Nguyên nhân gây đau khớp vai là gì?
Đau khớp vai là cơn đau ở vùng vai, khiến cho các hoạt động như quay đầu và các động tác liên quan đến phần cổ gáy gặp nhiều khó khăn, gây đau đớn. Tình trạng này xảy ra do một số nguyên nhân sau:
- Sinh hoạt không đúng tư thế: Thói quen gối đầu cao khi nằm ngủ, dựa đầu vào ghế, nằm nghiêng và co quắp,... sẽ ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy cho các tế bào, khiến vùng cổ, vai, gáy dễ bị đau nhức và cứng lại.
Nằm ngủ không đúng tư thế có thể gây đau khớp vai
- Rối loạn chuyển động xương bả vai: Tình trạng này xảy ra khi cánh tay giữ 1 tư thế trong thời gian dài, cổ tay hoạt động liên tục, thường gặp ở nhân viên văn phòng, thợ mộc,…
- Viêm gân khớp vai: Đây cũng là một nguyên nhân gây đau khớp vai thường gặp. Hoạt động thể chất, duỗi tay quá mức có thể khiến gân ở vùng vai bị viêm, dẫn đến đau nhức khớp.
- Viêm dây chằng do vận động, tập luyện quá sức: Đây là tình trạng xảy ra do vận động vượt quá ngưỡng cho phép của cánh tay, thường gặp ở các vận động viên. Tình trạng viêm dây chằng sẽ dẫn đến đau bả vai, khiến cơ vai bị co cứng lại.
- Loãng xương: Viêm xương khớp, thiếu canxi và chất dinh dưỡng có thể dẫn đến loãng xương. Đây là căn bệnh diễn tiến âm thầm, theo thời gian, các khớp và xương yếu dẫn đi, chèn ép dây thần kinh cột sống, gây đau đớn và khó chịu. Nếu muốn tránh hiện tượng này, bạn nên tăng cường bổ sung canxi để có hệ thống xương chắc khỏe hơn.
- Thoái hóa khớp vai: Tình trạng thoái hóa khớp vai khiến cho sụn khớp bị bào mòn, đầu xương va chạm, dẫn đến đau khớp bả vai và người bệnh cần cảnh giác với tình trạng này.
>>> Xem thêm: Thoái hóa khớp cổ tay - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đau khớp vai có nguy hiểm không?
Đau khớp vai dù xuất phát từ nguyên nhân nào, nếu không được điều trị từ sớm và dứt điểm thì đều nguy hiểm. Từ cơn đau bình thường, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc, cơn đau sẽ tăng dần mức độ tương ứng với tiến triển của bệnh. Nếu những cơn đau quá dữ dội có thể khiến người bệnh phải bỏ dở việc mình đang làm để điều trị.
Không những thế, tình trạng đau khớp vai có thể dẫn đến tình trạng co rút, teo cơ, biến dạng, rối loạn dây thần kinh thực vật, nguy hiểm hơn là gây mất khả năng cử động cánh tay. Vì thế, hãy tìm cách điều trị đau khớp bả vai ngay từ giai đoạn mới hình thành để bệnh không có cơ hội tiến triển trầm trọng.
Đau khớp vai cảnh báo những vấn đề sức khỏe nguy hiểm
Người bị đau khớp vai nên uống thuốc gì?
Rất nhiều người thắc mắc: Bị đau khớp vai nên uống thuốc gì để cải thiện?. Theo các chuyên gia, có 3 nhóm thuốc thường được dùng điều trị đau khớp vai, bao gồm:
Thuốc giảm đau, kháng viêm NSAIDs
Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau, những cái tên nổi bật trong nhóm này là: Paracetamol, ibuprofen, meloxicam, diclofenac,... Một số trường hợp cần kết hợp nhóm thuốc này với các thuốc giãn cơ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm trong thời gian dài có thể gây một số tác dụng phụ như: Viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày,...
Nhóm thuốc corticoid
Đây là các thuốc chống viêm nặng, thường dùng cho các trường hợp đau khớp vai nghiêm trọng. Tuy đạt hiệu quả nhanh chóng nhưng về lâu dài lại tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khỏe, điển hình là các bệnh về gan, thận, tiểu đường, loãng xương,...
Nhóm thuốc giãn cơ
Thuốc giãn cơ có thành phần eperisone, mephenesin,… giúp chống co thắt cơ, hỗ trợ giảm đau nhức. Tuy nhiên, nhóm thuốc này cũng có những tác dụng phụ như: Chóng mặt, đau đầu, căng thẳng, hạ huyết áp,...
Uống thuốc giúp cải thiện cơn đau khớp vai nhanh chóng nhưng có nhiều tác dụng phụ
>>> Xem thêm: Viêm khớp cổ tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả