Thoái hoá khớp cổ chân là gì? Điều trị như thế nào? Câu trả lời có ngay TẠI ĐÂY!

Thoái hoá khớp cổ chân là một bệnh lý xương khớp nguy hiểm, gây ra nhiều đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng vận động của người mắc. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tình trạng này là gì? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay trong nội dung bài viết dưới đây! Đừng bỏ lỡ!

Thoái hoá khớp cổ chân là gì? 

Khớp cổ chân là bộ phận quan trọng, đảm nhiệm vai trò gánh vác toàn bộ trọng lượng cơ thể. Thoái hóa khớp cổ chân là hậu quả của tình trạng mất cân bằng giữa việc tổng hợp và hủy hoại của sụn cùng phần xương dưới sụn ở cổ chân. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, nhưng phổ biến hơn là những người trung niên, tầm 40 tuổi trở lên. Khi bị thoái hoá khớp cổ chân, người bệnh thường gặp các triệu chứng: Khớp cổ chân đau khi vận động; Cổ chân phát ra âm thanh lắc rắc, lạo xạo… khi di chuyển; Khớp cổ chân bị sưng tấy; Cứng khớp vào buổi sáng…

Thoái hoá khớp cổ chân gây đau đớn khi vận động

Thoái hoá khớp cổ chân gây đau đớn khi vận động

Theo các chuyên gia xương khớp đầu ngành, có rất nhiều yếu tố dẫn đến chứng thoái hóa khớp cổ chân, chẳng hạn như:

- Tình trạng thừa cân, béo phì: Do trọng lượng cơ thể quá lớn nên gây ra sức ép trực tiếp vào cổ chân mỗi khi di chuyển hay vận động.

- Tuổi tác: Do quá trình lão hóa xương khớp diễn ra nhanh, vì vậy mà tỷ lệ mắc thoái hóa khớp cổ chân thường nằm trong độ tuổi trung niên và người cao tuổi.

- Chấn thương: Luyện tập thể thao quá sức, lao động nặng nhọc dẫn đến tình trạng trật khớp, bong gân, khiến chức năng sụn không thể tái tạo và phục hồi hoàn toàn.

- Mắc bệnh lý về xương khớp: Bệnh gút, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp,… có thể dẫn đến biến chứng thoái hoá khớp cổ chân.

- Thói quen xấu: Lười vận động dẫn đến chất dịch ở sụn khớp điều tiết kém. Từ đó quá trình vận động cũng trở nên khó khăn hơn.

Nhưng nguyên nhân sâu xa là sự lão hóa tự nhiên của cơ thể, thiếu hụt dinh dưỡng cho xương khớp, khiến các khớp cổ chân bị bào mòn và tình trạng khô khớp, cứng khớp, đau mỏi khớp, thoái hóa khớp diễn ra nhanh chóng.

Thoái hoá khớp cổ chân điều trị như thế nào?

Có thể thấy, thiếu hụt chất dinh dưỡng là nguyên nhân gốc rễ dẫn đến thoái hóa khớp. Tình trạng này gây đau đớn, khó chịu khi vận động nên có thể ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Chính vì vậy, các chuyên gia đưa ra mục tiêu điều trị thoái hoá khớp cổ chân như sau:

- Trước mắt là giảm đau, chống viêm để duy trì chức năng vận động, giúp cho việc di chuyển được dễ dàng hơn. 

- Về lâu dài, thì cần phải tăng cường sức đề kháng, điều hòa hệ miễn dịch, tăng cường năng lượng tế bào, chống thoái hóa mô sụn khớp và phòng ngừa tái phát, đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe.

Hiện nay, tây y điều trị thoái hóa khớp cổ chân theo 1 trong 2 phương pháp sau đây:

- Sử dụng thuốc: Thông thường, khi bắt gặp những cơn đau dai dẳng nhưng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc như: Thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc điều trị tại chỗ dạng bôi, xịt, miếng dán hoặc tiêm corticoid giúp giảm đau nhanh chóng.

dung-thuoc-giam-dau-de-dieu-tri-thoai-hoa-khop-co-chan.jpg

Dùng thuốc giảm đau để điều trị thoái hóa khớp cổ chân

- Phẫu thuật: Nếu như việc sử dụng thuốc vẫn không mang lại hiệu quả thì các chuyên gia sẽ chỉ định phẫu thuật tùy theo mức độ tổn thương của khớp cổ chân, bao gồm các phương án: Lắp thiết bị hỗ trợ vào trong khớp; Tái tạo bề mặt sụn; Thay thế khớp cổ chân bán phần hoặc toàn phần…

Thế nhưng, sử dụng các loại thuốc kể trên tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, hơn thế cũng chỉ giải quyết được mục tiêu trước mắt, chưa tác động vào nguyên nhân sâu xa gây bệnh. Bên cạnh đó, phương pháp phẫu thuật thường rất tốn kém, lại cũng có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là giải pháp an toàn và hiệu quả hơn cho người bị thoái hoá khớp cổ chân?

>>> Xem thêm: Đau khớp ngón chân trỏ là bệnh gì? Làm thế nào để ngón chân đỡ đau?

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo

Zalo

Chat cùng chuyên gia qua Messenger