Thoái hóa khớp cổ tay - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp cổ tay là bệnh lý phổ biến ở lứa tuổi trung niên, trong đó, nữ giới chiếm tỷ lệ khoảng 2/3 số người mắc. Hiện nay, bệnh lý này đang có xu hướng tăng nhanh và trẻ hóa dần. Vì vậy, mỗi người cần phải nắm rõ kiến thức về bệnh cũng như phương pháp khắc phục kịp thời để hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây!

Nguyên nhân nào gây thoái hóa khớp cổ tay?

Bệnh thoái hóa khớp cổ tay do phần khớp ở vùng cổ tay bị tổn thương, sụn hư hỏng và mòn dần. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến khớp cổ tay bị hạn chế chức năng vận động, đau nhức kéo dài cùng nguy cơ gãy xương, nứt xương. Hiện nay, số lượng người trẻ dưới 30 tuổi bị thoái hóa khớp ngày càng tăng cao. Vậy nguyên nhân gây bệnh lý này là gì? Theo giới chuyên gia, thoái hóa khớp cổ tay có thể xuất phát từ những yếu tố sau đây: 

- Công việc: Thống kê mới nhất cho thấy, tỷ lệ phụ nữ mắc thoái hóa khớp cổ tay cao gấp đôi so với nam giới. Bởi phụ nữ thường xuyên làm các công việc nội trợ nên cần hoạt động nhiều ở phần cổ tay. Bên cạnh đó, những người làm công việc văn phòng, tiếp xúc nhiều với máy tính cũng là đối tượng dễ mắc phải bệnh lý này. 

thoai-hoa-khop-co-tay-co-lien-quan-den-yeu-to-cong-viec.jpg

Thoái hóa khớp cổ tay có liên quan đến yếu tố công việc

- Tuổi tác: Đây là một trong những yếu tố hàng đầu gây thoái hóa khớp cổ tay. Theo đó, những người già rất dễ mắc bệnh do tuổi càng cao thì khớp, sụn khớp càng suy yếu, bong tróc và xơ hóa. 

- Chấn thương: Tai nạn và các chấn thương khác đều có thể làm khớp cổ tay bị tổn thương và thoái hóa. Nhất là những trường hợp đã từng bị trật khớp, gãy xương vùng cánh tay. 

>>> Xem thêm: BẬT MÍ cách chữa viêm khớp tay bằng thảo dược an toàn, hiệu quả - Tìm hiểu ngay!

Triệu chứng thoái hóa khớp cổ tay 

Người bị thoái hóa khớp cổ tay thường cảm thấy đau đớn, sưng tấy, khó chịu, cứng khớp, suy nhược cơ thể,… Một số trường hợp còn gặp phải biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là những triệu chứng cụ thể của bệnh thoái hóa khớp cổ tay: 

- Khớp tay đau, cứng vào buổi sáng khiến người mắc khó cử động, cổ tay không linh hoạt và gặp nhiều khó khăn khi xoay, gập cổ tay.

- Đau nhiều khi vận động và giảm bớt lúc nghỉ ngơi. Vì chứng đau nhức có tính chất cơ học, dễ bùng phát khi vận động, cầm nắm mạnh hay dùng nhiều lực từ tay,...

- Việc cầm hoặc thực hiện các sinh hoạt cá nhân đơn giản cũng gây khó khăn cho người mắc. Đó là lúc tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng. Đặc biệt nguy hiểm là thoái hóa khớp cổ tay có thể gây biến dạng khớp, teo cơ và mất hoàn toàn chức năng vận động.

>>> Xem thêm: Viêm khớp cổ tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Điều trị thoái hóa khớp cổ tay như thế nào?

Việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ tay là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp cho quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ hơn. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ nặng nhẹ của bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất. Dưới đây là 3 phương pháp phổ biến được sử dụng trong điều trị thoái hóa khớp cổ tay: 

Sử dụng thuốc tây

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh thoái hóa khớp cổ tay đó là thuốc uống, thuốc tiêm bắp, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau,… Khi sử dụng, cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh gây biến chứng nguy hiểm như teo cơ, cao huyết áp, đái tháo đường, loãng xương,… Dưới đây là một số loại thuốc thường dùng: 

- Thuốc giảm đau thông thường: Acetaminophen, paracetamol, aspirin, tramadol,… 

- Thuốc chống viêm không steroid NSAIDs: Naproxen, aspirin, diclofenac, ibuprofen,… 

- Tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống: Corticosteroid. 

- Thuốc giảm đau gây nghiện: Opioids. 

- Thuốc giãn cơ: Tolperisone,...

dieu-tri-thoai-hoa-khop-co-tay-bang-thuoc-tay.png

Điều trị thoái hóa khớp cổ tay bằng thuốc tây

Đây là những loại thuốc có thể kiểm soát được triệu chứng đau nhức, sưng tấy, cứng khớp do bệnh thoái hóa khớp cổ tay gây ra. Tuy nhiên, sử dụng thuốc tây thường xuyên không phải là giải pháp tối ưu giúp loại bỏ tận gốc các triệu chứng bệnh. Do đó, nếu người mắc lạm dụng sẽ rất dễ gây ra một số tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Vật lý trị liệu

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây, người bị thoái hóa khớp cổ tay có thể tiến hành các bài tập vật lý trị liệu để nhanh chóng kiểm soát cơn đau nhức. Để thực hiện được phương pháp này, người mắc cần có sự hướng dẫn của kỹ thuật viên. Nếu thực hiện sai cách, bệnh có nguy cơ chuyển biến nặng hơn.

Một số bài tập vật lý trị liệu dành cho người bị thoái hóa khớp cổ tay phổ biến hiện nay là: Kích thích dòng điện qua da; Liệu pháp siêu âm; Massage giảm đau; Liệu pháp nhiệt. 

Phương pháp này sẽ mất khá nhiều thời gian nên đòi hỏi người mắc cần kiên trì thực hiện mới đạt được hiệu quả.

Phẫu thuật

Nếu người bị thoái hóa khớp cổ tay điều trị bằng cách sử dụng thuốc không khỏi hoặc đứng trước nguy cơ biến chứng thì bác sĩ có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật để kiểm soát các biểu hiện đau đớn do bệnh gây ra. Thông thường, người mắc sẽ được chỉ định nội soi khớp hoặc phẫu thuật mở. Đây là cách giúp loại bỏ các mô chết gây áp lực lên vùng cổ tay. Tuy nhiên, phương pháp chữa bệnh này có mức chi phí rất cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

>>> Xem thêm: Mẹo hay cải thiện sưng khớp ngón tay tại nhà! THAM KHẢO TẠI ĐÂY

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo

Zalo

Chat cùng chuyên gia qua Messenger