Thoái hóa xương khớp có nguy hiểm không? Cách cải thiện là gì?

Thoái hóa xương khớp ngày càng trẻ hóa, có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Vậy thoái hóa xương khớp có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây thoái hóa xương khớp là gì? Cải thiện tình trạng thoái hóa xương khớp bằng cách nào? Hãy cùng tìm câu trả lời qua những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây!

Thoái hóa xương khớp có nguy hiểm không?

Khi xương khớp thoái hóa, sụn khớp bị bào mòn, xù xì, có thể trơ ra đầu xương dưới sụn, đồng thời, vùng xương dưới sụn cũng thay đổi cấu trúc, dẫn đến phản ứng tạo các chất gây viêm, làm xuất hiện tình trạng đau nhức, sưng tấy. Thoái hóa xương khớp là tình trạng khá phổ biến hiện nay, gây ra một số triệu chứng ảnh hưởng đến người mắc. Cụ thể như sau:

- Đau: Đau có thể liên tục hoặc đau khi ngủ là dấu hiệu cho thấy tình trạng thoái hóa xương khớp đang trở nên tồi tệ hơn. 

- Căng cứng sau một thời gian không di chuyển, chẳng hạn như vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi trong một thời gian dài. 

- Yếu cơ xung quanh khớp, đặc biệt nếu thoái hóa khớp ở đầu gối.

- Biến dạng khớp: Khi quá trình thoái hóa khớp tiến triển, các khớp có thể bắt đầu vẹo hoặc biến dạng.

Như vậy có thể thấy, thoái hóa xương khớp là bệnh lý nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người mắc mà còn khiến sức khỏe giảm sút. Chính vì vậy, phát hiện sớm và điều trị kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng.

>>> Xem thêm: Thoái hóa khớp cổ tay – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 

Cách cải thiện tình trạng thoái hóa xương khớp là gì?

Mặc dù thoái hóa xương khớp thường xuất hiện do sự lão hóa của cơ thể nhưng căn bệnh này cũng có thể tới sớm khi cộng thêm sự góp mặt của các yếu tố như: Di truyền, béo phì, chấn thương,... Vậy làm thế nào để ngăn ngừa thoái hóa xương khớp? Một số cách sau đây sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng:

Dùng thuốc tây

Hiện nay, để hỗ trợ điều trị thoái hóa xương khớp, giảm tình trạng đau nhức, sưng viêm, người bệnh thường được chỉ định các loại thuốc giảm đau và chống viêm. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tồn tại một số hạn chế như: 

- Thuốc giảm đau chỉ giúp giảm triệu chứng, cơn đau sẽ tái phát.

- Thuốc chống viêm sử dụng trong thời gian dài dễ gây tích nước, teo cơ và tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường, tim mạch.

Chính vì vậy, dùng thuốc tây điều trị thoái hóa xương khớp cần có sự chỉ dẫn của chuyên gia. 

Bài thuốc dân gian

- Tinh bột nghệ: Tinh bột nghệ rất giàu curcumin, có tác dụng chống viêm, tiêu sưng, rất tốt đối với người bệnh thoái hóa xương khớp. Cách sử dụng: Lấy một cốc nước cho vào nồi, đun sôi. Sau đó, cho tinh bột nghệ vào, khuấy đều rồi đun thêm 10 phút. Để nguội và dùng hết trong vòng 4 giờ.

- Ngải cứu trắng: Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi đổ nước nóng lên. Sau đó đắp vào khớp sẽ làm cơn đau giảm đi, khớp bớt sưng hơn. 

- Lá lốt: Theo nghiên cứu của y học hiện đại, thành phần của lá lốt chứa các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn, có khả năng điều trị một số bệnh viêm nhiễm, giảm viêm đau khớp, sưng khớp vô cùng hiệu quả.

la-lot-giup-cai-thien-thoai-hoa-xuong-khop.jpg

Lá lốt giúp cải thiện thoái hóa xương khớp

Ngoài ra, sử dụng lá lốt chữa đau khớp còn là phương pháp khá an toàn, lành tính, tiết kiệm chi phí. Cách sử dụng: Lấy 5 - 10g lá lốt phơi khô (15 - 30g lá tươi), sắc 2 bát nước đến khi còn 1/2, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. 

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt

Theo nghiên cứu, xương khớp bị thoái hóa có thể ngăn chặn bằng việc tập thể dục thường xuyên, vừa sức. Các nhà khoa học thuộc Đại học London (Anh) cũng nhận thấy, rèn luyện thể chất có tác dụng ức chế hoạt động của phân tử gây viêm, thoái hóa khớp.

Bên cạnh tập luyện thì chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng với những trường hợp thoái hóa xương khớp bởi thừa cân, béo phì làm tăng áp lực lên khớp, khiến bệnh trầm trọng hơn. Hãy xây dựng chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất; Giảm nạp chất béo bão hòa, carbohydrate và đường. Điều này không chỉ ngăn ngừa viêm khớp, thoái hóa khớp mà còn chữa các bệnh về tim mạch.

Kết quả từ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của các nhà khoa học thuộc Đại học East Anglia cùng Đại học Oxford và Bệnh viện Đại học Norfolk & Norwich (tại Anh) cho thấy, sulforaphane trong bông cải xanh có thể kìm hãm quá trình hủy hoại sụn ở các khớp liên quan tới quá trình thoái hóa khớp. Vì thế, người bị thoái hóa xương khớp có thể bổ sung thực phẩm này vào thực đơn trong mỗi bữa ăn.

Tránh mang vác nặng

Người bị thoái hóa xương khớp cần hạn chế mang vác hoặc nâng vật nặng. Tránh các chuyển động lặp đi lặp lại, hãy nghỉ ngơi thường xuyên. Bạn cũng có thể đeo miếng đệm khuỷu tay và miếng đệm đầu gối để giúp bảo vệ khớp, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng.

tranh-mang-vac-nang-giup-cai-thien-thoai-hoa-xuong-khop.jpg

Tránh mang vác nặng giúp cải thiện thoái hóa xương khớp

>>> Xem thêm: Bật mí 4 bí quyết ngăn ngừa thoái hóa khớp không phải ai cũng biết

Tại sao nên sử dụng sản phẩm thảo dược cải thiện thoái hóa xương khớp?

Bên cạnh các biện pháp tây y còn tồn tại nhiều tác dụng phụ; Bài thuốc dân gian tốn công, tốn nhiều thời gian, đun nấu cầu kỳ nhưng hiệu quả chậm hoặc rất ít; Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt chỉ giúp giảm một phần triệu chứng của bệnh thì xu hướng lựa chọn thảo dược được nhiều người lựa chọn. Phương pháp này có  ưu điểm như:

- An toàn: Với thành phần từ tự nhiên, việc sử dụng sản phẩm như vậy sẽ đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ và không tương tác với các thuốc tây mà bệnh nhân đang sử dụng.

- Hiệu quả: Được đúc kết từ các nghiên cứu và kinh nghiệm dân gian, sản phẩm thảo dược tách chiết những phần tinh túy ấy giúp người bệnh cải thiện sức khỏe từ sâu trong cơ thể, cải thiện các triệu chứng thoái hóa xương khớp hiệu quả.

- Tiện lợi: Sản phẩm hỗ trợ điều trị thoái hóa xương khớp ngày nay đã chiết lấy thành phần tinh túy của thảo dược, bào chế thành các sản phẩm tiện dùng dạng viên uống, người bệnh có thể dễ dàng mang theo bên mình và sử dụng bất kỳ lúc nào.

tai-sao-nen-su-dung-san-pham-thao-duoc-cai-thien-thoai-hoa-xuong-khop.jpg

Tại sao nên sử dụng sản phẩm thảo dược cải thiện thoái hóa xương khớp?

>>> Xem thêm: Đầu gối sưng đau là gì? Giải pháp mới cho tình trạng đau khớp gối là gì?

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo

Zalo

Chat cùng chuyên gia qua Messenger