Có nên chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu hay không?

Trong dân gian, rất nhiều người đã áp dụng cách chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu. Nhưng liệu đây có phải là một phương pháp an toàn và hiệu quả? Mời bạn tìm hiểu thông tin trong bài viết sau để có giải đáp thắc mắc “Có nên chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu hay không?”.

Tràn dịch khớp gối là gì?

Tràn dịch có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí khớp nào trên cơ thể. Thông thường, luôn có một lượng nhỏ chất lỏng hoạt dịch có tác dụng bôi trơn trong ổ khớp. Khi lượng dịch này tiết ra quá nhiều và tích tụ lại sẽ xảy ra tình trạng tràn dịch.

Tràn dịch khớp gối là tình trạng xảy ra phổ biến với các triệu chứng đặc trưng như sưng phù, đau nhức, khó khăn trong vận động,... Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tràn dịch khớp gối như chấn thương, mắc các bệnh lý tiểu đường, viêm khớp, gout,  nhiễm trùng,...

Trong số đó, nguyên nhân sâu xa gây bệnh xương khớp, cũng như tràn dịch khớp gối, là sự thiếu hụt các dưỡng chất nuôi dưỡng xương khớp. Việc phát hiện và điều trị tình trạng tràn dịch khớp gối diễn ra càng sớm thì khả năng phục hồi sẽ càng cao.

khong-nen-chu-quan-voi-tinh-trang-tran-dich-khop-goi

Không nên chủ quan với tình trạng tràn dịch khớp gối

Có nên chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu hay không?

Ngải cứu là loại dược liệu thân thảo sống lâu năm và rất quen thuộc ở nước ta. Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị cay, tính ấm, quy thận, can, phế và tỳ. Các thầy thuốc thường dùng ngải cứu trong trường hợp cần tán hàn, giảm đau, chống viêm, cầm máu và trị phong thấp.

Trong y học hiện đại khẳng định, các bộ phận trên mặt đất của cây ngải cứu mang lại hàm lượng tinh dầu thay đổi từ 0,1 - 1,4% với thành phần chủ yếu là α-pinene, camphor, β -pinen và 1,8-cineole. Những hoạt chất này có tác dụng như một chất chống oxy hóa, giúp kháng khuẩn, kháng nấm, giảm đau nhức,..

Trong dân gian, nhiều người chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu bằng cách: Giã nát chườm đắp hoặc chườm ấm với mục đích thư giãn và giảm đau cơ xương, hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ.

Các bài thuốc chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu

Ngải cứu là thảo dược rất quen thuộc, có thể dễ dàng tìm thấy trong vườn nhà hay mua được ngoài chợ. Dưới đây là một số cách chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu và lưu ý khi sử dụng.

Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu rang muối

Phương pháp chườm, đắp trực tiếp vào vị trí khớp bị tràn dịch sẽ giúp các hoạt chất bên trong ngải cứu có thể thẩm thấu trực tiếp qua da để phát huy tác dụng tối đa.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 400g lá ngải cứu tươi và 50g muối hạt.

  • Cho ngải cứu với muối vào chảo và đem sao vàng. Đổ hỗn hợp vào một chiếc khăn để chườm lên vị trí đau trong khoảng 20 - 30 phút.

  • Bạn nên thực hiện liên tục vào mỗi tối trước khi ngủ, kiên trì khoảng 10 - 15 ngày.

dap-ngai-cuu-rang-muoi-la-bien-phap-duoc-nhieu-nguoi-biet-den

Đắp ngải cứu rang muối là biện pháp được nhiều người biết đến

Chữa tràn dịch khớp gối bằng nước ngải cứu

Uống trực tiếp nước cốt từ lá ngải cứu sẽ giúp người bệnh cải thiện được các triệu chứng đau nhức, sưng tấy, căng mỏi do tràn dịch khớp gây ra.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị lá ngải cứu tươi và muối ăn.

  • Lá ngải cứu đem rửa sạch và ngâm với nước muối trong khoảng 20 - 30 phút.

  • Giã nhuyễn và ép lấy phần nước cốt, uống đều đặn hàng ngày trong khoảng một tuần để giúp giảm triệu chứng của bệnh.

Chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu, hành và gừng

Cách chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu, hành và gừng giúp ấm kinh mạch, đuổi hàn thấp và tiêu viêm ở khớp gối. Đồng thời, cách này còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, làm giảm tình trạng co thắt và vận động khó khăn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị một nắm lá ngải cứu, gừng nhỏ, hành lá, lá thầu dầu và rượu trắng rồi sơ chế sạch.

  • Giã nát các loại thảo dược, sao nóng cùng với rượu trắng. Sau đó, đắp trực tiếp các loại thảo dược trên lên khớp gối bị tràn dịch. Dùng lá thầu dầu bó lại để cố định hỗn hợp.

  • Mỗi ngày thay thuốc từ 3 - 5 lần. Bạn nên kiên trì, sau 10 ngày sẽ nhận thấy các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.

Chữa trị tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu và mật ong

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. Sử dụng kết hợp ngải cứu và mật ong sẽ làm tăng hiệu quả trong việc cải thiện bệnh tràn dịch khớp gối.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 300g lá ngải cứu tươi, 3 thìa mật ong.

  • Tiền hành cắt lá ngải cứu thành từng khúc nhỏ, vắt lấy phần nước cốt và thêm mật ong vào để sử dụng.

  • Chia nước ngải cứu mật ong thành 2 phần để uống trong ngày. Với bài thuốc này, người bệnh nên kiên trì thực hiện trong khoảng 1 - 2 tuần sẽ nhận thấy các dấu hiệu cải thiện tích cực.

bai-thuoc-ngai-cuu-mat-ong-nen-duoc-su-dung-het-trong-ngay-

Bài thuốc ngải cứu mật ong nên được sử dụng hết trong ngày

Một số lưu ý khi chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu

Để quá trình chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Ngải cứu là vị thuốc có dược tính cao nên khi dùng quá liều có thể gây các biểu hiện ngộ độc như chóng mặt, run tay chân, co giật.

  • Trong trường hợp sử dụng lá ngải cứu tươi để chữa bệnh thì không dùng quá 500g/lần.

  • Trường hợp người mắc bệnh nền viêm gan, cao huyết áp, nóng trong hoặc phụ nữ có thai thì cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.

  • Ngải cứu còn có thể cầm máu. Nếu muốn tránh tác dụng này thì có thể kết hợp sử dụng các thuốc chống viêm nhóm NSAIDs, đặc biệt là aspirin.

>>> XEM THÊM: Mẹo chữa tràn dịch khớp gối tại nhà!!!

Cách cải thiện tràn dịch khớp gối bằng sản phẩm thảo dược

Ngoài ngải cứu, hiện nay, có rất nhiều loại thảo dược đã được chứng minh mang đến công dụng hiệu quả đối với tình trạng tràn dịch khớp gối. Điển hình như màng vỏ trứng, dây đau xương, chiết xuất nhũ hương. Cụ thể, tác dụng của các loại thảo dược như sau:

  • Nhũ hương: Trong chiết xuất của nhũ hương chứa 43% acid boswellic (AKBA), giúp duy trì sự toàn vẹn cấu trúc sụn khớp và miễn dịch trung gian tế bào. Đồng thời giảm đau, chống viêm bằng cách ức chế tổng hợp leukotriene.

  • Màng vỏ trứng (NEM): Một nghiên cứu năm 2018 chứng minh rằng, khi bổ sung NEM đều đặn, các chất bảo vệ sụn khớp cũng tăng đáng kể, giúp làm giảm sự cứng và đau khớp khi hoạt động.

  • Glucosamine: Đây là thành phần tự nhiên thiết yếu của sụn và dịch khớp. Do vậy, bổ sung glucosamine rất có lợi, đặc biệt trong viêm khớp, tràn dịch khớp.

Chính bởi bậy, các loại thảo dược này đều có khả năng giúp bổ sung dưỡng chất cho khớp (collagen, chondroitin, glucosamine, acid hyaluronic...), hỗ trợ giảm đau mỏi khớp, làm trơn ổ khớp để đầu gối vận động linh hoạt hơn. Hơn nữa, khi dùng lâu dài sẽ không gây tác dụng phụ như các thuốc giảm đau, chống viêm tây y.

san-pham-tu-thao-duoc-cai-thien-tran-dich-khop-goi-dem-lai-nhieu-dau-hieu-tot

Sản phẩm từ thảo dược cải thiện tràn dịch khớp gối đem lại nhiều dấu hiệu tốt

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc “Có nên chữa tràn dịch khớp gối bằng ngải cứu không?”. Người bệnh nên chú ý, sau thời gian dài sử dụng ngải cứu mà bệnh vẫn không cải thiện hoặc có các dấu hiệu bất thường thì nên đến bệnh viện để thăm khám và điều trị.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về tràn dịch khớp gối, bạn hãy để lại câu hỏi tại phần bình luận bên dưới để được chuyên gia tư vấn giải đáp.

Tài liệu tham khảo:

Bình luận

Bài viết nổi bật

Hỗ trợ trực tuyến

Messenger

Chat cùng chuyên gia qua Zalo

Zalo

Chat cùng chuyên gia qua Messenger