Tình trạng đau khớp gối không chỉ khiến người mắc khó chịu, phiền phức, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn lo lắng về các biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau khớp gối? Có biện pháp nào giúp cải thiện tình trạng này an toàn và hiệu quả hay không? Hãy cùng tìm hiểu thông tin bài viết bên dưới cùng để tìm ra câu trả lời chính xác!
Đau khớp gối có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là người lớn tuổi
7 Nguyên nhân gây đau khớp gối thường gặp
Khớp gối gánh chịu sức nặng của toàn cơ thể, là khớp vận động nhiều nhất nên rất dễ bị tổn thương. Bệnh đau khớp gối là tình trạng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là độ tuổi trung niên và cao niên. Tình trạng này khiến người bệnh bị hạn chế vận động, luôn cảm thấy đau nhức, gặp khó khăn khi di chuyển, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày.
Một số nguyên nhân gây đau khớp gối thường gặp bao gồm:
Các bệnh lý tại khớp gối
- Viêm bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch là túi chứa dịch lỏng ở các khớp, có chức năng tiết dịch làm trơn sụn khớp. Khi bao hoạt dịch bị viêm sẽ gây đau và cứng khớp gối.
- Viêm gân bánh chè: Tình trạng này xảy ra khi có các tổn thương tác động đến phần dây chằng nối xương bánh chè đến xương chày, từ đó gây ra triệu chứng đau khớp gối.
- Viêm khớp gối: Nếu đau khớp gối kèm theo tình trạng sưng, đỏ thì đây có thể là dấu hiệu của viêm khớp gối.
- Viêm khớp dạng thấp và một số viêm khớp khác liên quan đến khớp gối cũng có thể gây ra tình trạng đau khớp gối khi vận động, thậm chí ngay cả khi nghỉ ngơi.
Chấn thương
Các chấn thương khi chơi thể thao, lao động hoặc tai nạn giao thông… có thể gây rách dây chằng gối, rách sụn chêm đầu gối, gãy xương bánh chè… Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm để lại nhiều di chứng nặng nề ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Điều này khiến người bệnh cảm thấy đau khớp gối mỗi khi đi lại hoặc thực hiện một số động tác như co duỗi chân.
Đau khớp gối có thể xảy ra do chấn thương khi tập luyện thể thao
Làm việc sai tư thế
Những người có đặc thù công việc phải hoạt động chân nhiều, đứng lâu hoặc lặp lại một tư thế trong thời gian dài sẽ tạo áp lực lớn lên hai đầu gối. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến sụn khớp bị bào mòn, đau nhức, đặc biệt là khi thay đổi tư thế đột ngột hoặc co duỗi chân.
Thừa cân, béo phì
Tình trạng thừa cân, béo phì của cơ thể sẽ khiến hai đầu gối phải chịu áp lực rất lớn. Lâu ngày sẽ khiến lớp sụn chêm bị bào mòn và gây đau đầu gối.
Một số nguyên nhân khác
Chế độ ăn không đủ dinh dưỡng, thường xuyên gặp căng thẳng, thức khuya dậy sớm hay ăn uống không lành mạnh có thể đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp trong cơ thể gây đau đầu gối.
Chế độ ăn uống sinh hoạt không lành mạnh có thể gây ra tình trạng đau khớp gối
Dấu hiệu nhận biết đau khớp gối như thế nào?
Tùy vào nguyên nhân, vị trí và mức độ mà triệu chứng đau khớp gối có biểu hiện khác nhau. Trong đó, một số triệu chứng thường gặp ở người đau khớp gối là:
- Sưng khớp, đỏ tại vị trí đau và cảm giác nóng ấm khi chạm vào.
- Đau đầu gối, đặc biệt khi co hoặc duỗi thẳng chân.
- Cứng khớp, chủ yếu xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc không hoạt động khớp gối trong vài giờ.
- Khớp kêu lục cục, lạo xạo, tiếng kêu xuất hiện nhiều hơn khi đi lại, leo cầu thang.
- Yếu cơ, đi lại khó khăn và không thể đứng lâu.
Nếu không được chữa cải thiện, các triệu chứng của đau khớp gối có thể nghiêm trọng hơn, bao gồm:
- Các cơn đau xảy ra dữ dội.
- Sưng tấy ở vị trí đau.
- Khớp gối bị biến dạng.
- Không thể co hoặc duỗi thẳng chân.
- Không thể đi lại bình thường mà cần có sự hỗ trợ.
Cách cải thiện tình trạng đau khớp gối
Đau khớp gối có thể do chấn thương và các bệnh viêm khớp gối gây ra. Do đó, tùy vào nguyên nhân và mức độ đau khớp gối mà người bệnh được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Cách trị đau khớp gối tại nhà
Đối với tình trạng đau khớp gối, ngay từ ban đầu, chúng ta cần phải có phương án phòng ngừa và cải thiện đúng cách, an toàn, lâu dài. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp thực hiện tại nhà sau:
- Giữ ấm đầu gối vào mùa lạnh, đặc biệt khi thời tiết thay đổi.
- Tập thể dục thường xuyên: Những môn thể thao nhẹ nhàng như đạp xe, bơi, khiêu vũ, aerobic, yoga... có thể giúp cơ, xương khớp khỏe mạnh, dẻo dai, trong đó bao gồm cả khớp gối. Lưu ý trước khi tập thể dục, bạn cần khởi động nhẹ đầu gối bằng cách xoay theo chiều kim đồng hồ và ngược lại ít nhất 1 phút. Nhịp độ và mức độ luyện tập nên tăng dần theo thời gian, tránh cử động chân đột ngột hoặc kéo căng bất ngờ, hạn chế các tư thế gây hại cho khớp gối như gập, gác chéo chân, ngồi xổm.
- Tránh đi giày có phần gót quá cao: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cơ thể chúng ta thích nghi được với độ cao của giày khoảng 3cm. Giày cao hơn sẽ đẩy người về phía trước và tăng áp lực lên 2 khớp gối. Từ đó dễ gây đau khớp gối. Ngoài ra, cũng cần lưu ý chọn giày ôm vừa và giữ vững gót chân nhằm tạo thế đứng và đi lại thăng bằng thật tốt.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống sữa, tắm nắng vào buổi sáng để bổ sung vitamin D giúp tổng hợp canxi cho cơ thể, củng cố hệ xương vững chắc.
- Bổ sung sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ màng vỏ trứng giúp giảm đau, kháng viêm, nuôi dưỡng sụn khớp từ bên trong, nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe xương khớp. Không chỉ vậy, sản phẩm thảo dược này còn giúp chống thoái hóa khớp, hỗ trợ điều trị đau khớp gối và phòng ngừa tái phát.
Màng vỏ trứng - Thành phần giúp cải thiện đau khớp gối hiệu quả, an toàn
Đau khớp gối uống thuốc gì?
Có thể sử dụng nhóm thuốc NSAIDs trong điều trị đau khớp gối
Các biện pháp chăm sóc khi bị đau khớp gối mà bạn cần biết
Đau khớp gối nên ăn gì?
Người bị đau khớp gối nên ăn nhiều trái cây
Đau khớp gối nên kiêng gì?
Bên cạnh bổ sung dưỡng chất cho khớp, người bệnh cần kiêng một số thực phẩm làm chậm quá trình cải thiện đau khớp gối, bao gồm:
- Đồ ăn quá ngọt: Chocolate, bánh ngọt, nước ngọt có ga...
- Đồ ăn nhanh, chế biến sẵn: Xúc xích, dăm bông, thịt đóng hộp, gà đóng hộp...
- Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: Đồ ăn chiên, rán hoặc xào chứa một lượng dầu mỡ lớn.
- Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt chó) và nội tạng động vật (lòng lợn, gan lợn, mề gà...)
- Đồ uống chứa cồn và các chất kích thích: Rượu, bia, rượu hoa quả, rượu vang...
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ về tình trạng đau khớp gối. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề đau khớp gối, hãy áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà và bổ sung thêm sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ màng vỏ trứng để cải thiện triệu chứng hiệu quả.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi gì về đau khớp gối, hãy để lại thông tin câu hỏi hoặc số điện thoại dưới bài viết, chúng tôi sẽ liên hệ để giải đáp thắc mắc tới bạn.
Link tham khảo