Viêm khớp bàn chân là bệnh gì?
Viêm khớp bàn chân là tình trạng một hoặc nhiều khớp ở bàn chân bị viêm với biểu hiện đau nhức, sưng tấy. Tình trạng này chủ yếu xảy ra khi hệ miễn dịch bị rối loạn hoặc bàn chân bị biến dạng cơ học dẫn tới thay đổi các mô.
Có hơn 30 khớp hoạt dịch ở bàn chân và mắt cá chân. Nhiều khớp trong số đó thường bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm khớp. Các loại viêm khớp bàn chân phổ biến bao gồm:
-
Viêm xương khớp - thoái hóa hao mòn sụn khớp.
-
Viêm khớp dạng thấp - bệnh tự miễn dịch phá hủy lớp bao bọc khớp.
-
Viêm khớp sau chấn thương - phát triển sau một chấn thương như gãy xương, trật khớp làm tổn thương sụn khớp.
Các khớp ở bàn chân rất dễ bị tổn thương và gây viêm khớp bàn chân.
Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh viêm khớp bàn chân
Có rất nhiều yếu tố thúc đẩy bệnh viêm khớp bàn chân phát triển. Thông thường, không ít người sẽ bỏ qua những dấu hiệu đau nhức nhẹ ban đầu, cho đến khi triệu chứng tiến triển nặng hơn thì mới tìm phương pháp chữa trị. Sau đây là nguyên nhân và triệu chứng viêm khớp bàn chân phổ biến nhất.
Nguyên nhân viêm khớp bàn chân phổ biến
Theo y học cổ truyền, nguyên nhân sâu xa gây ra các bệnh lý xương khớp là tình trạng thiếu hụt dưỡng chất cần thiết cho xương khớp. Còn đối với y học hiện đại, nguyên nhân cụ thể gây bệnh gồm:
-
Chấn thương: Trật khớp hoặc gãy xương thường là yếu tố thuận lợi khiến bệnh viêm khớp bùng phát. Người bệnh có thể không nhận thấy các vấn đề trong nhiều năm.
-
Nhiễm khuẩn khớp: Khi vi khuẩn, nấm tấn công vào khớp bàn chân, khớp sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, đau nhức và viêm.
-
Thoái hóa khớp: Tuổi càng cao, quá trình thoái hóa xương khớp diễn ra càng nhanh chóng. Các khớp thường xảy ra viêm do thoái hoá gồm: Khớp nơi mắt cá chân và xương ống quyển gặp nhau, khớp nơi giao nhau giữa xương gót chân, xương giữa bàn chân trong và ngoài, khớp giữa xương ngón chân cái và bàn chân.
-
Viêm khớp dạng thấp: Đây là một trong những dạng bệnh tự miễn dịch nghiêm trọng. Bệnh lý này thường xảy ra tại cùng một khớp ở cả hai bên bàn chân.
-
Bệnh gút: Bệnh gút có nguyên nhân là do cơ thể bị tích tụ dư thừa axit uric từ chế độ ăn uống. Bệnh này phổ biến nhất ở ngón chân cái vì đây là vị trí trên cơ thể xa tim nhất .
-
Viêm khớp vẩy nến: Có thể xảy ra ở một hoặc nhiều khớp, bao gồm cả các đầu ngón chân.
-
Bàn chân bẹt: Đây là một tật bẩm sinh hay gặp, đặc biệt là tại các nước châu Á. Tình trạng này rất dễ nhận biết khi bàn chân không bị lõm như người bình thường khiến khớp dễ bị viêm đau.
Chấn thương là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm khớp bàn chân.
Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm khớp bàn chân
Tình trạng viêm khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trên bàn chân. Các triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau tùy thuộc vào khớp bị ảnh hưởng. Trong nhiều trường hợp, khớp bàn chân sẽ bị đau và viêm. Cơn đau phát triển âm ỉ theo thời gian, mặc dù cũng có thể khởi phát rất đột ngột.
Những dấu hiệu cơ bản nhận biết bệnh viêm khớp bàn chân bao gồm:
-
Đau khớp: Bị đau tại vị trí viêm khớp bàn chân, đặc biệt là buổi sáng khi thức dậy. Trong trường hợp nặng, các cơn đau có thể lan rộng ra cả bàn chân.
-
Cứng khớp: Cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng sau khi người bệnh ngủ dậy, phải xoa bóp từ 15-20 phút mới có thể vận động được bình thường.
-
Sưng đỏ: Sưng khớp bàn chân được cảm nhận khi vùng da ấm nóng hơn so với bình thường.
-
Một số triệu chứng khác kèm theo như sốt, nóng, chán ăn, ngại vận động, mệt mỏi,...
Bệnh viêm khớp bàn chân có nguy hiểm không?
Viêm khớp bàn chân không những làm xáo trộn đến cuộc sống sinh hoạt mà còn gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như:
- Suy giảm chức năng vận động: Khớp bàn chân bị đau sẽ làm cho chức năng vận động suy giảm, dẫn đến việc đi đứng đơn giản cũng sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn.
- Biến dạng khớp: Biến chứng nghiêm trọng do bệnh viêm khớp bàn chân gây ra là khiến khớp bị phình to và xiêu vẹo bất thường. Nghiêm trọng hơn sẽ khiến bàn chân bị teo và bại liệt.
- Cảm thấy tinh thần mệt mỏi: Những cơn đau khiến người bệnh mệt mỏi, đặc biệt là khi tình trạng đau nhức xảy ra về đêm, có thể dẫn đến mất ngủ và stress.
Biến chứng nghiêm trọng nhất của viêm khớp bàn chân là bại liệt.
Phương pháp điều trị bệnh viêm khớp bàn chân
Không có cách nào điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp nhưng hiện nay, một số phương pháp mới giúp điều trị bệnh rất hiệu quả. Tất cả đều có chung mục tiêu là kiểm soát cơn đau và cải thiện chức năng của bàn chân để người bệnh có thể vận động tốt hơn.
Điều trị viêm khớp bàn chân theo tây y
Y học hiện đại tập trung vào giải quyết các triệu chứng khó chịu và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Điều trị không phẫu thuật
Lựa chọn đầu tiên trong quá trình điều trị viêm khớp bàn chân là phương pháp nội khoa. Bác sĩ có thể đề nghị một loạt các lựa chọn điều trị như:
-
Vật lý trị liệu: Các bài tập cụ thể sẽ được thực hiện để tăng phạm vi chuyển động và tính linh hoạt của khớp ở bàn chân. Hãy trao đổi với chuyên gia vật lý trị liệu về chương trình tập thể dục cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu và lối sống của bạn.
-
Thiết bị hỗ trợ: Mang nẹp chỉnh hình bàn chân (AFO) có thể giúp cải thiện khả năng vận động. Ngoài ra, mang giày đế cứng với đáy giày chuyên dụng có thể giúp giảm thiểu áp lực lên bàn chân.
-
Thuốc điều trị viêm khớp bàn chân: Cách loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen và naproxen, có thể giúp giảm sưng đau. Ngoài ra, cortisone cũng là một chất chống viêm hiệu quả có thể được chỉ định tiêm vào khớp xương.
Điều trị phẫu thuật
Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nếu cơn đau của người bệnh quá mức kiểm soát và không thuyên giảm khi điều trị nội khoa. Loại phẫu thuật được sử dụng sẽ phụ thuộc vào tình trạng viêm khớp bàn chân và vị trí của ổ viêm. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị kết hợp nhiều loại phẫu thuật.
Một số phương pháp phổ biến đối với bệnh viêm khớp bàn chân gồm: Phẫu thuật nội soi, ghép xương và thay khớp. Tùy thuộc vào loại phẫu thuật, người bệnh có thể mất vài tháng để hồi phục hoàn toàn. Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh sẽ có thể trở lại vận động hàng ngày bình thường sau 3 - 4 tháng.
Phẫu thuật được lựa chọn cho trường hợp viêm khớp bàn chân nghiêm trọng.
Cải thiện viêm khớp bàn chân bằng sản phẩm thảo dược
Hiện nay, việc sử dụng các sản phẩm thảo dược giúp cải thiện viêm khớp đã dần trở nên phổ biến. Bởi các thành phần thảo dược rất an toàn nên người dùng có thể yên tâm sử dụng mà không lo về các tác dụng phụ như thuốc tây y. Các sản phẩm chứa màng vỏ trứng, chiết xuất nhũ hương, cao đau xương,... phù hợp cho người bị đau mỏi, tê cứng xương khớp, người đang gặp vấn đề về viêm khớp bàn chân hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến khớp chân.
Một nghiên cứu năm 2018 đã chứng minh tác dụng có lợi của màng vỏ trứng tự nhiên so với giả dược trong việc giảm đau khớp do tập thể dục, cứng khớp và tăng trưởng sụn ở phụ nữ khỏe mạnh, sau mãn kinh. Hơn nữa, nhũ hương cũng đã được công nhận giúp duy trì sự toàn vẹn cấu trúc sụn khớp và miễn dịch trung gian tế bào, hỗ trợ giảm đau chống viêm.
Ngoài ra, sản phẩm còn được bổ sung các hoạt chất cần thiết cho khớp như Glucosamin sulfat, Methylsulfonylmethane (MSM),... Đây là những chất thiết yếu tự nhiên của sụn và dịch khớp. Bổ sung các thành phần này giúp tăng cường sản sinh các thành phần nuôi cấy tế bào sụn, ngăn ngừa sự thoái hóa và giúp giảm sưng đau rõ rệt.
Đối với những trường hợp viêm khớp bàn chân đang trong quá trình điều trị, bạn cũng nên bổ sung thêm các sản phẩm bảo vệ sức khỏe để hỗ trợ quá trình hồi phục, giúp kiểm soát cơn đau và vận động dễ dàng hơn .
Sản phẩm thảo dược giúp cải thiện đau, mỏi khớp do viêm khớp bàn chân.
>>>XEM THÊM: Tổng hợp phương pháp điều trị viêm khớp mới nhất - Xem ngay!
Biện pháp cải thiện viêm khớp bàn chân tại nhà
Song song với quá trình điều trị, việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống sinh hoạt có thể giúp giảm đau và làm chậm sự tiến triển của bệnh viêm khớp bàn chân. Những thay đổi cần thiết gồm:
-
Giảm thiểu các hoạt động làm nghiêm trọng thêm tình trạng bệnh. Người bệnh nên chuyển từ các hoạt động mạnh (như chạy bộ, aerobic,...) sang các hoạt động có tác động nhẹ hơn.
-
Giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì để không gây áp lực lơn lên khớp.
-
Chế độ sinh hoạt hợp lý: Người bệnh nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ngâm chân nước ấm, ngủ đủ giấc, không sử dụng chất kích thích để ngăn ngừa những cơn đau khớp cấp tính.
-
Chế độ ăn uống: Nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin, canxi như rau xanh, trái cây, các loại trứng, cá, sữa và chế phẩm từ sữa,...
Không ít người bị viêm khớp bàn chân thường bỏ qua những triệu chứng đau nhức nhẹ ban đầu. Thói quen này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khiến bệnh khó khắc phục về sau. Việc nhận biết sớm là rất cần thiết để kịp thời điều trị và bạn nên sử dụng sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị triệu chứng của viêm khớp bàn chân.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về viêm khớp bàn chân, bạn hãy để lại câu hỏi hoặc số điện thoại tại phần bình luận bên dưới để được chuyên gia giải đáp.
Tài liệu tham khảo:
-
https://orthoinfo.aaos.org/en/diseases--conditions/arthritis-of-the-foot-and-ankle/
-
https://www.webmd.com/osteoarthritis/foot-ankle-osteoarthritis
-
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/13900-foot-and-ankle-arthritis
-
https://orthoclinics.com.au/conditions/foot-and-ankle/foot-and-ankle-arthritis/