Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là hiện tượng thoái hóa loạn dưỡng của khớp gối, biểu hiện là sự biến đổi ở bề mặt sụn khớp và khớp, hình thành các gai xương, cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp (gọi là hư khớp).
Trong giai đoạn đầu, dịch trong bao khớp chưa bị ảnh hưởng nhiều. Sau đó, khi khớp hư hại nhiều hơn, độ ma sát giữa các đầu khớp sẽ tăng lên, mặt sụn khớp gối càng bị hao mòn, dẫn đến hẹp khe khớp, ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp gối, gây đau, vận động khó khăn.
Thoái hóa khớp gối là tình trạng phổ biến
Bệnh thoái hóa khớp gối thường xảy ra ở người lớn tuổi. Nguyên nhân chủ yếu do lão hóa bởi tuổi tác, nhất là những người có tiền sử lao động chân tay nặng nhọc, mang vác nhiều, đứng lâu hoặc béo phì.
Cũng có một số trường hợp, thoái hóa khớp gối là hệ quả của chấn thương khớp như: Đứt dây chằng khớp gối, vỡ, nứt lồi cầu dưới xương đùi hoặc xương chày; Nứt, vỡ xương bánh chè,...
Nếu thoái hóa khớp gối diễn ra trong thời gian dài mà không được can thiệp đúng cách sẽ gây biến dạng và hư hỏng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của người bệnh. Hiện nay, có nhiều phương pháp để chữa thoái hóa khớp gối. Trong đó phải kể đến việc dùng các thảo dược từ thiên nhiên, điển hình là cây lá lốt.
>>> Xem thêm: Bật mí 4 bí quyết ngăn ngừa thoái hóa khớp hiệu quả không phải ai cũng biết
Dùng lá lốt chữa thoái hóa khớp gối có hiệu quả không?
Dùng lá lốt để cải thiện bệnh thoái hóa khớp gối ở mức độ nhẹ là phương pháp được áp dụng khá phổ biến trong dân gian. Vậy cách này có thực sự mang lại hiệu quả không?
Lá lốt thuộc họ hồ tiêu. Đây là loại cây thân thảo lâu năm, thường mọc ở những nơi ẩm ướt thuộc khu vực trung du và miền núi. Phần lá của cây thường được sử dụng để chế biến thành các món ăn thơm ngon được rất nhiều người ưa thích. Tất cả các bộ phận khác của cây lá lốt còn được sử dụng như vị thuốc trong đông y để điều trị rất nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt là xương khớp.
Y học cổ truyền cho biết, với tính ấm và vị cay nồng của lá lốt, khi đi vào cơ thể sẽ mang lại tác dụng tán hàn, giảm đau, trị khó tiêu, nôn mửa, hoạt huyết,… Dân gian thường sử dụng dược liệu này để cải thiện các triệu chứng như: Lạnh bụng, ra mồ hôi tay, đau nhức do bệnh xương khớp, viêm nhiễm ngoài da, mụn nhọt,…
Lá lốt giúp cải thiện thoái hóa khớp gối
Nghiên cứu y học hiện đại cũng đã chỉ ra, trong lá lốt chứa một số thành phần hóa học có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh như: Vitamin C, flavonoid, alkaloid, piperine,… Khi sử dụng để điều trị bệnh thoái hóa khớp gối sẽ nhanh chóng mang lại hiệu quả giảm đau nhờ kích thích tuần hoàn máu, bổ sung dưỡng chất cho khớp xương.
>>> Xem thêm: 5 sai lầm khiến bệnh thoái hóa khớp gối thêm trầm trọng hơn. XEM NGAY để biết!
Các bài thuốc chữa thoái hóa khớp gối bằng lá lốt
Bạn có thể chữa thoái hóa khớp gối bằng lá lốt với rất nhiều cách khác nhau. Đây là phương pháp khá an toàn và ít tốn kém, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà theo hướng dẫn dưới đây:
Cách thứ 1: Lá lốt kết hợp với muối hạt
Nguyên liệu: 50gr lá lốt bánh tẻ tươi, muối hạt.
Cách thực hiện:
Lá lốt sau khi rửa sạch thì đem giã nhỏ, cho một ít muối hạt vào trộn đều rồi sao nóng. Cho hỗn hợp trên ra tấm vải mỏng, bọc lại rồi dùng để chườm lên vùng đầu gối bị đau nhức do thoái hóa. Di chuyển túi chườm liên tục xung quanh các vị trí đau nhức, thực hiện khoảng 15 – 20 phút cho đến khi túi chườm hết nóng là được.
Khi chườm, nên tránh để một chỗ trong thời gian dài vì dễ gây nóng rát và bỏng da. Người bệnh có thể áp dụng cách này nhiều lần trong một ngày để nhanh chóng mang lại hiệu quả chữa bệnh.
Lá lốt sao cùng muối hạt giúp cải thiện bệnh thoái hóa khớp gối
Cách thứ 2: Ngâm rượu lá lốt để xoa bóp chữa bệnh
Nguyên liệu: 200gr thân, rễ và lá của cây lá lốt, 1 lít rượu trắng 40 độ.
Cách thực hiện:
Lá lốt sau khi hái về thì đem đi rửa sạch, phơi cho ráo nước rồi dùng dao thái thành khúc ngắn. Cho toàn bộ nguyên liệu vào lọ thủy tinh, đổ rượu rồi đậy kín nắp lại. Ngâm khoảng 1 tháng là có thể dùng.
Mỗi lần sử dụng, lấy một lượng rượu vừa đủ ra để xoa bóp tại vùng khớp bị thoái hóa. Áp dụng bài thuốc này từ 2 – 3 lần/ngày để nhanh chóng phát huy công dụng.
Cách thứ 3: Dùng kết hợp lá lốt, cây chó đẻ và ngải cứu
Nguyên liệu: 30gr lá lốt tươi, 30gr cây chó đẻ, 30gr lá và thân ngải cứu.
Cách thực hiện:
Đem tất cả các dược liệu đã chuẩn bị đi rửa sạch với nước, vớt ra để ráo hoàn toàn rồi giã nhuyễn chung một lần với nhau. Cho hỗn hợp dược liệu trên vào sao đến khi nóng thì tắt bếp. Sau đó, đổ tất cả vào bên trong túi chườm và sử dụng để chườm xung quanh phần gối đau nhức.
Áp dụng bài thuốc chườm chữa thoái hóa khớp này khoảng 1 lần/ngày, duy trì thực hiện đều đặn trong thời gian dài để mang lại hiệu quả.
Bên cạnh việc sử dụng đúng liều lượng, đúng quy trình, người bệnh cũng cần lưu ý đến một số vấn đề khác trong quá trình chữa thoái hóa khớp bằng lá lốt:
- Đây là phương pháp hỗ trợ và chỉ phù hợp với bệnh lý ở mức độ nhẹ, không có tác dụng điều trị triệt để những triệu chứng của thoái hóa khớp gối.
- Các đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn với một số thành phần có trong lá lốt tuyệt đối không được sử dụng bài thuốc từ loại cây này để trị bệnh thoái hóa khớp gối.
- Những người bị nhiệt, táo bón, nóng trong người,… không được sử dụng bài thuốc từ lá lốt.
- Với bản chất thuộc tính ấm, lá lốt được khuyên không được sử dụng ở liều lượng quá cao nếu không cần thiết. Nếu sử dụng lá lốt sống quá nhiều trong nhiều ngày liên tiếp có thể gây hại đến đường ruột, dạ dày.
Trong quá trình sử dụng bài thuốc từ lá lốt, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng bất thường như đau bụng, nôn mửa, buồn nôn, chóng mặt,… Do đó, cần thận trọng khi sử dụng các bài thuốc từ lá lốt.
Chính vì những nhược điểm kể trên, hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm thảo dược giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối an toàn.
>>> Xem thêm: GIẢI ĐÁP HIỆN TƯỢNG VIÊM KHỚP GỐI TRÀN DỊCH VÀ BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM - CLICK NGAY!