Đau khớp ngón chân trỏ là bệnh gì? Làm thế nào để ngón chân đỡ đau?

Đau khớp ngón chân trỏ có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm. Hầu hết ai gặp phải tình trạng này cũng đều bị sưng đau, tấy đỏ, thậm chí không thể thực hiện được các động tác đơn giản. Vậy nguyên nhân gây đau khớp ngón chân trỏ là gì và làm cách nào để kiểm soát cơn đau? Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết sau đây!

Nguyên nhân gây đau khớp ngón chân trỏ là gì?

Với con người, ngón chân trỏ và bàn chân là bộ phận chịu nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể, dễ bị chấn thương và lắng đọng tinh thể muối urat. Chính vì vậy, ngón chân trỏ của bạn rất dễ bị sưng tấy, đau nhức. Đau khớp ngón chân trỏ thường xảy ra khi thực hiện một số động tác nặng gây tổn thương ngón chân. Bên cạnh đó, các chấn thương trong tai nạn, lao động, chơi thể thao,… cũng có thể khiến bạn bị đau khớp ngón chân trỏ. Ban đầu, người bệnh chỉ cảm thấy đau nhức, khó chịu ở khớp ngón trỏ. Tuy nhiên, sau một thời gian, khớp ngón chân trỏ bắt đầu có những dấu hiệu bị sưng tấy, gây khó khăn trong việc thực hiện các động tác dù chỉ đơn giản nhất. 

ngon-chan-va-ban-chan-chiu-nhieu-ap-luc-nen-de-bi-dau.jpg

Ngón chân và bàn chân chịu nhiều áp lực nên dễ bị đau

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau khớp ngón chân trỏ, trong đó phải kể đến như:

Do chấn thương

Di chứng của tai nạn giao thông, tai nạn lao động, gãy xương, sau khi chơi thể thao,… Đây là tình trạng phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Khi đó, người bị tai nạn có thể vỡ bao sụn chân, tràn dịch khớp gối, rạn xương, đau khớp vai, cổ, cổ tay… Các chấn thương lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng viêm khớp, đau nhức khớp, ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Bệnh gout

Gout là bệnh mạn tính gây ra các triệu chứng sưng, đau dữ dội tại khớp. Nguyên nhân trực tiếp gây cơn đau gout là do chỉ số axit uric trong máu tăng cao quá mức cho phép. 

Đau khớp ngón chân là triệu chứng điển hình của bệnh gout. Khi bệnh gout xuất hiện ở khớp ngón chân trỏ sẽ có các biểu hiện như:

- Khớp ngón chân nóng, đau, đỏ, sưng phồng. Đau nặng nề hơn về đêm hoặc sáng sớm, khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động, sinh hoạt hàng ngày.

- Cơn đau dữ dội nhất là trong 2 ngày đầu, sau đó giảm dần và hết hẳn sau 7 – 10 ngày. Khi cơn gout giảm, lớp da quanh ngón chân bị bong tróc và ngứa.

- Da hơi tím xung quanh khớp ngón chân, giống như bị nhiễm trùng.

- Nếu không có phương pháp kiểm soát tốt, bệnh sẽ tái phát với mức độ nặng hơn.

benh-gout-la-nguyen-nhan-gay-ra-phan-lon-con-dau-khop-ngon-chan.jpg

Bệnh gout là nguyên nhân gây ra phần lớn cơn đau khớp ngón chân

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh do hệ miễn dịch cơ thể tự tấn công các mô của chính mình. Khi mắc viêm khớp dạng thấp, các khớp xương của cơ thể nhanh chóng bị cứng, sưng tấy, gây đau đớn. Một số trường hợp nặng, người bị viêm khớp dạng thấp còn xuất hiện thêm các hạt cứng dưới da.

Nếu mắc viêm khớp dạng thấp kéo dài, bạn sẽ rất dễ bị cứng khớp, kèm theo đó là sốt cao, rối loạn tiêu hóa, sụt cân, teo cơ,… Theo thống kê, viêm khớp dạng thấp là nguyên nhân chủ yếu, chiếm đến 80% các trường hợp mắc phải triệu chứng đau khớp ngón chân. 

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là hậu quả của quá trình mất cân bằng giữa tổng hợp, phân hủy của sụn và xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp. Theo thời gian, lớp sụn khớp dần thoái hóa, trở nên xù xì và bị bào mòn dẫn đến nứt, rách. Đồng thời, phần xương dưới sụn cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc và hình dạng, mật độ khoáng giảm, đầu xương bị trơ ra và hình thành gai xương ở rìa. Khi vận động, xương dưới sụn bị cọ xát vào nhau khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn, gây cản trở vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, công việc. 

Thoái hóa khớp không chỉ tác động đến khớp ngón chân trỏ mà các khớp ngón chân khác cùng vùng khớp gối, lưng, hông… cũng đều bị ảnh hưởng.

>>> Xem thêm: 4 CÁCH CHỮA ĐAU NHỨC XƯƠNG KHỚP CHÂN ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ - CLICK NGAY!

Phương pháp kiểm soát cơn đau khớp ngón chân trỏ

Chữa đau khớp ngón chân trỏ như thế nào là băn khoăn của rất nhiều người bởi đây là khớp vận động có liên quan chặt chẽ đến cuộc sống thường ngày. Khớp ngón chân trỏ bị viêm, sưng kèm theo những cơn đau nhức khó chịu đồng nghĩa rằng, khả năng lao động cũng như chất lượng công việc sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Khi bị đau khớp, bạn có thể phục hồi bằng nhiều cách như: Dùng thuốc, áp dụng vật lý trị liệu. Mỗi phương pháp sẽ có những cách thức và công dụng riêng. Cụ thể:

Điều trị bằng tây y

Đau khớp ngón chân trỏ do chấn thương: Với những cơn đau nhẹ và vừa, bạn có thể được chỉ định dùng thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (còn gọi NSAIDs) như: Paracetamol, ibuprofen, meloxicam, diclofenac,... Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng các thuốc này mà cần có sự thăm khám, kê đơn, kiểm soát của chuyên gia y tế để tránh tác dụng phụ ảnh hưởng đến dạ dày, chức năng gan, thận,… 

- Đau khớp ngón chân trỏ do viêm khớp, thoái hóa khớp: Tiêm các thuốc chống viêm steroid là phương án được sử dụng khi việc dùng thuốc đường uống không cải thiện được triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, biện pháp này cần được thực hiện bởi các chuyên gia y tế. Mặc dù giúp giảm đau nhanh chóng nhưng tiêm steroid có thể gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như: Loãng xương, đái tháo đường, suy thận, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa,...

- Đau khớp ngón chân trỏ do gout: Cần uống các loại thuốc có tác dụng giảm, đào thải nồng độ acid uric trong máu. Bên cạnh đó, cần kiểm soát chế độ dinh dưỡng, tránh các món ăn chứa nhiều đạm, nhân purin như: Thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản…

Vật lý trị liệu

Song song với việc điều trị bằng thuốc là những bài tập vật lý trị liệu nhằm cải thiện chức năng sụn khớp. Các bài tập giúp sụn khớp có thể phục hồi nhanh chóng như: Massage, vận động khớp, xoa bóp,...

vat-ly-tri-lieu-giup-cai-thien-chuc-nang-sun-khop.jpg

Vật lý trị liệu giúp cải thiện chức năng sụn khớp

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo

Zalo

Chat cùng chuyên gia qua Messenger