Viêm khớp vai - Nguyên nhân và cách điều trị phổ biến

Viêm khớp vai khởi phát với những cơn đau âm ỉ tại phần vai. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh lý này sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình vận động của hai tay, thậm chí suy kiệt sức khoẻ của người bệnh. Mời bạn cùng tìm hiểu rõ hơn về bệnh viêm khớp vai qua bài viết dưới đây.

Viêm khớp vai là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm khớp vai là hiện tượng phần khớp ở sụn hoặc xương khớp phần vai bị tổn thương gây đau nhức. Nếu tình trạng viêm nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy đau vài lần rồi tự khỏi. Trong trường hợp nặng, cơn đau sẽ lan tỏa xuống bả vai, cánh tay và cả bàn tay.

Theo các chuyên gia về xương khớp, nếu không điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp vai có thể gây ra những cơn đau khớp kéo dài, teo dần cơ và khiến vai bị yếu. Điều này gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, chất lượng sống của người bệnh.

nguoi-benh-khong-nen-chu-quan-voi-benh-viem-khop-vai

Người bệnh không nên chủ quan với bệnh viêm khớp vai

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp vai phổ biến

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh viêm khớp vai bao gồm:

  • Hoại tử mạch máu: Hoại tử mạch máu có thể gây ra viêm khớp vai thông qua cơ chế làm gián đoạn nguồn cung máu đến đầu trên của xương cánh tay. Theo thời gian, lớp sụn bao bọc bên ngoài xương dần xẹp xuống, dẫn đến viêm khớp.

  • Viêm khớp dạng thấp ở vai: Viêm khớp dạng thấp là một bệnh rối loạn tự miễn dịch, xảy ra khi cơ thể bạn tự tấn công chính các tế bào khỏe mạnh, bao gồm cả lớp niêm mạc của khớp.

  • Viêm khớp vai sau chấn thương: Gãy xương hoặc trật khớp vai chính là yếu tố nguy cơ khởi phát bệnh viêm khớp vai sau chấn thương. Tình trạng bệnh sẽ trở thành mạn tính nếu các triệu chứng kéo dài hơn 6 tháng.
  • Hội chứng chóp xoay: Xảy ra nếu các gân chóp xoay bị mắc kẹt và đè nén khi vai chuyển động. Điều này gây tổn thương các dây chằng và bao hoạt dịch ở vai, dẫn đến đau khi bạn cử động.
  • Thoái hoá khớp vai: Viêm khớp vai do thoái hoá thường liên quan đến sự hao mòn do tuổi tác. Nếu không được điều trị, bệnh có thể nặng dần lên theo thời gian, gây yếu cơ và mất khả năng vận động.

Có rất nhiều nguyên nhân được cho là yếu tố gây nên các bệnh viêm khớp vai. Tuy nhiên, y học cổ truyền khẳng định, nguyên nhân sâu xa gây bệnh là do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể, thiếu hụt chất dinh dưỡng cho xương khớp. Điều này khiến các đầu khớp bị bào mòn và tình trạng viêm khớp diễn ra nhanh chóng.

chan-thuong-la-mot-yeu-to-nguy-co-gay-viem-khop-vai

Chấn thương là một yếu tố nguy cơ gây viêm khớp vai

Đối tượng nguy cơ mắc viêm khớp vai

Một thống kê lâm sàng tại Việt Nam cho thấy, có khoảng 2% dân số mắc bệnh viêm khớp vai và chiếm khoảng 12,5% tổng số các trường hợp bệnh lý cơ xương khớp. Bệnh thường gặp ở những người có độ tuổi từ 40 - 60, những trường hợp lao động chân tay thường phải giơ tay cao hơn 90 độ.

Đối tượng chính có nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp vai gồm:

  • Những người thường chuyên chơi thể thao với các bộ môn như tennis, golf, ném lao,...

  • Tiền sử có chấn thương khớp vai như ngã chống thẳng bàn tay hoặc khuỷu tay xuống nền gây áp lực dồn nén khớp vai, các chấn thương phần mềm vùng khớp vai,...

  • Người từng bị gãy xương cánh tay, xương bả vai, xương đòn,...

  • Người từng phẫu thuật vùng xương khớp vai hoặc nắn gãy các xương đến khớp vai như xương cánh tay, xương đòn hay xương bả vai.

  • Người mắc một số bệnh mạn tính rối loạn tự miễn như viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, bệnh gút,...

Triệu chứng điển hình của viêm khớp vai

Người bị viêm khớp vai có triệu chứng điển hình thường gặp là đau đớn nghiêm trọng và giảm biên độ vận động vai. Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ tổn thương khớp, người bệnh thường gặp những triệu chứng như:

  • Đau nhức: Đau nhức nhiều ở phần vai, có thể đau nhói tận sâu trong khớp hoặc âm ỉ. Đau nặng hơn khi bạn chạm vào khu vực tổn thương hoặc thực hiện một số động tác liên quan đến khớp vai. Cơn đau có thể lan rộng từ vai đến những vị trí lân cận như cánh tay, cổ và vùng ngực.

  • Cứng khớp: Hai vai đột nhiên cứng, khó khăn trong việc vận động xoay bả vai hoặc thực hiện động tác giơ tay cao hoặc dang tay, đặc biệt vào buổi sáng khi ngủ dậy.

  • Khớp vai bị sưng: Hai bả vai đột nhiên sưng lên, kèm theo nóng đỏ.

dau-cung-khop-vai-la-trieu-chung-pho-bien-cua-viem-khop-vai

Đau, cứng khớp vai là triệu chứng phổ biến của viêm khớp vai

Các cách điều trị viêm khớp vai phổ biến

Sau khi chẩn đoán chính xác bệnh viêm khớp vai, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ viêm và tình trạng bệnh. Căn cứ vào đó để đưa ra phác đồ phù hợp nhất.

Điều trị viêm khớp vai theo y học hiện đại

Thông thường, người bị viêm khớp vai sẽ được chỉ định dùng thuốc kèm theo biện pháp vật lý trị liệu. Chỉ khi các biện pháp nội khoa không đáp ứng, bác sĩ mới cân nhắc tới phương pháp phẫu thuật.

Người bệnh viêm khớp vai uống thuốc gì?

Một số thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm khớp vai là:

  • Thuốc giảm đau: Theo bậc thang của Tổ chức Y tế thế giới WHO,  người bệnh được dùng acetaminophen hoặc efferalgan codein trong điều trị giảm đau. Tuy nhiên, efferalgan codein được sử dụng trong những trường hợp nặng.

  • Thuốc chống viêm NSAIDs: Diclophenac, meloxicam, piroxicam, celecoxib,...

  • Thuốc ức chế miễn dịch methotrexate. Loại thuốc này có thể sử dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp.

  • Thuốc tiêm corticosteroid: Cortisone được tiêm trực tiếp vào vai để giảm viêm và đau trong thời gian ngắn.

Vật lý trị liệu

Người bị viêm khớp vai nên áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như chườm lạnh tại chỗ (áp dụng trong giai đoạn cấp tính có với triệu chứng sưng, nóng, đỏ) hay sóng siêu âm, sóng ngắn, hồng ngoại. Các phương pháp này có tác dụng giúp tăng cường tuần hoàn máu và dinh dưỡng cho khớp vai.

Ngoài ra, phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu cũng được áp dụng trong điều trị viêm khớp vai. Phương pháp này có tác dụng kích thích khả năng hồi phục tự nhiên của cơ thể, đẩy nhanh tốc độ phục hồi tại chỗ của các mô tế bào bị tổn thương.

Phẫu thuật chữa viêm khớp vai

Nếu bác sĩ đề nghị phẫu thuật trong các trường hợp mắc viêm khớp vai nặng, một số biện pháp can thiệp thường được chỉ định như: Nội soi khớp, phẫu thuật thay khớp, tạo hình khớp.

su-dung-thuoc-la-lua-chon-dieu-tri-viem-khop-vai-dau-tien

Sử dụng thuốc là lựa chọn điều trị viêm khớp vai đầu tiên

Chữa viêm khớp vai bằng đông y

Theo y học cổ truyền, viêm khớp vai thuộc phạm vi chứng kiên tý, liên quan đến các tình trạng phong, thấp, hàn dẫn đến tắc ứ kinh lạc. Với chứng bệnh này, các bài thuốc thường được áp dụng là:

Bài thuốc 1: Quyên tý thang gia giảm

Nguyên liệu gồm:

  • Khương hoạt, xuyên xích thược, đương quy, khương hoàng và đại táo, mỗi vị 12g.

  • Phòng phong, quế chi và hoàng quyết, mỗi vị đều 0.8g.

  • Cam thảo, gừng tươi, mỗi vị đều 0.6g

  • Hoàng kỳ 16g.

Cách thực hiện: Làm sạch các vị dược liệu, trộn đều rồi sắc thành thuốc. Bạn chắt lấy nước, chia thuốc thành 2 lần, uống hết trong ngày và liên tục trong một tháng sẽ cải thiện rõ rệt.

Bài thuốc 2: Tứ vật đào hồng gia vị

Nguyên liệu gồm:

  • Hoàng kỳ, thục địa, đẳng sâm, mỗi vị 16g.

  • Đương quy, đào nhân, xuyên khung và hoa hồng, mỗi vị 10g.

  • Bạch thược 12g.

Cách thực hiện: Trộn đều các loại dược liệu, cho vào ấm sắc thành thuốc. Người bệnh dùng uống nước sắc mỗi ngày một thang, chia thành hai lần trước bữa ăn.

cac-bai-thuoc-dong-y-chua-viem-khop-vai-nen-duoc-uong-het-trong-ngay

Các bài thuốc Đông y chữa viêm khớp vai nên được uống hết trong ngày

Cải thiện viêm khớp vai bằng sản phẩm thảo dược

Trên thực tế, các thuốc tây y điều trị bệnh xương khớp đều không tác động vào nguyên nhân sâu xa nên bệnh rất hay tái phát, đồng thời còn có nhiều tác dụng phụ khi dùng lâu dài. Hiện nay, nhiều người tìm đến các giải pháp thay thế bằng thảo dược giúp bổ sung các dưỡng chất, tăng cường chất hoạt dịch tại khớp, chống viêm và ngăn chặn thoái hóa khớp mà không gây tác dụng phụ.

Trong số các loại thảo dược phổ biến cải thiện bệnh xương khớp như: màng vỏ trứng, chiết xuất nhũ hương, cao dây đau xương,... Lý do là bởi:

  • Chiết xuất nhũ hương: Giúp duy trì sự toàn vẹn cấu trúc sụn khớp, đồng thời hỗ trợ giảm đau, chống viêm. Ngoài ra, các hoạt chất trong nhũ hương còn làm tăng chất lỏng hoạt dịch, giúp khớp dễ dàng hoạt động và khôi phục các mạch máu bị phá hủy tại ổ viêm.
  • Màng vỏ trứng: Màng vỏ trứng có khả năng giảm đau, chống viêm. Hơn nữa, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, chất bảo vệ sụn khớp cũng tăng đáng kể khi bổ sung màng vỏ trứng đều đặn.
  • Cao dây đau xương: Dây đau xương giúp thư cân hoạt lạc, khứ phong chỉ thống. Đây là vị dược liệu quen thuộc được sử dụng để chữa thấp khớp, viêm khớp, tê bại các khớp xương,...

Sau nhiều nỗ lực, chuyên gia nhận thấy rằng, các thảo dược quý kể trên phối hợp với hợp chất hóa học như glucosamin sulfat, methylsulfonylmethane, dimethylglycine có tác dụng nổi trội trong cải thiện bệnh viêm khớp vai.

nhieu-nguoi-lua-chon-cai-thien-benh-viem-khop-vai-bang-san-pham-thao-duoc

Nhiều người lựa chọn cải thiện bệnh viêm khớp vai bằng sản phẩm thảo dược

Biện pháp điều trị viêm khớp vai tại nhà

Trong quá trình áp dụng cách chữa viêm khớp vai, để giảm áp lực lên vai, người bệnh cần lưu ý:

  • Tránh làm việc quá sức, mang vác nặng, vác đồ gây tác động chèn ép khớp vai.

  • Tránh chấn thương khớp vai, không thay đổi tư thế vai đột ngột, đồng thời nên làm nóng và co duỗi vai trước khi vận động.

  • Dành thời gian nghỉ ngơi sau những công việc phải sử dụng khớp vai trong thời gian dài.

Triệu chứng sưng đau, nóng đỏ của bệnh viêm khớp vai có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Do vậy, bạn không được bỏ qua các dấu hiệu ban đầu và nên thăm khám sớm để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần từ cao dây đau xương, màng vỏ trứng, chiết xuất nhũ hương,... để cải thiện và phòng ngừa bệnh viêm khớp vai.

>>> XEM THÊM: Tổng hợp phương pháp điều trị viêm khớp mới nhất -  Xem ngay!

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bệnh viêm khớp vai, bạn hãy để lại số điện thoại hoặc câu hỏi tại phần bình luận bên dưới để được chuyên gia tư vấn chi tiết.

Tài liệu tham khảo:

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo

Zalo

Chat cùng chuyên gia qua Messenger