Khớp vai kêu lục cục do đâu? Làm thế nào để khắc phục nhanh

Khớp vai kêu lục cục là tình trạng phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa bạn đi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị chứng bệnh này. Mời bạn cùng chú ý theo dõi.

Khớp vai kêu lục cục là gì?

Khớp vai là một trong các bộ phận có tần suất hoạt động lớn của cơ thể. Vì thế, chúng dễ gặp phải các nguy cơ bị tổn thương hay tình trạng thoái hóa. Nếu hiện tượng khớp vai phát ra tiếng kêu trong thời gian dài mà không được chữa trị có thể dẫn đến gai xương, khiến những cơn đau trầm trọng hơn.

Ở người bình thường, khớp xương hoạt động trơn tru sẽ không nghe thấy âm thanh lạ khi xoay các khớp vai. Nhưng khi chuyển sang giai đoạn lão hóa, phần sụn khớp bị ăn mòn và lượng dịch tiết ra cũng ngày càng ít hơn dẫn đến khô khớp. Điều này khiến hai đầu xương ở vai sẽ cọ xát trực tiếp vào nhau tạo nên hiện tượng khớp vai kêu lục cục.

Ngoài ra, tình trạng này cũng xuất hiện khi gân bị tổn thương. Gân nằm giữa xương và cơ, khi bị viêm sưng thì sẽ cọ xát vào xương và gây ra âm thanh lạ.

Nếu khớp vai kêu lục cục mà không xuất hiện sưng đau hay bất kỳ hiện tượng gì khác thì bạn không cần quá lo lắng. Bởi vì âm thanh đó có thể là do túi chứa dịch khớp bị kéo căng đột ngột tạo ra âm thanh.

khop-vai-keu-luc-cuc-co-the-xay-ra-o-moi-lua-tuoi

Khớp vai kêu lục cục có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Khớp vai bị kêu lục cục do đâu?

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến khớp vai kêu lục cục:

Viêm bao hoạt dịch

Các túi chứa đầy chất lỏng gọi là bao hoạt dịch giúp bảo vệ các khớp. Khi bị viêm bao hoạt dịch, bạn có thể cảm thấy nóng hoặc đau nhói ở vai và nghe tiếng "bốp" khi cố gắng di chuyển cánh tay theo bất cứ hướng nào.

Chấn thương

Mặc dù cơn đau do chấn thương có thể đã hết lâu rồi nhưng thỉnh thoảng bạn có thể nghe thấy tiếng lục cục. Đây có thể là một tác dụng phụ kéo dài, nếu không được chữa lành một cách chính xác có thể gây ra đau nhói ở vai.

U xương 

Một khối u phát triển ở vai, xương bả vai hoặc lồng xương sườn được gọi là u xương có thể khiến vai của bạn bị nứt và phát ra tiếng kêu khi giơ cánh tay lên. Những khối u này thường là lành tính và có thể điều trị khỏi bệnh.

Cơ vai bất thường

Đôi khi, một người bị trật khớp vai mà không thấy đau. Điều này có thể là do các cơ xung quanh vai bị yếu hoặc bất thường. Nếu trật khớp xảy ra do vấn đề các cơ thì có thể sử dụng các bài vật lý trị liệu để tăng cường hoạt động của chúng.

Trật khớp vai

Trật khớp có thể gây mất ổn định cho hoạt động của vai. Khi đó khe khớp sẽ trượt ra ngoài và gây ra tiếng kêu răng rắc. Trật khớp có thể làm cho vai ngả về phía trước hoặc sau, nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của vai, thậm chí khiến vai không thể cử động được.

nguyen-nhan-khop-keu-luc-cuc-co-the-do-trat-khop-vai-

Nguyên nhân khớp kêu lục cục có thể do trật khớp vai.

Biến chứng của tình trạng khớp vai kêu lục cục

Nếu tình trạng khớp vai kêu lục cục không được điều trị khỏi hoàn toàn có thể gây ra những biến chứng sau:

Suy giảm chất lượng cuộc sống

Nếu các chấn thương và tình trạng viêm gây ra khớp vai kêu lục cục không được điều trị kịp thời có thể khiến khớp vai của bạn trở nên tồi tệ hơn. Các tổn thương ở sụn cũng có thể tăng lên.

Đảo lộn sinh hoạt của người mắc

Tình trạng khớp vai kêu lục cục kèm những cơn đau, khó chịu có thể mang đến những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh sẽ không thể hoạt động vai như bình thường nên khó khăn khi làm việc, mang vác đồ vật hoặc chơi các môn thể thao cần sử dụng tay.

Ngoài ra, khớp vai còn liên quan đến nhiều dây thần kinh vùng trên của lưng và vùng cổ, liên quan trực tiếp đến các hạch giao cảm ở cổ nên có thể gây đau lan rộng.

khop-vai-keu-luc-cuc-co-the-gay-dao-lon-cuoc-song-nguoi-benh

Khớp vai kêu lục cục có thể gây đảo lộn cuộc sống người bệnh.

Cách chữa khớp vai kêu lục cục

Tùy thuộc vào mức độ đau và các dấu hiệu đi kèm tiếng lục cục mà bạn có thể sử dụng các phương pháp điều trị theo y tế hoặc tại nhà.

Sử dụng thuốc giảm đau

Một vài loại thuốc giảm đau không kê đơn được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng của viêm, đau nhức vai là acetaminophen, thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) như ibuprofen, aspirin, naproxen. Những loại thuốc này có thể kiểm soát các cơn đau, viêm khớp vai.

Nhưng khi sử dụng các loại thuốc này, người bệnh cần cẩn trọng. Bạn nên sử dụng thuốc theo đúng sự hướng dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ để tránh các tác dụng phụ.

Tập vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu có thể giúp bạn lấy lại khả năng sử dụng khớp nhiều hơn sau chấn thương. Đồng thời giúp các cơ và gân vai phục hồi, bớt căng và đau hơn nếu bị chấn thương. 

Bài tập dao động cánh tay:

  • Bước 1: Chuẩn bị đứng cạnh mặt bàn, tay khoẻ mạnh đặt lên mặt bàn còn tay bên vai bị thương thì buông tự do.

  • Bước 2: Cúi người xuống vừa tầm bàn.

  • Bước 3: Xoay tay có vai bị thương từ trước ra sau, từ trái sang phải rồi xoay vòng.

  • Bước 4: Thực hiện bài tập trong 5 phút.

Tiêm corticosteroid

Tiêm corticosteroid có thể giúp giảm viêm và hỗ trợ khớp mau lành. Bác sĩ có thể đề nghị tiêm steroid nếu bạn bị chấn thương hoặc viêm làm khớp vai của bạn đau hơn theo thời gian.

Tiến hành phẫu thuật

Đây có thể là lựa chọn tốt nhất khi khớp vai kêu lục cục có liên quan đến chấn thương nghiêm trọng. Bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật gân, loại bỏ u xương hoặc tái tạo lại khớp. Bạn sẽ thấy khớp thoải mái, dễ sử dụng hơn và ít xuất hiện tiếng kêu hơn sau khi phẫu thuật.

tien-hanh-phau-thuat-vai-giup-cai-thien-tinh-trang-benh

Tiến hành phẫu thuật vai giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Vận động nhẹ nhàng

Tăng cường sức mạnh cho khớp vai có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và ngăn ngừa những tiếng lục cục khó chịu. Bạn có thể lựa chọn các vận động nhẹ nhàng như yoga, tập dưỡng sinh để tăng cường sức mạnh mà không gây áp lực cũng như chấn thương cho vai.

Phương pháp chườm lạnh

Đá lạnh có thể sẽ rất hữu ích khi vai của bạn bị chấn thương nhẹ, liên quan đến khớp vai kêu lục cục. Hãy chườm lạnh vai trong khoảng 10 - 15 phút vài lần mỗi ngày để giúp vai giảm sưng và thoải mái hơn.

Thực hiện bài tập yoga

Bài tập yoga là một biện pháp hiệu quả để giảm thiểu và cải thiện tình trạng đau vai theo thời gian. Đồng thời có thể giúp cải thiện tư thế và hơi thở trong khi tập luyện yoga.

Bài tập tư thế dạng con bò - con mèo

Bài tập yoga này có tác dụng xoa dịu các cơn đau vai gáy hiệu quả, tăng cường sự linh hoạt cũng như sức khỏe cho vai gáy.

  • Bước 1: Chống 2 đầu gối và 2 tay xuống thảm.

  • Bước 2: Hít sâu, hạ thấp bụng xuống sàn, đồng thời ngực ưỡn ra trước, ngẩng đầu lên.

  • Bước 3: Từ từ thở ra, cùng lúc đó đầu cúi xuống, bụng hóp lại và uốn cong lưng lên trần nhà, cơ mông siết chặt.

  • Bước 4: Trở về tư thế ban đầu, thực hiện lặp lại 10 lần.

Bài tập tư thế nhân sư

Bài tập này tác động trực tiếp lên các nhóm cơ ở vai, lưng, gáy, giải phóng áp lực lên các bộ phận này.

  • Bước 1: Chuẩn bị tư thế nằm sấp, 2 tay chống lên thảm, 2 chân duỗi thẳng.

  • Bước 2: Dồn lực vào 2 tay nâng nửa thân người trên lên. Ngực ưỡn ra, hướng cằm về phía trước. Đồng thời hít sâu.

  • Bước 3: Giữ yên trong 15 giây, thở ra rồi trở về tư thế ban đầu.

  • Bước 4: Lặp lại khoảng 10 lần, cùng với hít thở sâu.

bai-tap-tu-the-nhan-su

Bài tập tư thế nhân sư.

Sử dụng sản phẩm thảo dược

Ngoài các phương pháp trị đau nhức vai bên trên, bạn còn có thể tìm đến các sản phẩm an toàn có chiết xuất từ những nguyên liệu tự nhiên có tác dụng tốt cho xương khớp như màng vỏ trứng, cao dây đau xương,...

Nghiên cứu vào năm 2018 về những tác dụng có lợi của màng vỏ trứng so với giả dược trong việc giảm đau các khớp do tập thể dụng, cứng khớp, phát triển sụn ở phụ nữ khỏe mạnh sau thời kỳ mãn kinh.

Kết quả cho thấy rằng:

  • Màng vỏ trứng giúp thúc đẩy sản sinh các chất bảo vệ sụn khớp nếu sử dụng thường xuyên.

  • Màng vỏ trứng giúp phục hồi nhanh những cơn đau ở khớp, chứng cứng khớp và các khó chịu thường gặp khi kết hợp với vận động.

Nghiên cứu vào các năm 2016, 2018, 2019 về dược liệu trong điều trị thoái hóa xương khớp và các chất có trong dây đau xương cho thấy rằng:

  • Dây đau xương có khả năng giảm đau, giãn cơ, tiêu sưng tại các khớp; Tác dụng chống viêm và điều hòa miễn dịch.

  • Dây đau xương trở thành một trong bảy dược liệu sử dụng phổ biến để điều trị các bệnh về xương khớp tại Việt Nam.

day-dau-xuong-ho-tro-dieu-tri-dau-nhuc-khop-vai-hieu-qua

Dây đau xương hỗ trợ điều trị đau nhức khớp vai hiệu quả.

>>>XEM THÊM: Bỏ túi ngay bài thuốc trị đau khớp vai tại nhà hiệu quả!

Làm thế nào phòng ngừa khớp vai kêu lục cục?

Không có biện pháp phòng ngừa hoàn toàn khớp vai kêu lục cục. Tuy nhiên, để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, bạn có thể tham khảo một số các phòng ngừa sau:

Ngồi đúng tư thế

Ngồi không đúng tư thế có thể làm lệch khớp vai của bạn. Khi đó bọt khí có thể tích tụ và gây ra tiếng kêu khi bạn di chuyển. Vì vậy, cải thiện tư thế ngồi có thể giúp bạn giảm hoặc ngăn chặn tiếng lục cục trong khớp vai.

Tập thể dục thường xuyên

Để phòng ngừa, điều trị đau nhức, khớp vai kêu lục cục thì bạn cần duy trì thói quen vận động, tránh ngồi một chỗ quá lâu. Các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, đạp xe, bơi lội,... có thể kích thích khớp sản sinh dịch, giảm căng cứng và hạn chế đau nhức khớp.

Việc vận động 60 phút/ngày không chỉ giúp hệ xương khỏe mạnh, tăng sự linh hoạt cho khớp mà còn hỗ trợ lưu thông máu, chống thoái hóa khớp. Lưu ý, không nên vận động quá mạnh để tránh tăng thêm áp lực cho các khớp.

tap-the-duc-thuong-xuyen-giup-phong-ngua-khop-vai-keu-luc-cuc

Tập thể dục thường xuyên giúp phòng ngừa khớp vai kêu lục cục.

Ăn uống lành mạnh

Bạn nên xây dựng một chế độ ăn khoa học, bổ sung thêm các chất cần thiết như canxi, omega-3, chất chống oxy hóa, vitamin, magie,... Điều này sẽ giúp phục hồi các tổn thương ở xương khớp và mô mềm, giúp hệ xương khỏe mạnh, chậm thoái hóa.

  • Acid omega-3 có nhiều trong các loại cá như: Cá mòi, cá trích, cá ngừ,... giúp giảm đau, viêm nhiễm hiệu quả. Đồng thời giúp bảo vệ sụn khớp khỏi sự phá hủy do bệnh lý xương khớp. Ngoài các loại cá, bạn có thể bổ sung hàm lượng omega-3 từ những thực phẩm nguồn gốc thực vật như hạt lanh, quả óc chó, hạt chia,...

  • Bổ sung các thực phẩm giàu chất oxy hóa để tăng cường hệ miễn dịch và làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Các loại quả tươi chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa như: Mâm xôi, cà chua, việt quất, dâu tây, nho, cam, đu đủ,... Bạn cũng có thể bổ sung các sản phẩm từ đậu nành hay các loại rau màu xanh đậm giàu chất oxy hóa mạnh (vitamin A, K, C) hoặc các loại rau củ có màu sắc đậm như củ dền, cà rốt,...

  • Đừng quên bổ sung thêm canxi giúp xương khớp chắc khỏe hơn. Những thực phẩm giàu canxi có thể kể đến như sữa và các sản phẩm được chế biến từ sữa. Tuy nhiên, bạn nên chọn loại thực phẩm chứa ít chất béo và đường để kiểm soát cân nặng. Các loại hải sản như cua, tôm, cá,... cũng rất giàu canxi.

che-do-an-uong-lanh-manh-rat-tot-cho-xuong-khop

Chế độ ăn uống lành mạnh rất tốt cho xương khớp.

Khớp vai kêu lục cục có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Vì vậy, bạn nên thăm khám bác sĩ để sớm có kế hoạch điều trị phù hợp, làm giảm các triệu chứng. Bên cạnh đó, đừng quên sử dụng sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh lý xương khớp.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến khớp vai kêu lục cục, bạn hãy để lại câu hỏi và số điện thoại bên dưới, chuyên gia tư vấn sẽ hỗ trợ giải đáp.

Tài liệu tham khảo:

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo

Zalo

Chat cùng chuyên gia qua Messenger