2 tốt cho người bị thoái hóa khớp gối
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về thoái hóa khớp gối và cách điều trị hiệu quả. Nếu bạn đang nghi ngờ bản thân bị thoái hóa khớp gối, hãy bổ sung sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính từ màng vỏ trứng nhằm bổ sung dưỡng chất cho khớp và ngăn ngừa thoái hóa khớp.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về thoái hóa khớp gối, hãy để lại thông tin câu hỏi hoặc số điện thoại bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp bạn sớm nhất.
Link tham khảo: