Các dấu hiệu nhận biết bị đứt dây chằng chéo trước

Rất nhiều người bệnh gặp tình trạng đứt dây chằng chéo đầu gối nhưng không hề hay biết vì vẫn có thể đi lại, tập luyện. Tuy nhiên nếu đứt dây chằng chéo để lâu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết sớm các triệu chứng của đứt dây chằng và biện pháp cải thiện hiệu quả. 

Chấn thương đứt dây chằng là gì?

Dây chằng là dải gân gồm các mô liên kết sợi cứng được cấu tạo bởi các phân tử collagen, có chức năng giúp kết nối các đầu xương và giữ cho khớp gối vận động ổn định, chắc chắn, đi lại, chuyển động vững vàng. 

Đứt dây chằng chéo là tình trạng dây chằng bị đứt rách do bị vặn xoắn, thay đổi tư thế đột ngột. Điều này khiến dây chằng bị căng giãn và đứt rách. Sự mất vững của khớp gối do đứt dây chằng cũng khiến cho mâm chày trượt về phía trước khiến sụn chêm bị kẹt theo. 

Dây chằng chéo trước bị vặn xoắn đột ngột dẫn đến đứt rách một phần hoặc hoàn toàn

Dây chằng chéo trước bị vặn xoắn đột ngột dẫn đến đứt rách một phần hoặc hoàn toàn

Khi bị đứt dây chằng chéo đầu gối bạn sẽ gặp một số các triệu chứng điển hình sau đây:

Sưng đau, bầm tím

Biểu hiện điển hình nhất của tình trạng đứt dây chằng là khớp gối bị sưng nề. Bên trong khớp lúc này có thể xuất hiện dịch tràn hoặc máu tụ trong khoang khớp. Do đó người bệnh có thể xuất hiện thêm triệu chứng bầm tím hoặc xuất hiện vết thâm ở đầu gối. 

Tùy từng tình trạng và mức độ chấn thương mà khớp gối sẽ sưng đau khác nhau. Với các chấn thương đứt dây chằng nhỏ, đứt bán phần, thì khớp gối sẽ sưng ít. Với trường hợp đứt rách hoàn toàn dây chằng chéo thì khớp sẽ sưng to, đau đớn, người bệnh khó có thể vận động được. Triệu chứng sưng khớp có thể thuyên giảm sau từ 2-3 tuần xảy ra chấn thương, tuy nhiên điều này không có nghĩa là dây chằng bên trong đã hồi phục và bạn không cần điều trị nữa. 

Khớp gối có dấu hiệu sưng to, bầm tím khi bị đứt dây chằng

Khớp gối có dấu hiệu sưng to, bầm tím khi bị đứt dây chằng

Lỏng khớp, đi mất vững 

Khớp gối có cảm giác lỏng lẻo, đi lại không vững vàng do không có dây chằng giữ khớp lại, mâm chày trượt về phía trước, cấu trúc của khớp gối cũng bị xê dịch, ảnh hưởng lên cả sụn chêm và sụn lót. Đầu gối không cố định một chỗ khiến bạn có cảm giác đi không thật chân, đi lại khập khiễng. Bên chân bị đứt dây chằng có cảm giác yếu hơn bên còn lại, không có lực, co nhấc chân khó khăn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng đi lại của người bệnh mà còn cản trở người bệnh tập luyện thể thao, vận động xương khớp. 

Khớp lỏng lẻo, mất vững khi tập luyện thể thao sẽ khiến người bệnh dễ bị té vấp ngã khi chạy nhanh, bật cao, nhảy xa 

Người bệnh dễ té ngã do khớp lỏng lẻo

Người bệnh dễ té ngã do khớp lỏng lẻo

Teo cơ 

Sau khi các triệu chứng sưng to, đau đớn phù nề khớp gối giảm dần thì triệu chứng teo cơ sẽ xuất hiện. Bên khớp gặp chấn thương đứt dây chằng sẽ bị teo nhỏ rõ rệt so với bên còn lại. Thêm vào đó do đứt dây chằng gây đau đớn nên người bệnh gần như không thể đi lại, các bó cơ cũng vì thế mà bị teo nhỏ lại. 

Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu đứt dây chằng chéo người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và có phác đồ điều trị kịp thời. Hiện nay để điều trị đứt dây chằng chéo người bệnh có thể áp dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp để mang lại hiệu quả điều trị tối ưu nhất 

Sơ cứu RICE

Sơ cứu là khâu vô cùng quan trọng ngay khi phát hiện chấn thương dây chằng. Các bước sơ cứu tốt sẽ ngăn tối đa các biến chứng sau này. 

R - Rest (Nghỉ ngơi): Ngay khi bị đứt dây chằng người bệnh cần nghỉ ngơi hoàn toàn, dừng lại tất cả các hoạt động có thể gây áp lực, căng thẳng đến khớp. 

I - Ice (Chườm lạnh): Chườm lạnh giúp giảm đau, sưng tấy, hạn chế tình trạng tụ máu, tụ dịch khớp. Trong vài ngày đầu sau chấn thương bạn nên chườm đá 15-30 phút/lần, mỗi lần cách nhau 2 tiếng 

C - Compression (Băng ép): Băng cố định vết thương để giảm sưng và ngăn chấn thương lan ra các vùng xung quanh 

E - Elevation (Kê cao): Kê chân bị chấn thương cao hơn vị trí của tim sẽ giúp kiểm soát lưu lượng máu và giảm sưng viêm. 

Sử dụng CốtWells với thành phần chính từ màng vỏ trứng

Ngoài việc sơ cứu bạn cùng cần bổ sung dưỡng chất cho dây chằng khớp mau phục hồi. Dây chằng và gân khớp được cấu tạo chủ yếu từ collagen type 1. Loại collagen này đã được các nhà khoa học nghiên cứu và phát hiện ra có nhiều nhất trong màng vỏ trứng tự nhiên. CốtWells là sản phẩm đầu tiên trên thị trường có chứa thành phần chính từ màng vỏ trứng kết hợp cùng các thảo dược thiên nhiên có tác dụng tốt cho những người gặp chấn thương đứt dây chằng, rách sụn chêm. 

CốtWells với thành phần chính từ màng vỏ trứng giúp phục hồi dây chằng chéo sau chấn thương

CốtWells với thành phần chính từ màng vỏ trứng giúp phục hồi dây chằng chéo sau chấn thương

Màng vỏ trứng tự nhiên giàu bốn dưỡng chất cho khớp là collagen type 1, chondroitin, glucosamine, acid hyaluronic không chỉ giúp dây chằng dẻo dai, phục hồi nhanh hơn mà còn giúp tái tạo và nuôi dưỡng sụn khớp, tăng tiết dịch khớp. Khớp khỏe mạnh sẽ chịu lực tốt hơn, hạn chế chấn thương khi chơi các bộ môn thể thao có tính đối kháng mạnh như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông, tennis. Trong CốtWells còn chứa thảo dược giảm đau, kháng viêm là nhũ hương, dây đau xương giúp giảm đau khớp, kháng các ổ viêm, ngăn tụ dịch, giúp người bệnh đi lại dễ dàng hơn. Sản phẩm được chiết xuất bằng công nghệ Lượng tử hiện đại nhất hiện nay giúp sàng lọc bụi bẩn, tạp chất và chiết xuất năng lượng cao để thu được tối đa dưỡng chất mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. 

Tóm lại người bệnh cần nhận biết kịp thời các triệu chứng đứt dây chằng để có biện pháp sơ cứu và điều trị kịp thời. Và đừng quên sử dụng CốtWells mỗi ngày để dây chằng, gân khớp dẻo dai; Hết nhức mỏi khớp, leo đèo chẳng đau. 

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tình trạng đứt dây chằng hãy để lại bình luận xuống phía dưới để được chuyên gia tư vấn chi tiết.

Chúc bạn sức khỏe!

DS. Anh Thư

* Sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo

Zalo

Chat cùng chuyên gia qua Messenger