Thoái hóa đốt sống cổ là gì? Làm sao để cải thiện bệnh an toàn, hiệu quả?

Theo thống kê, tỷ lệ mắc căn bệnh thoái hóa cột sống cổ đang ngày càng có xu hướng tăng nhanh và trẻ hóa. Vậy thoái hóa đốt sống cổ là gì? Đâu là dấu hiệu nhận biết và phương pháp cải thiện bệnh an toàn, hiệu quả? Mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trên!

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ hay thoái hóa đốt sống cổ là một trong những bệnh lý mạn tính khá phổ biến. Bệnh tiến triển khá chậm và có mối liên quan mật thiết với tuổi tác và tư thế khi vận động. 

Thoái hóa cột sống cổ đặc trưng bởi các tổn thương cơ bản tại xương sụn khớp, đĩa đệm ở cột sống cổ. Ban đầu, các tổn thương này có thể xuất phát từ việc khớp hư tại một hoặc một số diện đốt sống nào đó hoặc tổn thương tại đĩa đệm, sự viêm và lắng đọng canxi tại các dây chằng dọc cột sống cổ khiến lỗ ra của rễ thần kinh bị thu hẹp,… Tình trạng thoái hóa có thể gặp ở bất cứ đoạn cột sống cổ nào nhưng phổ biến hơn cả là tại đốt sống C5-C6-C7.

Thoái hóa cột sống cổ được đánh giá là một trong những căn bệnh phổ biến trong xã hội với tỷ lệ người lớn tuổi mắc cao, tỷ lệ nam giới và nữ giới mắc gần như tương đương nhau. Không chỉ vậy, do tính chất công việc và cuộc sống hiện đại, hiện nay căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa dần.

Thoái hoá cột sống cổ là gì?

Thoái hoá cột sống cổ là gì?

Những người bị thoái hóa cột sống cổ chủ yếu là làm công việc văn phòng, ngồi trong nhiều giờ liền, ít vận động, không có thói quen luyện tập thể thao hoặc người làm công việc gây ảnh hưởng nhiều đến vùng đầu cổ như khuân vác nặng. Bệnh thoái hóa cột sống cổ gây ra nhiều phiền toái và khó khăn trong công việc cũng như sinh hoạt của người mắc. Đánh giá về mức độ nguy hiểm của bệnh, theo các chuyên gia xương khớp, nếu không được quan tâm và điều trị đúng cách thoái hóa cột sống cổ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như vẹo cổ, rối loạn tiền đình, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ,... 

>>> Xem thêm: Bị thoái hóa đốt sống lưng nên ăn gì? CLICK ĐỌC NGAY!

Dấu hiệu của thoái hóa cột sống cổ

Trên thực tế, có nhiều trường hợp mắc thoái hóa cột sống cổ mà không hề hay biết vì bệnh không có nhiều dấu hiệu và triệu chứng gì đặc biệt trong thời gian đầu. Đến khi các dấu hiệu đã rõ ràng thì thoái hóa đốt sống cổ đã ở giai đoạn nặng hơn. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ thì người mắc có thể thấy một số triệu chứng của bệnh như sau: 

- Đau mỏi, nhức nhối: Bắt đầu tại vùng cổ và đặc biệt là khi vận động cổ, sau đó tăng nặng và lan đến gáy, tai. Đôi khi người bệnh thoái hóa cột sống cổ có thể bị vẹo, sái cổ. 

- Khi xoay cổ có cảm giác bị vướng và khó khăn. 

- Người bệnh bị mất cảm giác sâu tại cánh tay và bàn tay gây tê liệt. 

- Đau nhức và co cứng cổ tăng nặng vào những hôm “trái gió trở trời” hoặc nằm ngủ ở tư thế không thuận lợi. 

- Cảm thấy có một luồng điện đột ngột chạy từ cổ, dọc theo xương sống, lan ra các chi tay, chân khi người bệnh cúi đầu về phía trước.

Làm sao để cải thiện thoái hóa cột sống cổ an toàn, hiệu quả? 

Hiện nay, y học hiện đại điều trị thoái hoá cột sống cổ bằng một số loại thuốc sau đây: 

- Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol, codein, tramadol hoặc dùng opioids liều thấp trong thời gian ngắn. 

- Thuốc giúp giảm đau, chống viêm (không chứa steroid): Diclofenac, naproxen, ibuprofen hoặc dùng celecoxib hoặc etoricoxib. 

- Các thuốc có tác dụng giãn cơ. 

- Thuốc giúp ngăn chặn thoái hóa cột sống cổ với tác dụng chậm: Piascledine, glucosamine sulfate, diacerein,… với liều dùng trong ngày theo chỉ định chặt chẽ. 

- Thuốc giảm đau thần kinh: Gabapentin, vitamin nhóm B (B1, B6, B12), pregabalin hoặc mecobalamin. 

- Glucocorticoid: Dùng đường tiêm vào cạnh cột sống. 

- Corticosteroid: Dùng đường tiêm nếu có dấu hiệu chèn ép của rễ thần kinh.

Thuốc điều trị thoái hoá cột sống cổ sử dụng lâu dài có thể gây tác dụng phụ

Thuốc điều trị thoái hoá cột sống cổ sử dụng lâu dài có thể gây tác dụng phụ

Ngoài ra, trong một số trường hợp cần chỉ định phẫu thuật nếu có sự chèn ép rễ thần kinh, tủy sống hoặc bị trượt đốt sống ở độ 3-4 đã điều trị nội khoa kết hợp phục hồi chức năng sau 3 tháng nhưng không hiệu quả. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ dựa vào nhiều yếu tố khác để quyết định có tiến hành phẫu thuật hay không vì phương pháp này tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. 

>>> Xem thêm: Những bài tập yoga cho người thoái hóa đốt sống cổ. CLICK NGAY!

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo

Zalo

Chat cùng chuyên gia qua Messenger