Người mắc bệnh thoái hóa khớp kiêng ăn gì? Xem ngay!

Thoái hóa xương khớp gây đau nhức, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng vận động của người mắc. Trước đây, căn bệnh chỉ phổ biến ở người ngoài 50 tuổi nhưng hiện nay, số người trẻ gặp phải tình trạng này đang không ngừng gia tăng. Theo giới chuyên gia, chế độ ăn hợp lý đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như thoái hóa xương khớp kiêng ăn gì, mời bạn theo dõi ngay bài viết dưới đây!

Thoái hóa xương khớp là gì?

Thoái hóa xương khớp là tình trạng tổn thương sụn, xương dưới sụn và giảm thiểu chất lượng dịch khớp. Khi xương khớp thoái hóa, sụn khớp bị bào mòn, xù xì, có thể trơ ra đầu xương dưới sụn. Đồng thời, vùng xương dưới sụn cũng thay đổi cấu trúc, dẫn đến phản ứng tạo thành các chất gây viêm, gây tình trạng đau nhức, sưng tấy. Triệu chứng chính của thoái hóa xương khớp là đau nhức. Cơn đau thường âm ỉ và trở nên nặng hơn vào buổi tối hoặc khi co duỗi các khớp. Ngoài ra, người mắc có cảm giác khớp xương bị cứng lại sau khi nghỉ ngơi, nhưng thường sẽ giảm sau một vài phút vận động.

Thoái hóa xương khớp càng nặng thì cảm giác đau hoặc cứng khớp càng dai dẳng hơn. Khớp có thể bị sưng, các cơ xung quanh trở nên mỏng hoặc yếu đi, gây khó khăn khi vận động. Các triệu chứng này rất đa dạng, diễn biến thất thường, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

thoai-hoa-xuong-khop-khien-benh-nhan-dau-don-di-lai-kho-khan.jpg

Thoái hóa xương khớp khiến bệnh nhân đau đớn, đi lại khó khăn

Ngoài ra, người mắc có thể xuất hiện các dấu hiệu khác như:

- Teo cơ do ít vận động.

- Có tiếng lạo xạo khi khớp cử động.

- Tràn dịch làm vùng khớp bị tổn thương sưng to.

Các triệu chứng của thoái hóa xương khớp khiến người bệnh khó chịu. Từ đó, chất lượng cuộc sống và tinh thần của họ cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Do vậy, cần có nhiều biện pháp để cải thiện tình trạng này như: Thay đổi chế độ sinh hoạt, tập luyện và điều trị. Trong đó, một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng này khá hiệu quả.

>>> Xem thêm: Thoái hóa khớp gối và cách điều trị hiệu quả là gì?

Người mắc bệnh thoái hóa xương khớp kiêng ăn gì?

Để các biện pháp điều trị thoái hóa xương khớp có được hiệu quả thì việc kiêng những thức ăn sau là rất cần thiết:

Thịt đỏ

Thịt đỏ có thể làm tăng lượng acid uric, khiến thành phần này tích tụ lại trong máu, gây viêm, đau nhức và sưng đỏ ở mô sụn, khớp. Không chỉ vậy, hàm lượng acid uric cao còn khiến thận phải tăng cường đào thải để đảm bảo cân bằng điện giải. Theo đó, canxi trong cơ thể cũng bị sụt giảm, khiến mô xương xốp, giòn, dễ nứt và đau nhức, nhất là ở những người có bệnh lý về xương khớp.

Do đó, cần thay thế thịt đỏ bằng các nhóm thực phẩm có hàm lượng đạm vừa phải như: Cá, đậu nành, thịt gà,...

thit-do-lam-gia-tang-acid-uric-trong-mau-nguoi-bi-thoai-hoa-xuong-khop-nen-kieng.jpg

Thịt đỏ làm gia tăng acid uric trong máu, người bị thoái hóa xương khớp nên kiêng

Thực phẩm chiên, rán

Thường xuyên ăn thực phẩm chiên, rán sẽ gây tăng cân, tăng cholesterol trong máu, xơ vữa động mạch. Trọng lượng cơ thể lớn sẽ làm tăng áp lực lên các khớp, đặc biệt là khớp háng và khớp gối, càng làm nặng thêm tình trạng thoái hóa xương khớp của người bệnh. 

Các nghiên cứu cũng cho thấy, chất béo bão hòa trong thực phẩm có thể làm tăng mức độ của triệu chứng bệnh thoái hóa khớp. Nguyên nhân được cho là do một số loại acid béo lắng đọng ở sụn khớp có xu hướng bị rối loạn chuyển hóa. Từ đó, sụn khớp sẽ bị suy yếu , xơ hóa và giảm đàn hồi.

Muối và đường

Các nhà khoa học nhận thấy, chế độ ăn quá nhiều đường sẽ kích thích phản ứng viêm của ổ khớp, thúc đẩy tốc độ lão hóa da, xương khớp,... Đồng thời, chế độ ăn nhiều đường cũng rất dễ gây tăng cân.

Chế độ ăn nhiều muối sẽ kích thích thận tăng cường đào thải natri clorua ra khỏi cơ thể. Theo đó, nồng độ canxi cũng sẽ giảm do sự đào thải chúng qua đường niệu gia tăng, đẩy nhanh quá trình thoái hóa xương khớp.

Nước ngọt có ga và cà phê

Cà phê và các gốc phosphat trong đồ uống có ga sẽ làm giảm sự hấp thu canxi cũng như như kẽm, magie, sắt. Sự thiếu hụt canxi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người đang bị thoái hóa xương khớp.

khong-nen-uong-nuoc-ngot-co-ga-va-ca-phe-de-tranh-thoai-hoa-sun-khop-tien-trien.jpg

Không nên uống nước ngọt có ga và cà phê để tránh thoái hóa sụn khớp tiến triển

Rượu, bia

Đồ uống có cồn dễ gây tổn thương các mao mạch nuôi dưỡng khớp, khiến mô sụn và tế bào xương không đủ chất để phát triển cũng như tái tạo. Vì vậy, người đang có biểu hiệu thoái hóa xương khớp tuyệt đối không nên sử dụng những loại thức uống chứa cồn kể trên.

Một chế độ ăn uống khoa học là rất quan trọng với những người bị thoái hóa xương khớp. Bên cạnh việc hạn chế ăn các loại thực phẩm kể trên, một giải pháp mới an toàn và hiệu quả hơn đó là sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo

Zalo

Chat cùng chuyên gia qua Messenger