Thống kê đáng báo động về tình trạng khô khớp ở người trẻ
Năm 2018, dịch vụ Y tế Quốc gia của Anh cho biết họ đã ghi nhận hơn 15.000 ca trẻ em và thanh thiếu niên mắc viêm khớp, khô khớp. Hiện nay, tình trạng viêm, khô khớp ở Việt Nam đang có xu hướng trẻ hóa. Theo thống kê thì có khoảng 30% người bị thoái hóa khớp ở độ tuổi 35 - 45.
Khô khớp có thể xảy ra ở độ tuổi vị thành niên với các biểu hiện thường không quá rõ ràng, có thể là sưng, đau hoặc khó cử động xảy ra ở một hoặc nhiều khớp.
Các số liệu thống kê đã cho thấy, tình trạng khô khớp, đau xương khớp đã không còn là của riêng người già nữa. Vì vậy, dù ở bất kỳ độ tuổi nào, bạn cần phải thăm khám sớm tại các cơ sở y tế nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về xương khớp.
Khô khớp ở người trẻ là tình trạng ngày càng phổ biến
Các nguyên nhân gây khô khớp ở người trẻ là gì?
Khô khớp ở người trẻ có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra chủ yếu bởi các lý do sau đây:
Khô khớp ở người trẻ do mang gen di truyền
Sự di truyền gen bất thường có thể ảnh hưởng đến việc sản sinh collagen và protein cho cơ thể tạo sụn khớp. Đây là yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng khô khớp ở người trẻ và có thể xuất hiện ngay từ khi 20 tuổi.
Khô khớp ở người trẻ do thừa cân
Cân nặng không phù hợp với chiều cao đồng thời BMI (chỉ số thể trọng) vượt ngưỡng cho phép cũng là một trong những yếu tố gây nên khô khớp ở người trẻ. Nguyên nhân là do thừa cân sẽ khiến cơ thể tích tụ chất béo lưu trữ, khiến người trẻ dễ mắc phải các bệnh lý về khớp như: Viêm khớp, thoái hoá khớp, khô khớp,…
Ngoài ra, việc thừa cân hình thành lượng mỡ thừa khá lớn, đè nặng lên khớp gối và háng khiến các vấn đề về khớp trở nên nghiêm trọng hơn.
Khô khớp ở người trẻ do chấn thương
Khô khớp ở người trẻ xảy ra có thể do tiền sử chấn thương xương khớp như bị ngã, va đập, tai nạn khi chơi thể thao hoặc lao động,... dẫn đến tình trạng giãn dây chằng, gây tổn thương cho sụn khớp và xương. Từ đó ổ khớp sẽ trở nên mất ổn định, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiết dịch, dẫn đến tình trạng khô khớp.
Khô khớp ở người trẻ do do bị viêm khớp
Khi bị viêm khớp thì cũng có thể gây khô khớp ở người trẻ. Khi đó hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng với nhiễm trùng bằng cách sản xuất các kháng thể. Tuy nhiên, chúng có thể phản ứng ngược lại nhầm vào các khớp, thậm chí một số cơ quan nội tạng khác cũng bị ảnh hưởng.
Một số tình trạng viêm khớp dẫn đến khô khớp gối ở người trẻ như: Viêm khớp dạng thấp, viêm khớp tự phát, viêm khớp do vảy nến, viêm khớp nhiễm trùng,...
Khô khớp ở người trẻ có thể do viêm khớp nhiễm trùng
Khô khớp ở người trẻ do bệnh gút
Viêm khớp chuyển hóa gần giống như bệnh gút do rối loạn chức năng chuyển hóa. Bệnh gút xảy ra là do nồng độ axit uric quá cao, thường xảy ra ở các khớp ngón chân cái. Khi mắc bệnh gút thì thường sẽ dẫn đến viêm khớp, từ đó gây ra hiện tượng khô khớp.
Khô khớp ở người trẻ do nhiễm trùng toàn thân
Không giống như các nguyên nhân trên, sự nhiễm trùng này không xuất hiện từ trong khớp. Một số bệnh nhiễm trùng sau đây có thể gây ra viêm khớp, tạo ra biến chứng khô khớp, đó là: Quai bị, sốt thấp khớp, sởi, viêm gan,...
Hướng điều trị khô khớp ở người trẻ
Hiện nay, việc điều trị khô khớp ở người trẻ không quá khó. Căn cứ vào tình trạng bệnh, bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị dưới đây:
Thăm khám tại cơ sở y tế
Nếu cảm thấy có dấu hiệu bất thường về xương khớp, bạn nên thăm khám ngay tại các cơ sở y tế. Vì việc chẩn đoán sớm sẽ giúp bạn phát hiện bệnh và có phác đồ điều trị hiệu quả. Điều này giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh và quá trình điều trị diễn ra nhanh hơn.
Tập thể dục thường xuyên
Duy trì thói quen vận động, tránh ngồi 1 chỗ quá lâu là một trong những cách phòng ngừa, điều trị khô khớp ở người trẻ. Bên cạnh đó, các bài tập như: Yoga, đi bộ, bơi lội, đạp xe,... có thể kích thích khớp sản sinh dịch, giảm căng cứng và hạn chế tình trạng khô khớp.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, vận động 60 phút/ngày không chỉ giúp xương khỏe mạnh, tăng sự linh hoạt cho khớp mà còn giúp lưu thông máu, chống thoái hóa khớp.
Vận động thường xuyên hỗ trợ điều trị khô khớp ở người trẻ.
Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
Nếu bạn bị khô khớp khi còn trẻ thì nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết như: Canxi, Omega-3, chất chống oxy hóa, vitamin, magie,... giúp phục hồi các tổn thương ở xương khớp và mô mềm, giúp hệ xương khỏe mạnh, chậm thoái hóa.
-
Thực phẩm giàu Omega-3: Có nhiều trong các loại cá như cá mòi, cá trích, cá ngừ,... sẽ giúp giảm đau, giảm viêm nhiễm hiệu quả. Ngoài ra, Omega-3 còn giúp bảo vệ sụn khớp khỏi sự phá hủy do bệnh. Ngoài các loài cá, bạn có thể bổ sung hàm lượng Omega-3 từ hạt lanh, quả óc chó, hạt chia.
-
Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Quá trình thoái hóa khớp sẽ diễn ra nhanh hơn với những người bị viêm khớp, khô khớp. Vì vậy, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu chất oxy hóa để tăng cường hệ miễn dịch và làm chậm quá trình này. Một số loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa là: Quả mâm xôi, cà chua, việt quất, dâu tây, nho, cam, đu đủ, đậu nành, các loại rau màu xanh hoặc các loại rau củ có màu sắc đậm như củ dền, cà rốt,...
-
Thực phẩm giàu canxi: Những thực phẩm giàu canxi có thể kể đến như sữa và các sản phẩm được chế biến từ sữa giúp xương khớp chắc khỏe hơn. Các loại hải sản như cua, tôm, cá,... cũng rất giàu canxi.
Người bị khô khớp cần xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học, lành mạnh.
Sử dụng sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị
Ngoài bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, vận động thường xuyên, kiểm soát cân nặng,... bạn có thể sử dụng sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị khô khớp nói riêng và các vấn đề liên quan đến xương khớp nói chung. Sản phẩm thảo dược được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như: Màng vỏ trứng, nhũ hương, cao dây đau xương,... không chỉ có tác dụng tốt cho xương khớp mà còn an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Trong đó, màng vỏ trứng là một lớp màng mỏng màu trắng, nằm giữa lớp vỏ cứng và lòng trắng của trứng. Một nghiên cứu năm 2018 về tác dụng của màng vỏ trứng tự nhiên so với giả dược trong việc điều trị giảm đau khớp do tập thể dục, tăng trưởng sụn, cứng khớp ở phụ nữ khỏe mạnh sau mãn kinh cho kết quả rằng:
-
Màng vỏ trứng nhanh chóng phục hồi những cơn đau khớp, cứng khớp và khó chịu khi kết hợp với tập thể dục.
-
Khi sử dụng đều đặn, màng vỏ trứng còn giúp thúc đẩy sản sinh các chất bảo vệ sụn khớp.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng màng vỏ trứng có tác dụng cải thiện các triệu chứng đau, cứng khớp hiệu quả chỉ trong vòng 7-10 ngày sử dụng. Ngoài ra, màng vỏ trứng còn chứa hàm lượng protein rất cao, trong đó phải kể đến các chất như collagen type 1, glucosamin, chondroitin, axit hyaluronic,...
-
Collagen type 1: Có nhiều trong gân, da, nội tạng và thành phần hữu cơ của xương, tác dụng tăng cường sức mạnh cho cơ gân, giảm áp lực của trọng lượng lên sụn khớp.
-
Glucosamine: Thành phần tổng hợp lên proteoglycan - chất nền của sụn. Ngoài ra, glucosamine còn giúp chống viêm tốt và ngăn chặn sự phân hủy collagen, tế bào sụn do các gốc tự do.
-
Chondroitin: Tác dụng ức chế enzyme phá hủy sụn, tham gia vào quá trình tổng hợp axit hyaluronic giúp xương khớp hoạt động tốt hơn.
-
Axit hyaluronic: Có nhiều trong dịch khớp, tác dụng bôi trơn các mô mềm, phủ lên sụn để tăng đàn hồi cho khớp.
Sự kết hợp của các thành phần trên đã giúp màng vỏ trứng trở thành nguyên liệu hàng đầu trong điều trị, phòng ngừa các bệnh về xương khớp như khô khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp,...
Sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính từ màng vỏ trứng giúp hỗ trợ điều trị khô khớp ở người trẻ.
Không thể chủ quan với tình trạng khô khớp ở người trẻ vì bệnh có thể để lại nhiều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển sau này. Vì vậy, bạn hãy tìm hiểu thông tin bên trên để có những phương pháp điều trị và phòng ngừa khô khớp cho người trẻ. Ngoài xây dựng lối sống khoa học, bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính từ màng vỏ trứng để cải thiện và phòng ngừa khô khớp.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến tình trạng khô khớp ở người trẻ, bạn hãy bình luận câu hỏi dưới bài viết, chuyên gia tư vấn sẽ hỗ trợ giải đáp.
Tài liệu tham khảo: