Cứng khớp gối là gì?
Cứng khớp gối là tình trạng khó cử động tại khớp đầu gối, có thể là không thể duỗi thẳng chân 180* hoặc co chân như bình thường. Đôi khi còn cảm thấy bị tê ở ngay đầu gối.
Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể gặp tình trạng này. Khi ở mức độ nhẹ thì nó không ảnh hưởng quá nhiều đến chức năng vận động. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời, các triệu chứng dẫn trở nên nghiêm trọng có thể làm người bệnh không thể cử động đầu gối được.
Có thể hình dung cấu tạo của khớp gối sẽ bao gồm 3 phần: trong cùng là xương, bao bọc xương là các sụn chêm và ngoài cùng là được cố định bởi các dây chằng. 3 phần này liên kết với nhau tạo thành 1 cấu trúc hoàn chỉnh. Khi cấu trúc này bị tổn thương, xô lệch thì sẽ làm cử động của khớp gối bị hạn chế. Và khi các khớp gối bị hạn chế cử động, xơ dính lại với nhau sẽ làm cho đầu gối bị co cứng, đó chính là hiện tượng cứng khớp gối.
Cứng khớp gối có thể xảy ra ở mọi đối tượng.
Một số nguyên nhân gây cứng khớp gối
Cứng khớp gối có thể xảy ra khi ngồi một chỗ quá lâu. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân dưới đây cũng dẫn đến tình trạng cứng khớp gối:
Cứng khớp gối do chấn thương sụn chêm
Hoạt động quá sức hoặc tai nạn trong khi chơi thể thao có thể gây rách sụn chêm. Lúc đó, bạn có thể cảm thấy đầu gối bị nhói đau và cứng.
Tổn thương sụn chêm cũng có thể xảy ra trong trạng thái ngồi xổm đồng thời chân bị vặn sai cách hoặc do thoái hóa ở người già,...
Cứng khớp gối do tổn thương dây chằng
Dây chằng là các dải sợi chạy qua khớp gối để liên kết với xương đùi, xương chày và cẳng chân. Tổn thương dây chằng có thể xảy ra do tai nạn, chấn thương khi chơi thể thao, va đập mạnh khớp gối,... Tình trạng này gây ra đau, sưng và cứng khớp gối.
Cứng khớp gối do xơ hóa khớp
Xơ hóa khớp xảy ra khi khớp gối hình thành quá nhiều mô sẹo, thường gây đau, cứng, nóng và sưng đỏ ở phần da xung quanh khớp gối,... Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở những người đã từng phẫu thuật đầu gối như phẫu thuật thay khớp gối, phẫu thuật dây chằng chéo,...
Cứng khớp gối do viêm khớp
Có nhiều loại viêm khớp gây ra tình trạng cứng khớp gối, cụ thể:
Đây là một dạng bệnh tự miễn, mạn tính, có thể gây tổn thương cho xương, sụn và khiến khớp đầu gối bị cứng trong thời gian nhất định. Tình trạng này thường xảy ra với cả hai chân.
Viêm khớp sau khi bị chấn thương
Tình trạng thường xảy ra sau vài năm người bệnh bị chấn thương đầu gối và gây ra các triệu chứng như:
-
Sưng, đau, cứng đầu gối.
-
Chân và đầu gối yếu dần đi.
-
Cơn đau trầm trọng hơn khi thời tiết thay đổi.
Viêm xương khớp
Tình trạng này xảy ra khi xương bị hao mòn và sụn xuất hiện vết rách. Điều này khiến cho xương cọ xát vào nhau và gây ra các triệu chứng đau, sưng và cứng khớp gối.
Viêm xương khớp có thể gây ra triệu chứng cứng khớp gối
Dấu hiệu nhận biết về cứng khớp gối
Tùy vào mức độ và nguyên nhân gây ra cứng khớp gối mà người bệnh có thể kèm theo các dấu hiệu sau:
-
Cảm thấy đau khi đang vận động hoặc nghỉ ngơi.
-
Co thắt hoặc suy nhược cơ.
-
Da xung quanh khớp bị bầm tím hoặc chảy máu.
-
Cơ thể mệt mỏi và xuất hiện sốt nhẹ.
-
Sưng, đau ở các khớp xung quanh như khớp cổ chân, khớp háng,....
-
Sưng nhẹ, nóng đỏ tại khớp.
Khi nào bạn cần điều trị với bác sĩ?
Mặc dù khô cứng khớp xảy ra khá phổ biến nhưng tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Vì vậy, bạn hãy thăm khám ngay tại các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe nếu gặp các triệu chứng sau:
-
Sưng tấy đầu gối.
-
Cứng khớp gối trong thời gian dài khiến bạn không cử động được.
-
Giảm cảm giác và khả năng vận động của khớp gối.
-
Xuất hiện sốt cao.
-
Chảy máu hoặc bầm tím ở phần da xung quanh khớp gối.
-
Xuất hiện các cơn đau không thể kiểm soát.
Cách trị cứng khớp gối tại nhà hiệu quả
Tùy thuộc vào nguyên nhân mà người bệnh có thể lựa chọn phương pháp điều trị cứng khớp gối phù hợp. Tham khảo một số phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng cứng khớp gối tại nhà.
Phương pháp chườm đá
Chườm lạnh có thể cải thiện triệu chứng đau, cứng khớp gối cũng như tăng khả năng linh hoạt cho khớp gối, giúp khớp vận động vận động dễ dàng hơn. Phương pháp này thường được áp dụng cho những tổn thương ở giai đoạn đầu, tổn thương viêm tiến triển có các biểu hiện như nóng, sưng, đỏ.
Để thực hiện phương pháp chườm lạnh, bạn nên đặt túi đá lên phần khớp gối bị cứng trong khoảng 15-20 phút. Thực hiện vài lần mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Chườm đá có thể cải thiện đau cứng khớp cho những tổn thương ở giai đoạn đầu hiệu quả.
Dùng nẹp đầu gối
Nẹp là một dụng cụ y tế được sử dụng để bảo vệ đầu gối tránh bị đau hay tổn thương. Nhiều người còn thường sử dụng nẹp để phòng ngừa chấn thương tại vùng gối khi chơi thể thao hoặc hoạt động mạnh. Vì vậy, người mắc cứng khớp gối nên dùng nẹp để không làm nặng thêm các tổn thương tại vùng gối.
Sử dụng thuốc tây y
Một số loại thuốc tây y có thể giúp cải thiện tình trạng cứng khớp gối là:
-
Thuốc giảm đau: Panadol, aspirin,… được sử dụng đường uống giúp cải thiện các triệu chứng đau cứng khớp. Người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau bôi ngoài da thay vì dùng đường uống.
-
Dạng thuốc kháng viêm, không steroid: Giúp cải thiện cứng khớp gối do tình trạng viêm, nhiễm trùng gây ra.
-
Thuốc điều trị viêm khớp: Người bệnh có thể được chỉ định tiêm acid hyaluronic để điều trị cứng khớp gối do viêm khớp gây ra.
Thực hành các bài tập vật lý trị liệu
Thực hiện một số bài tập vật lý trị liệu sẽ rất có ích cho điều trị cứng khớp gối, cụ thể:
-
Bài tập tăng cường sức mạnh: Mục đích của bài tập này nhằm tăng sức mạnh của cơ ở vị trí quanh phần đầu gối giúp giảm căng thẳng cho khớp. Ví dụ như bài tập nâng chân, uốn cong gân kheo,...
-
Bài tập về phạm vi chuyển động: các bài tập kéo căng và mở rộng phạm vi chuyển động cho đầu gối giúp khớp chuyển động, từ đó cải thiện tình trạng cứng khớp gối. Các bài tập phù hợp có thể là: Trượt gót chân, kéo căng chân bằng dây tập yoga,...
Bài tập vật lý trị liệu rất có ích cho việc điều trị cứng khớp gối.
Sử dụng sản phẩm thảo dược
Ngoài các phương pháp điều trị, phòng ngừa trên, bạn có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị cứng khớp gối. Theo nhiều nghiên cứu, màng vỏ trứng và dây đau xương có tác dụng rất tốt cho xương khớp, giúp điều trị khô cứng khớp nói riêng và các bệnh về xương khớp nói chung.
Nghiên cứu vào năm 2016, 2018, 2019 về dược liệu trong điều trị thoái hóa xương khớp và các chất có trong dây đau xương mang lại tác dụng:
-
Giảm đau, giãn cơ, tiêu sưng tại các khớp.
-
Chống viêm và điều hòa miễn dịch.
-
Dây đau xương trở thành 1 trong 7 dược liệu sử dụng phổ biến để điều trị các bệnh về xương khớp tại Việt Nam.
Nghiên cứu năm 2018 về những tác dụng có lợi của màng vỏ trứng so với giả dược trong việc giảm đau các khớp do tập thể dụng, cứng khớp, phát triển sụn ở phụ nữ khỏe mạnh sau thời kỳ mãn kinh cho kết quả rằng:
-
Màng vỏ trứng giúp thúc đẩy sản sinh các chất bảo vệ sụn khớp nếu sử dụng thường xuyên.
-
Màng vỏ trứng giúp phục hồi nhanh những cơn đau ở khớp, triệu chứng cứng khớp khi kết hợp với vận động.
Vì vậy, để tình trạng cứng khớp gối hồi phục nhanh chóng, bạn nên sử dụng đều đặn sản phẩm thảo dược chứa thành phần màng vỏ trứng, dây đau xương,... Sản phẩm có thành phần từ thảo dược thiên nhiên nên rất an toàn và không gây tác dụng phụ.
Sản phẩm thảo dược chứa màng vỏ trứng và dây đau xương giúp hỗ trợ điều trị cứng khớp gối.
Cứng khớp gối có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Cho dù tình trạng bệnh xuất phát từ chấn thương hoặc một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào đó, bạn cũng nên thăm khám sớm tại cơ sở y tế để có biện pháp điều trị phù hợp, làm giảm các triệu chứng. Đồng thời, bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần màng vỏ trứng, dây đau xương,... để hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa cứng khớp gối.
>>> XEM THÊM: Triệu chứng và cách khắc phục viêm khớp gối hiệu quả - Xem ngay!
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến tình trạng cứng khớp gối, bạn hãy để lại thông tin câu hỏi dưới bài viết, chuyên gia tư vấn sẽ hỗ trợ giải đáp.