Tìm hiểu về bệnh khô khớp gối và những điều cần biết

Hiện tượng đau cứng khớp gối là vấn đề phổ biến ở mọi lứa tuổi, không chỉ ở người cao tuổi. Tình trạng này được gọi chung là khô khớp gối. Cần điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm gây biến dạng, tàn tật. Bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin về nguyên nhân, biểu hiện của khô khớp gối cũng những biện pháp phòng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả.

Khô khớp gối là gì?

Khô khớp gối là tình trạng chất nhờn, dịch khớp gối tiết ra ít hoặc không được tiết ra khiến các vận động từ đơn giản nhất như đi đứng, co duỗi chân,.... cũng trở nên khó khăn. Khi bị khô khớp gối, lúc vận động người bệnh có thể nghe được tiếng lục cục trong ổ khớp kèm theo các cơn đau nhức, thậm chí là mất cảm giác.
Tình trạng khô khớp gối thường xảy ra ở người trung niên và cao tuổi, khi sức khỏe của xương khớp bị suy giảm dần theo thời gian. Ngoài ra, các đối tượng sau đây cũng có nguy cơ cao bị khô khớp gối, đó là:

  • Người làm tại văn phòng, ngồi nhiều ít vận động.

  • Người béo phì, thừa cân nặng.

  • Người bị chấn thương tại xương-cơ-khớp làm tổn thương sụn.

  • Người lao động nặng thường xuyên gây áp lực lên khớp gối, làm tổn thương mô sụn.

  • Người thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia.

  • Người thiếu dinh dưỡng các chất như magie, canxi, sắt,...

kho-khop-goi-khien-viec-van-dong-kho-khan

Khô khớp gối khiến việc vận động khó khăn.

Nguyên nhân gây khô khớp gối

Đa phần thường cho rằng tình trạng khô khớp gối chỉ xảy ra ở người già. Tuy nhiên, tình trạng này hiện đang bị trẻ hóa, do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh của giới trẻ. Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân sau:

Bị khô khớp gối do tuổi cao

Khi tuổi càng lớn, cơ thể càng lão hóa thì sụn khớp cũng bị bào mòn nhiều hơn, dẫn đến nứt nẻ và mỏng dần. Trên bề mặt xương bên dưới khi đó sẽ xuất hiện gai xương. Những gai xương này khi ma sát với nhau sẽ tạo ra tiếng kêu và những cơn đau. Đó chính là lý do vì sao người càng lớn tuổi thì càng dễ bị khô khớp gối.

Mắc bệnh khô khớp gối do thừa cân

Các nghiên cứu về xương khớp đã cho thấy rằng, mỗi khi cơ thể tăng thêm 1kg thì khớp gối sẽ phải chịu thêm gấp 3 lần số cân tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của sụn khớp, gây ra tình trạng khô khớp.

Khớp gối bị khô do chấn thương

Chấn thương có thể gây rách sụn chêm và dây chằng, từ đó làm khớp gối dễ bị tổn thương hơn. Đầu gối có thể bị sưng, đau, kém linh hoạt và dần yếu đi nếu không được điều trị kịp thời. Những người bị chấn thương dây chằng như bong, rách hoặc đứt còn có nguy cơ bị mắc xuất huyết nội.

kho-khop-goi-co-the-hinh-thanh-tu-chan-thuong

Khô khớp gối có thể hình thành từ chấn thương.

Khô khớp đầu gối vì làm việc nặng, vận động quá sức

Làm việc, vận động nặng cũng gần giống với tăng cân, đó là tạo thêm áp lực cho xương khớp, ảnh hưởng đến mô sụn, gân cơ. Ngoài ra, làm việc hay vận động nặng còn tăng nguy cơ gặp phải các chấn thương, gây ra nhiều biến chứng về xương khớp.

>>> XEM THÊM: Nguyên nhân gây khô khớp gối ở người trẻ.

Một số bệnh lý thường gặp gây khô khớp gối

Khô khớp gối là triệu chứng khá phổ biến ở một số bệnh lý, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, vận động đi lại.

Viêm khớp dạng thấp

Khi hệ miễn dịch gặp vấn đề, nó sẽ quay lại tự tấn công các mô khỏe trong cơ thể, gây ra tình trạng viêm khớp dạng thấp.
Những người bị viêm khớp dạng thấp rất dễ bị viêm màng hoạt dịch - lớp màng mỏng bao phủ lớp lót phía trong của khớp gối. Khi màng hoạt dịch bị viêm thì các khớp gối dễ bị khô cứng và gây đau.

Rối loạn chuyển hoá

Rối loạn chuyển hóa điển hình nhất có thể kể đến gout, khi lượng acid uric tăng cao bất thường trong máu. Rối loạn chuyển hóa còn gây ra sự rối loạn tuần hoàn, thiếu máu vùng cột sống hay kéo dãn dây thần kinh quá mức. Đặc biệt là chứng đau rút, co cứng tại các vùng xương khớp.

roi-loan-chuyen-hoa-gay-kho-khop-o-moi-lua-tuoi

Rối loạn chuyển hóa gây khô khớp ở mọi lứa tuổi.

Thừa sắt

Đau khớp là dấu hiệu phổ biến và dễ nhận thấy nhất khi cơ thể bị thừa sắt. Lượng sắt dư thừa không được đào thải ra ngoài sẽ đọng lại các khớp, hình thành tổn thương và viêm nhiễm tại các mô. Nếu không phát hiện và điều trị sớm thì có thể gây viêm nhiễm khớp cùng các biến chứng nguy hiểm.

thua-sat-cung-la-nguyen-nhan-gay-kho-khop

Thừa sắt cũng là nguyên nhân gây khô khớp.

Khô khớp gối có các biểu hiện thế nào?

Biểu hiện thường thấy ở người bị khô khớp gối là:

Đau và sưng khớp

Khi khớp gối bị khô sẽ gặp những cơn đau nhẹ khi chuyển động đầu gối như co, gập, duỗi, xoắn,... Khi ngồi xổm thì các cơn đau này có thể tăng lên.
Cơn đau được tạo ra khi khô khớp có thể tự hết nhưng sẽ tái phát liên tục. Mức độ đau cũng sẽ tăng dần làm khớp bị sưng, nóng lên.

Cứng khớp

Khi khớp tiết ra ít hoặc không tiết ra chất nhờn để bôi trơn giúp khớp vận động hiệu quả thì có thể dẫn đến các tình trạng tê cứng, đau nhức, khó chịu khi vận động. Tình trạng này xảy ra nhiều nhất ở khớp gối, nhiều trường hợp sẽ xuất hiện ở các khớp vai, khuỷu tay, cổ,...

Xuất hiện tiếng kêu ọp ẹp, lục cục khi cử động khớp

Dấu hiệu này thường xuất hiện ở giai đoạn muộn nhất, khi người bệnh nghe thấy tiếng kêu ọp ẹp, lục cục khi di chuyển khớp. Nguyên nhân của tình trạng này là do khớp mất dần độ nhờn nên bị mòn dần và dẫn đến tình trạng thoái hóa.

Phương pháp điều trị khô khớp gối ra sao?

Tránh tình trạng khô khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn, chúng ta cần có những biện pháp kịp thời:

Cách cải thiện khô khớp gối tại nhà

Áp dụng một số cách cải thiện tại nhà, cụ thể:

  • Uống nhiều nước

Uống nhiều nước sẽ tạo ra môi trường ẩm, giúp bôi trơn và gia tăng đàn hồi cho khớp. Ngoài uống nước lọc, bạn có thể bổ sung nước cho cơ thể qua thức ăn, hoa quả. Cố gắng duy trì một ngày uống 2 lít nước/ngày.

  • Cố gắng vận động nhiều hơn

Khớp bao gồm xương và sụn khớp. Trong đó sụn không được nuôi dưỡng bởi máu mà dựa vào chất nhờn (dịch) của khớp để hoạt động. Việc vận động, tập thể dục thường xuyên sẽ giúp sụn khớp nhận được nhiều dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe. Nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ để kích thích dịch tiết ra nuôi dưỡng khớp, bôi trơn khớp gối, giảm tình trạng khô cứng khớp.

  • Chế độ ăn uống khoa học

Để tránh làm nặng thêm các tình trạng khô khớp gối và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên có chế độ ăn uống khoa học. Nên chọn những thực phẩm giúp xương chắc khỏe, tăng chất nhờn cho khớp và hỗ trợ tái tạo sụn.
Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và đường để kiểm soát cân nặng, tránh gây thêm áp lực cho các khớp. Nên hạn chế các chất kích thích, thuốc lá, những thực phẩm chế biến sẵn chứa hàm lượng muối cao để tránh làm tình trạng viêm khớp trở nên nặng hơn.

can-an-uong-khoa-hoc-de-phong-ngua-kho-khop-goi

Cần ăn uống khoa học để phòng ngừa khô khớp gối.

Điều trị khô khớp gối bằng thuốc

Thuốc giảm đau

Các loại thuốc giảm đau như Tramadol, Paracetamol,...có tác dụng giảm các cơn đau sưng tấy tại khớp. Tramadol có tác dụng mạnh hơn, có thể dùng để giảm đau do phẫu thuật hay chấn thương nghiêm trọng.
Ngoài ra, các loại thuốc giảm đau này có thể dùng để hạ sốt.

kho-khop-goi-co-the-dung-thuoc-giam-dau-de-ho-tro-dieu-tri

Khô khớp gối có thể dùng thuốc giảm đau để hỗ trợ điều trị.

Thuốc kháng viêm

Thuốc kháng viêm được dùng điều trị khô khớp là NSAID, bao gồm: Ibuprofen, Meloxicam, Diclofenac, Aleve…
Các loại thuốc này có tác dụng sản sinh, tổng hợp Prostaglandin và PGF2, làm giảm các tín hiệu thần kinh tạo cảm giác đau. Các loại thuốc này thường được chỉ định khi các thuốc giảm đau không đạt hiệu quả.

su-dung-thuoc-khang-viem-trong-dieu-tri-kho-khop-goi

Sử dụng thuốc kháng viêm trong điều trị khô khớp gối.

Cần thận trọng khi sử dụng các loại thuốc này, làm theo đúng sự hướng dẫn của dược sĩ hoặc nhà sản xuất để tránh các tác dụng phụ. Ví dụ NSAID có thể gây ra các kích ứng lên niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét và vài vấn đề khác cho dạ dày. Ngoài ra, các loại thuốc này còn có thể làm tăng huyết áp, gây ra các nguy cơ về tim mạch.

Chữa khô khớp gối bằng sản phẩm thảo dược

Ngoài các phương pháp trị đau nhức đầu gối bên trên, bạn còn có thể tìm đến các sản phẩm an toàn có chiết xuất từ những nguyên liệu tự nhiên có tác dụng tốt cho xương khớp. Ví dụ như màng vỏ trứng hay cao dây đau xương.
Nghiên cứu năm 2018 về những tác dụng có lợi của màng vỏ trứng so với giả dược trong việc giảm đau các khớp do tập thể dục, cứng khớp, phát triển sụn ở phụ nữ khỏe mạnh sau thời kỳ mãn kinh.
Kết quả cho thấy rằng:

  • Màng vỏ trứng giúp thúc đẩy sản sinh các chất bảo vệ sụn khớp nếu sử dụng thường xuyên.

  • Màng vỏ trứng giúp phục hồi nhanh những cơn đau ở khớp, chứng cứng khớp và các khó chịu thường gặp khi kết hợp với vận động.

mang-vo-trung-la-thanh-phan-giup-dieu-tri-kho-khop-goi-hieu-qua

 

Màng vỏ trứng là thành phần giúp điều trị khô khớp gối hiệu quả.

Nghiên cứu các năm 2016, 2018, 2019 về dược liệu trong điều trị thoái hóa xương khớp và các chất có trong dây đau xương cho thấy rằng:

  • Dây đau xương có khả năng giảm đau, giãn cơ, tiêu sưng tại các khớp.

  • Ngoài ra, nó còn có tác dụng chống viêm và điều hòa miễn dịch.

  • Dây đau xương trở thành 1 trong 7 dược liệu sử dụng phổ biến để hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp tại Việt Nam.

day-dau-xuong-chua-kho-khop-goi-tot

Dây đau xương chữa khô khớp gối tốt.

Một số câu hỏi về khô khớp gối cho bạn tham khảo

Khô khớp gối nên ăn và kiêng gì?

Duy trì một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh sẽ cải thiện tốt tình trạng khô khớp gối. Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm sau trong các bữa ăn:

  • Cá biển: chứa hàm lượng chất béo Omega-3 cao giúp giảm đau, kháng viêm, giảm khô khớp tốt.

ca-bien-rat-tot-giup-xuong-chac-khoe-hon

Cá biển rất tốt giúp xương chắc khỏe hơn.

  • Sữa, các chế phẩm từ sữa: đây là nguồn cung cấp vitamin D và canxi lành mạnh cho cơ thể, giúp cải thiện chất lượng xương khớp, tái tạo các mô sụn giúp khớp dẻo dai, linh động hơn.

  • Thực phẩm nhiều vitamin C: có nhiều trong rau xanh, trái cây có tác dụng chống chống oxy hóa, chống viêm, tăng tiết dịch để bôi trơn các khớp.

cac-thuc-pham-giau-dinh-duong-vitamin-c-co-loi-cho-khop

Các thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin C có lợi cho khớp.

Ngoài ra, người bị khô khớp gối không nên sử dụng các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều đường hoặc muối.

  • Nội tạng của động vật.

  • Đồ lên men, muối chua

  • Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ.

  • Chất kích thích, thuốc lá, rượu bia.

Khô khớp gối có nên đi bộ không?

Người bị khô khớp nên đi bộ nhẹ nhàng để tăng tiết dịch khớp, điều trị khô khớp. Nhưng cần đi bộ đúng cách và phù hợp với thể lực của cơ thể để tránh tăng thêm áp lực cho xương khớp

Biến chứng nguy hiểm của khô khớp gối là gì?

Khô khớp gối ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận động của người bệnh. Trong thời gian đầu, khô khớp gây ra những cơn đau nhức, sưng nóng. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời thì nó sẽ để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng bao gồm:

  • Liệt khớp gối: khi khớp gối bị khô, linh hoạt kém sẽ trở nên khô cứng và giảm chức năng vận động. Biến chứng nguy hiểm nhất là liệt, rất khó để điều trị.

  • Biến dạng khớp gối, teo cơ: người bệnh có thể bị cong, vẹo chân bất thường, di chuyển khó khăn, đi lại khập khiễng, dễ bị ngã.

  • Ảnh hưởng trực tiếp đến các dây thần kinh tọa: người bệnh có thể liên tục gặp các cơn đau và cảm thấy đau nhức, mệt mỏi.

kho-khop-goi-co-the-dan-toi-liet-khop

Khô khớp gối có thể dẫn tới liệt khớp.

Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể bị khô khớp gối. Vì thế đừng chủ quan, bạn cần quan tâm đến sức khỏe xương khớp của mình hàng ngày. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ mắc bệnh, bạn cần thăm khám bác sĩ để phát hiện nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo:

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo

Zalo

Chat cùng chuyên gia qua Messenger