Chuyên gia xin giải đáp như sau:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi!
Trường hợp của bạn bị đứt dây chằng đầu gối do có sự thay đổi tư thế đột ngột, vặn xoắn đầu gối thường gặp khi chơi các môn thể thao như bóng đá, quần vợt, bóng chuyền…Đứt dây chằng khớp gối thường có 3 mức độ, bạn bị đứt dây chằng 1 phần được xếp vào mức độ 2: dây chằng chéo trước bị kéo căng đến mức khớp gối trở nên lỏng lẻo, kém ổn định.
Đứt dây chằng chéo trước khiến khớp cử động lỏng lẻo, không ổn định, tăng nguy cơ tổn thương các bộ phận khác tại khớp gối
Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng hơn cho khớp gối dưới đây:
- Rách sụn chêm: Đứt dây chằng khiến chuyển động của khớp gối lỏng lẻo làm tăng nguy cơ rách sụn chêm
- Thay đổi dáng đi: Đứt dây chằng khiến cho xương chày trượt về phía trước mà không được cố định lại, từ đó dẫn tới bệnh nhân thay đổi dáng đi và cả hình dạng đầu gối
- Tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối: Biến chứng nghiêm trọng nhất của đứt dây chằng chéo trước là khiến các đầu xương, lớp sụn bị tổn thương dẫn tới tình trạng sụn bị bào mòn dần, đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp khiến người bệnh đi lại vận động khó khăn
Việc hồi phục dây chằng nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào chế độ luyện tập, ăn uống và bổ sung dưỡng chất cho khớp.
Đối với các trường hợp chấn thương không cần can thiệp phẫu thuật có thể mất khoảng 3 tháng. Tuy nhiên trên thực tế dây chằng không tự lành lại hoàn toàn mà sẽ tạo thành mô xơ để sửa chữa vết rách. Do đó dây chằng sẽ không còn khỏe mạnh, dẻo dai, đàn hồi tốt như ban đầu. Cho nên bạn cần dùng thêm sản phẩm hỗ trợ có chứa màng vỏ trứng để cung cấp collagen type 1 (chiếm 80% trọng lượng khô của gân và dây chằng khớp gối) cho gân và dây chằng chắc khỏe, đẩy nhanh quá trình phục hồi sau chấn thương và hỗ trợ làm lành dây chằng chéo trước.
Màng vỏ trứng có công dụng giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi dây chằng sau chấn thương, cải thiện vận động cho người bệnh, hạn chế để lại biến chứng nặng cho khớp
Bên cạnh đó bạn cũng có thể tham khảo một số bài tập tại nhà sau giúp cải thiện độ co dãn của dây chằng, từ đó cải thiện vận động cho người bệnh nhanh hơn
- Duỗi bắp chân:
- Người bệnh duỗi thẳng chân. Dùng 1 miếng vải vòng qua bàn chân
- Hai tay giữ lấy đầu khăn, dùng lực vừa phải kéo khăn về phía người, giữ đầu gối thẳng
- Giữ tư thế trong 20 giây, lặp lại 5 lần với mỗi chân
- Căng bắp chân
- Bước chân trái lên trước đầu gối trùng, chân trái duỗi thẳng. Tư thế giống như đang đẩy một vật nặng
- Đẩy tay về phía tường hết mức có thể để cảm nhận sự căng giãn của bắp chân, đầu gối
- Giữ tư thế trong 20 giây, lặp lại 5 lần với mỗi chân.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tình trạng khô khớp hãy để lại bình luận xuống phía dưới để được chuyên gia tư vấn chi tiết.
Chúc bạn sức khỏe!
Chuyên gia xương khớp
* Sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh