Chuyên gia trả lời: Chào Nguyễn Thảo, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Xin được cung cấp đến bạn một số thông tin hữu ích như sau:
Nguyên nhân đau nhức khớp vai là gì?
Một số nguyên nhân đau nhức khớp vai bao gồm:
- Làm việc sai tư thế: Tư thế làm việc không đúng như cúi quá sát xuống bàn làm việc hoặc mang vác nặng ở phần cổ và vai có thể gây đau nhức khớp vai.
- Thói quen sinh hoạt không khoa học: Gối đầu quá cao, nằm hay ngồi sai tư thế, vận động cổ và vai quá mức là một trong những nguyên nhân gây đau nhức khớp vai.
- Chấn thương: Trong sinh hoạt, tập luyện hay lao động có thể gặp chấn thương vùng cổ – gáy, dẫn đến tổn thương dây chằng, thần kinh, khiến người bệnh bị đau nhức khớp vai.
- Co cơ, chuột rút: Việc không thường xuyên khởi động trước khi luyện tập hoặc lười vận động,… dễ dẫn đến tình trạng đau nhức khớp vai do lượng máu lưu thông giảm.
- Stress, căng thẳng: Stress quá mức gây co cơ, tình trạng này kéo dài sẽ rất dễ dẫn đến đau mỏi cổ và co cứng vùng gáy.
Ngoài nguyên nhân bởi thói quen sinh hoạt, tâm lý gây đau nhức khớp vai thì cũng có nhiều trường hợp do mắc một số bệnh lý về xương khớp, điển hình như: Thoái hóa cột sống cổ, vôi hóa cột sống cổ, rối loạn chức năng thần kinh, viêm bao khớp vai, rối loạn khớp bả vai lồng ngực,… Các bệnh này đều ảnh hưởng trực tiếp đến chính phần xương khớp vai gáy và gây tổn thương, dẫn đến đau. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa là do thiếu hụt dinh dưỡng cho xương khớp, khiến các đầu khớp bị bào mòn và tình trạng khô khớp, cứng khớp, đau mỏi khớp, thoái hóa khớp diễn ra nhanh chóng.
>>> Xem thêm: Giải pháp mới cho tình trạng đau khớp gối là gì?
Cách cải thiện đau nhức khớp vai
Đau nhức khớp vai có rất nhiều biện pháp cải thiện, trong đó, sử dụng thuốc tây và thảo dược là phổ biến hơn cả.
Thuốc tây
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Đây là loại thuốc được sử dụng để kháng viêm và giảm đau nhức. Tuy nhiên, đi kèm với hiệu quả giảm đau thì các loại thuốc không steroid này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ thể như: Chảy máu, viêm loét dạ dày hay xuất huyết tiêu hóa.
- Thuốc giãn cơ
Sử dụng thuốc giãn cơ có thể giảm tình trạng đau nhức cũng như giúp các cơ được thư giãn, thả lỏng, tránh tình trạng tê cứng. Khi dùng thuốc giãn cơ có thể gây ra một số tác dụng phụ khiến người bệnh buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, chán ăn, phát ban hay đau bụng,…
Thuốc giảm đau thần kinh
Nhóm thuốc có tác dụng giảm đau nhức thần kinh cũng được sử dụng phổ biến trong điều trị triệu chứng đau mỏi vai gáy. Những loại thuốc này có tác dụng cải thiện và hạn chế các cơn đau nhức khi dây thần kinh bị chèn ép. Đồng thời nó cũng có khả năng giảm bớt tình trạng đau nhức, tê cứng các cơ ở bả vai, cổ, cánh tay. Tuy nhiên, nhóm thuốc này sẽ gây ra một số tác dụng phụ như khiến người bệnh dễ bị chóng mặt, buồn nôn hay buồn ngủ.
Dùng thuốc giúp cải thiện đau nhức khớp vai
Bài thuốc dân gian
- Cỏ xước: Lá lốt, cỏ xước, ngải cứu lấy 500g mỗi loại, băm nhỏ và phơi khô. Hàng ngày lấy để đun nước uống.
- Lá chìa vôi: Chuẩn bị 30g lá chìa vôi và 20g tầm gửi, cỏ xước, cỏ ngươi, lá lốt, dền gai. Sau đó rửa sạch và đun nước uống hàng ngày.
Sử dụng sản phẩm thảo dược
Các thuốc điều trị xương khớp chủ yếu là giảm đau chống viêm, tăng cường lưu thông máu mà không tác động vào nguyên nhân sâu xa (giúp bổ sung chất dinh dưỡng), tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, không thể sử dụng lâu dài. Để cải thiện hiệu quả bệnh xương khớp, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ màng vỏ trứng vừa giúp giảm đau, tăng cường linh hoạt của khớp, vừa bổ sung dưỡng chất giúp phòng ngừa đau nhức khớp vai. Tác dụng cụ thể của các thành phần trong sản phẩm:
+ Màng vỏ trứng: Là nguồn kết hợp tự nhiên của collagen, glucosamine, chondroitin, axit hyaluronic khiến màng vỏ trứng trở thành một phương pháp điều trị tiềm năng cho đau nhức khớp vai và mô liên kết.
Cụ thể hơn, một nghiên cứu thực hiện năm 2009 tại Hoa Kỳ đã cho thấy kết quả: Bổ sung màng vỏ trứng giúp giảm đau và tăng tính linh hoạt của khớp chỉ sau 1 tháng sử dụng (không cần sử dụng thêm thuốc giảm đau). Không gây ra tác dụng phụ, không gây dị ứng.
Đồng thời, một nghiên cứu khác thực hiện năm 2018 tại Hoa Kỳ cũng đã chứng minh: Màng vỏ trứng phục hồi nhanh chóng những cơn đau khớp, cứng khớp và khó chịu do tập thể dục. Màng vỏ trứng giúp gia tăng các chất bảo vệ sụn khớp nếu sử dụng đều đặn.
Màng vỏ trứng giúp giảm đau nhức khớp vai
+ Glucosamin sulfat: Bổ sung thêm lượng glucosamin thiếu hụt cho xương khớp, giúp giảm đau, chống viêm và tái tạo sụn khớp hiệu quả. Qua đó giúp khớp đang căng cứng do đau, viêm lấy lại sự linh hoạt.
+ Chiết xuất nhũ hương: Giúp duy trì toàn vẹn cấu trúc sụn khớp và miễn dịch trung gian tế bào, đồng thời hỗ trợ giảm đau, chống viêm. Ngoài ra còn làm tăng chất lỏng hoạt dịch, giúp khớp dễ dàng xoay chuyển nhờ cải thiện việc cung cấp máu cho khớp và khôi phục các mạch máu bị phá hủy ở ổ viêm. Nhờ vậy mà tình trạng thoái hóa xương khớp cũng được cải thiện rõ rệt.
+ Methylsulfonylmethane: Có hiệu quả trong việc giảm đau khi viêm. Đặc biệt, khi được kết hợp cùng glucosamine, methylsulfonylmethane giúp giảm sưng đau rõ rệt. Hơn nữa, trong môi trường thiếu oxy, methylsulfonylmethane cũng có tác dụng bảo vệ sụn khớp hiệu quả. Qua đó, giúp khớp linh hoạt, cử động dễ dàng hơn.
+ Cao dây đau xương: Giúp thư cân hoạt lạc, khứ phong chỉ thống. Đây là vị thuốc được sử dụng để chữa thấp khớp, tê bại các xương khớp, tai nạn gây tổn thương ứ máu, đau nhức, bong gân, sai khớp.
+ Dimethylglycin: Giúp tăng cường sức bền và cải thiện phục hồi cơ bắp sau khi hoạt động gắng sức. Từ đó, giúp khớp vận động linh hoạt hơn, giảm sự co cứng do cơ bị yếu.
>>> Xem thêm: 4 bí quyết ngăn ngừa thoái hóa khớp không phải ai cũng biết
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến tình trạng thoái hóa khớp gối, bạn hãy để lại bình luận để được chuyên gia tư vấn chi tiết.
Chúc bạn sức khỏe!
Chuyên gia xương khớp
* Sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh