Đau khớp cổ chân do nguyên nhân nào gây ra? Click ngay!

Đau khớp cổ chân là tình trạng xảy ra khá phổ biến hiện nay và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động, làm suy giảm chất lượng đời sống hàng ngày của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng đau khớp cổ chân và các cách giảm đau hiệu quả.

Đau khớp cổ chân là gì?

Khớp cổ chân là bộ phận phải chịu một áp lực lớn, gánh toàn bộ trọng lượng cơ thể. Do đó, những hoạt động hàng ngày như: Chạy nhảy, chơi thể thao, vận động mạnh ở chân đều có khả năng làm tổn thương khớp cổ chân, khớp bàn chân và khớp chân, gây viêm sưng và nguy hiểm hơn là mất khả năng đi lại. 

khop-co-chan-la-bo-phan-luon-phai-chiu-ap-luc-lon-tu-co-the.jpg

Khớp cổ chân là bộ phận luôn phải chịu áp lực lớn từ cơ thể

Theo các chuyên gia, triệu chứng đau khớp cổ chân thường gặp bao gồm: 

- Cảm giác đau nhức: Biểu hiện đầu tiên của đau khớp cổ chân là các cơn đau cấp. Cơn đau có thể xuất hiện sau khi người bệnh lao động, chơi thể thao, đi lại nhiều,… Cơn đau khớp xuất hiện đột ngột khiến người bệnh bị bất ngờ, khó chịu.

- Phát ra tiếng kêu khi di chuyển: Bệnh khiến cổ chân người bệnh phát ra các tiếng lạo xạo, lắc rắc khi di chuyển. Dấu hiệu này chỉ xuất hiện khi bệnh tiến triển được một thời gian dài mà không điều trị dứt điểm.

- Cứng khớp vào buổi sáng: Dấu hiệu bị cứng khớp vào buổi sáng là triệu chứng đau khớp cổ chân điển hình. Triệu chứng này có thể thuyên giảm sau khi người bệnh nghỉ ngơi và thường tái phát vào sáng hôm sau.

>>> Xem thêm: Đau khớp ngón chân trỏ là bệnh gì? Làm thế nào để ngón chân đỡ đau?

Nguyên nhân gây đau khớp cổ chân 

Đau khớp cổ chân là tình trạng có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, phổ biến là những người trung niên và cao tuổi. Các chuyên gia cho biết, tình trạng này có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau:

- Chấn thương: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc luyện tập thể thao gây chấn thương sẽ khiến vùng xương khớp ở cổ chân bị tổn thương và hình thành nên các cơn đau nhức khó chịu.

Chấn thương có thể gây đau khớp cổ chân 

Chấn thương có thể gây đau khớp cổ chân 

- Tuổi tác: Quá trình lão hóa tự nhiên theo tuổi tác sẽ khiến lớp sụn khớp bị thoái hóa dần, các đầu xương khớp cọ xát vào nhau, hình thành nên gai xương chèn ép lên dây thần kinh và gây ra cơn đau nhức.

- Thừa cân béo phì: Lười vận động và sử dụng quá nhiều thực phẩm giàu chất béo dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây đau nhức khớp cổ chân. Lúc này, trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ gây sức ép lên khớp cổ chân, lâu dài sẽ gây đau nhức.

- Bệnh gout: Gout cũng là là một trong những bệnh lý gây ra tình trạng đau khớp cổ chân thường gặp. Bệnh có triệu chứng điển hình là xuất hiện cơn đau ở ngón chân cái hoặc khớp cổ chân.

- Viêm gân: Viêm gân cũng là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đau cổ chân khá phổ biến. Bệnh xảy ra khi gân bị viêm hoặc là kích ứng do chấn thương sau tai nạn hay luyện tập thể dục thể thao quá mức. 

- Viêm xương khớp: Viêm xương khớp là tình trạng lớn sụn khớp bên trong cổ chân dần bị thoái hóa và gây ra triệu chứng cứng khớp, đau khớp,… Cơn đau sẽ tăng dần lên nếu người bệnh vận động vùng khớp cổ chân như đi bộ.

Các phương pháp giảm đau khớp cổ chân đơn giản

Đau khớp cổ chân là bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này, bạn hãy thử áp dụng các gợi ý sau: 

- Chườm đá: Thực hiện chườm đá lên vùng cổ chân bị đau nhức sẽ có tác dụng ngăn ngừa tình trạng viêm sưng và giảm đau hiệu quả. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên thực hiện chườm đá nhiều lần trong ngày và mỗi lần kéo dài khoảng 20 phút.

chuom-da-lam-diu-tinh-trang-dau-khop-co-chan.png

Chườm đá làm dịu tình trạng đau khớp cổ chân

- Ép nén: Ép nén vùng cổ chân bằng băng đàn hồi sẽ có tác dụng ngăn ngừa tình trạng viêm và sưng đau.

- Nâng cao cổ chân: Đưa chân lên cao hơn so với tim sẽ có tác dụng tăng bạch huyết và lượng máu chảy về tim, giúp đẩy lùi tình trạng đau nhức.

- Xoa bóp bấm huyệt: Phương pháp này có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu ở cổ chân, giúp gân cốt được thư giãn, thoải mái và hạn chế cơn đau xuất hiện.

- Châm cứu: Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng kim châm tác động lên các huyệt vị của cơ thể giúp chúng hoạt động tốt hơn, tăng cường lưu thông khí huyết và giảm đau.

>>> Xem thêm: 4 CÁCH CHỮA ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP CHÂN ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ - CLICK NGAY!

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo

Zalo

Chat cùng chuyên gia qua Messenger