Viêm khớp là tình trạng như thế nào?
Viêm khớp bắt đầu bằng sự tổn thương các mô khớp mềm như sụn và có thể gây cứng khớp, bất động khớp. Bất kỳ ai từ đàn ông, phụ nữ, người già và cả trẻ em đều có thể mắc bệnh viêm khớp xương mạn tính.
Có hơn 100 loại viêm khớp với những nguyên nhân và phương pháp điều trị khác nhau. Hai loại phổ biến nhất là viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA). Viêm khớp gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt, sức khỏe của người bệnh. Cụ thể như sau:
- Ảnh hưởng đến đầu gối, hông, cột sống và bàn tay.
- Nếu tình trạng nặng sẽ khiến cho phần sụn gắn với xương bị long ra. Xương cọ xát vào nhau, gây đau, sưng hoặc bị hủy hoại. Điều này có thể dẫn đến các cơn đau dai dẳng, gây đau và cứng khớp. Những triệu chứng này có thể trở nặng khi khớp không được vận động sau một khoảng thời gian.
- Giảm vận động khớp, kém linh hoạt vì các khớp không thể co gập dễ dàng đủ biên độ.
- Trường hợp nặng sẽ gây đau mạn tính và tàn tật, ảnh hưởng đến hoạt động thường nhật như đi bộ, leo cầu thang.
- Người bị viêm khớp có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc chán ăn do ảnh hưởng hoạt động của hệ thống miễn dịch. Thiếu máu, sốt nhẹ,… cũng là tình trạng hay gặp ở người bị viêm khớp.
Viêm khớp gây không ít ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người mắc. Chính vì vậy, cách chữa viêm khớp như thế nào là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Trước khi giải đáp thắc mắc này, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây viêm khớp là gì nhé!
>>> Xem thêm: Người bị bệnh thoái hóa xương khớp kiêng ăn gì?
Nguyên nhân nào gây viêm khớp?
Viêm khớp là tình trạng khá phổ biến, trong đó một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp như:
Tuổi tác
Tuổi tác là một trong các yếu tố gây viêm khớp, đặc biệt là từ 40 tuổi trở đi. Viêm khớp phổ biến và nặng hơn ở phụ nữ, đặc biệt là tại đầu gối và bàn tay.
Chấn thương
Chấn thương cũng có thể là nguyên nhân gây viêm khớp. Vì vậy, không nên vận động quá sức khiến phần khớp bị đau hoặc tổn thương và cố gắng tránh các động tác lặp đi lặp lại.
Chấn thương có thể là nguyên nhân gây viêm khớp
Công việc
Viêm khớp nói chung, đặc biệt viêm khớp cổ tay, chân là bệnh khá phổ biến ở những đối tượng như: Nhân viên văn phòng, vận động viên, người chơi thể thao,…
Thoái hóa khớp
Khi bị thoái hóa, các khớp trong cơ thể sẽ suy yếu, nứt vỡ. Từ đó, xương sụn dễ bị viêm, tạo thành gai và dẫn tới đau nhức. Tình trạng này chủ yếu xuất hiện ở người cao tuổi hoặc làm công việc nặng trong thời gian dài.
>>> Xem thêm: Thoái hóa khớp cổ tay – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Chữa viêm khớp bằng cách nào?
Câu hỏi được đặt ra là: Chữa viêm khớp bằng cách nào? Để cải thiện triệu chứng viêm khớp, chúng ta có thể áp dụng rất nhiều phương pháp, chẳng hạn như: Thuốc tây, bài thuốc dân gian, thuốc đông y, thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt,…
Dùng thuốc viêm khớp
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm khớp. Bên cạnh tác dụng giảm đau, thuốc còn giúp giảm sưng viêm ở vị trí tổn thương. Tuy nhiên, thuốc có nhược điểm là gây kích ứng dạ dày nên cần thận trọng với người bị viêm loét dạ dày – tá tràng; Suy giảm chức năng gan thận,…
Thuốc giảm đau chữa viêm khớp có tác dụng ức chế dẫn truyền cảm giác đau từ thần kinh trung ương đến cơ quan nhận cảm. Tuy nhiên, thuốc chỉ giúp giảm triệu chứng đau chứ không tác động vào nguyên nhân “gốc rễ”. Thuốc có thể gây ra tình trạng buồn nôn, chóng mặt, mất tập trung,...
Thiếu hụt glucosamin là một trong những nguyên nhân gây viêm khớp. Các tác dụng chính của glucosamin có thể kể đến như giảm cơn đau khớp, tăng cường bôi trơn khớp, đảm bảo hoạt động bình thường của sụn khớp và chất hoạt dịch. Hiện nay, glucosamin ngày càng được sử dụng rộng rãi trong điều trị viêm khớp.
Dùng thuốc chữa viêm khớp
Phẫu thuật chữa viêm khớp
Trong một số trường hợp co cứng nặng, phẫu thuật sẽ được chỉ định. Tuy nhiên, biện pháp này ẩn chứa nhiều rủi ro và cần phối hợp với tập vật lý trị liệu giai đoạn hậu phẫu thì chức năng mới cải thiện được.
Bài thuốc dân gian chữa viêm khớp
Lô hội
Lô hội là thảo dược được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian. Lá lô hội chứa vitamin, chất chống oxy hóa tốt cho xương khớp, giảm viêm nhiễm, giảm cứng khớp, đau viêm,…
Sử dụng gel nha đam sẽ giúp xoa dịu, làm mát, đẩy lùi cơn đau và chống viêm rất tốt. Cách thực hiện:
+ Nha đam rửa sạch, bỏ phần vỏ lấy phần thịt trắng bên trong.
+ Mang phần thịt này xay nhuyễn, chắt lấy gel.
+ Dùng gel xoa lên vị trí khớp bị viêm, sưng tấy.
Thực hiện đều đặn mỗi ngày để thấy hiệu quả.
Gừng
Gừng không chỉ dùng để nấu ăn mà còn là vị thuốc nam tuyệt vời giúp chữa rất nhiều bệnh xương khớp. Các thành phần của gừng có tính chống viêm, kháng khuẩn mạnh, giảm triệu chứng viêm khớp hiệu quả.
Gừng chữa viêm khớp
Cách chế biến:
Giã nát 3 củ gừng tươi rồi rang nóng lên. Để gừng nguội bớt trong độ nóng có thể chịu được rồi đắp lên vùng khớp bị đau. Mỗi ngày thực hiện 3 lần sẽ thấy hiệu quả.
Lá lốt
Theo y học cổ truyền, lá lốt có vị cay nồng, tính ấm, giúp cải thiện tình trạng: Đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, ra mồ hôi tay, các bệnh lý về xương khớp.
Cách chế biến: Phơi khô lá lốt, mỗi ngày lấy ra 10g đem sắc uống. Dùng liên tục 10 ngày, các chứng viêm, đau khớp ngón tay sẽ giảm dần.
Đông y chữa viêm khớp
Ngày nay, việc sử dụng thuốc đông y trong phòng ngừa và điều trị viêm khớp ngày càng trở nên phổ biến. Nổi bật trong số đó, nhũ hương là vị thuốc được sử dụng rộng rãi. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong nhũ hương có hoạt chất mang lại hiệu quả điều trị viêm khớp như acid boswellic giúp kháng viêm, giảm đau tương tự như các thuốc chống viêm NSAIDS mà không gây tác dụng phụ.
>>> Xem thêm: Bật mí 4 bí quyết ngăn ngừa thoái hóa khớp không phải ai cũng biết